Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 8
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
I/ Mục tiu:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại câu chuyện(mẫu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nói vè một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng để kiểm tra bài cũ.
- Truyện đọc lớp 4.
- Viết sẵn đề bài trên bảng lớp.
Thứ.., ngày tháng. năm 20 Tốn LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết giải bài tốn liên quan đến à tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. (HS làm bài 1 (a, b), bài 2, bài 4). II. Đồ dùng dạy học: - SGK. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3, của tiết 37, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. Cách 1: -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, Gv hướng dẫn câu a, sau đó tự làm bài b,c. ? Số lớn: 6 24 Số bé: ? - Tương tự HS làm câu b, c. - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 2 -GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Gọi hs đọc bài toán - Y/c hs tự làm vào vở - Chấm 1 số bài, gọi 1 hs lên bảng giải - Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV phân tích bài tốn và yêu cầu làm vào vở để chấm điểm. Bài 5 - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu về nhà làm. Chú ý:Thực hiện đổi đơn vị. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập 5 và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. - Hát. -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Bài giải Số cây lớp 4A trồng được là: (600 – 50) : 2 = 275 (cây) Số cây lớp 4B trồng được là: 275 + 50 = 325 (cây) Đáp số: Lớp 4A: 275 cây; Lớp 4B: 325 cây. (K,G). -HS nghe. Giải Số bé là: (24 – 6) : 2 = 9 Số lớn là: 9 + 6 = 15 Đáp số: Số bé: 9 Số lớn: 15 (TB,Y). -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. -HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. -2 HS nêu trước lớp. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Tuổi của em là: (36 – 8) : 2 = 14 (tuổi) Tuổi của chị là: 14 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số: Em 14 tuổi Chị 22 tuổi (TB,Y) - 1 hs đọc bài toán. - cả lớp làm bài . - 1 hs lên bảng giải. Số sách giáo khoa có là: (65 + 17) : 2 = 41 (quyển). Số sách đọc thêm có là: 41 - 17 = 24 (quyển).. Đáp số: 41 quyển 24 quyển. (Nộp vở) - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài Giải Số sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm được: (1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm phân xưởng thứ hai làm được: 540 + 120 = 660 (sản phẩm) (về nhà làm) Đáp số: Phân xưởng I : 540 sản phẩm Phân xưởng II: 660 sản phẩm - Hs đọc đề bài. về nhà làm) - Lắng nghe. - HS lắng nghe. Thứ.., ngày tháng. năm 20 Tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh I/ Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng) - Hiểu nội dung: Chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lài, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II/ Đồ dùng dạy học: - SGK. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động cuả thầy Hoạt động của trị A/ KTBC: Nếu chúng mình có phép lạ - Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa và hỏi bức tranh vẽ gì? - Bài đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết chi phụ trách đội trong truyện bằng tình yêu thương và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui, sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc - Gọi hs đọc đoạn 1 + giải nghĩa từ: ba ta, vận động, cột) - chú ý hs đọc đúng câu cảm và nghỉ hơi ở câu dài Tôi ...nó vào/chắc bước đi... trong làng/...các bạn tôi - Y/c hs luyện đọc theo cặp. - Gọi 2 hs thi đọc cả đoạn + GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài + Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Nhân vật "tôi" là ai? + Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì? + Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? + Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không? + Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH: - Chị phụ trách đội được giao việc gì? - Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì? - Vì sao chị biết điều đó? - Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? - Tại sao chị lại chọn cách làm đó? - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? c. Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu đoạn cần đọc. - Gọi hs đọc lại. - Gọi 2 hs thi đọc cả bài C. Củng cố, dặn dò: - Nội dung của bài Đôi giày ba ta màu xanh nói lên điều gì? - Gọi hs đọc lại nội dung - Về nhà đọc lại bài - Bài sau: Thưa chuyện với me.ï - Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng đọc và nêu nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (TB,Y). - Quan sát tranh và trả lời: Có một câu bé đeo trên cổ 2 chiếc giày với vẻ mặt rất vui sướng.(K,G) - Lắng nghe - Lắng nghe + Đoạn 1: Từ đầu..thèm muốn của các bạn. + Đoạn 2: Phần cịn lại. - 3 hs đọc đoạn 1 - HS Luyện đọc theo cặp - 2 hs thi đọc - HS đọc thầm và TL: Nhân vật tôi là một chị phụ trách Đội TNTP + Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.(TB,Y). + Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang + Mơ ước của chị không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.(TB,Y). - HS đọc thầm đoạn 2. + Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học + Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi + Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.(K,G) + Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.(TB,K) + Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái + Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân... ra khỏi lớp, Lái cội hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. (K,G) - Lắng nghe. - 2 hs đọc lại. - 2 hs thi đọc trước lớp. - Chị phụ trách Đội có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên.(K,G) - 2 hs đọc lại Thứ.., ngày tháng. năm 20 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí. I/ Mục tiêu: Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại câu chuyện(mẫu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nĩi vè một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vơng, phi lí. Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng để kiểm tra bài cũ. - Truyện đọc lớp 4. - Viết sẵn đề bài trên bảng lớp. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A/ KTBC: Gọi 2 hs kể 2 đoạn của chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh - Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì? - Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào? - Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên. - Nhận xét, cho điểm. B/ Day-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Mỗi em chắc điều biết một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viển vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về ước mơ - Gọi hs giới thiệu nhanh những truyện mình mang đến lớp. 2. HD hs kể chuyện: a. Tìm hiểu y/c của đề bài - Gọi HS đọc đề bài - Dùng phấn màu gạch chân: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông phi lí. - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/80 - Y/c hs đọc thầm gợi ý 1 + Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? lấy ví dụ + Khi KC cần lưu ý những phần nào? + Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ gì? - Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 2,3. - Khi kể các em phải kể có đầu, có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: - Y/c hs kể chuyện theo cặp theo gợi ý 2,3 - Tổ chức cho hs thi kể - Y/c hs hỏi với nhau về nội dung câu chuyện. c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện + Dán bảng tiêu chí đánh giá - HS xung phong kể và nói ý nghĩa câu chuyện. - Ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể kể lên bảng. - Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất. - Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. - Tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Khuyến khích hs về nhà tìm truyện đọc - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhận xét tiết học. - 2 hs lần lượt lân bảng kể 2 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi. + Cô cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.(TB,Y) + Cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.(K,G) - HS kể.(K,G) - Lắng nghe - 1 hs đọc đề bài - HS theo dõi - 3 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý - HS đọc thầm gợi ý 1 - Có hai loại: Ước mơ đẹp và ước mơ viễn vông, phí lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh, Cô bé bán diêm. Truyện thể hiện ước mơ viển vông phi lí: Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ba điều ước.(K,G) - Cần lưu ý tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.(K,G) - Em kể câu chuyện Cô bé bán diêm. Truyện kể về ước mơ có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi tội nghiệp.(K,G). - Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện: Vua Mi-đát thích vàng.(TB,Y) - HS đọc thầm. - Lắng nghe. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện - Lần lượt cặp hs thi kể và chất vấn với các bạn về nội dung câu chuyện * HS kể hỏi: + Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất. * HS nghe hỏi: + Qua câu chuyện bạn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó? + Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? - 1 hs đọc: + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: + Câu chuyện ngoài SGK: + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ + Nêu đúng ý nghĩa truyện: + TL được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. - HS lần lượt thi kể. - HS nhận xét bạn kể. - Lắng nghe.
File đính kèm:
- Giao an tuan 8-4.doc