Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 7

Kể chuyện

Lời ước dưới trăng

I/ Mục tiêu

- Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ; Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể).

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui Niềm hạnh phúc cho mọi người.

II/ Đồ dùng dạy-học:

 - Tranh minh họa truyện trong SGK

 - Bảng lớp ghi sẵn các gợi ý cho từng đoạn.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Tốn
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu: 
 - Biết tính chất giao hốn của phép cộng.
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hốn của phép cộng trong thực hành tính. (HS làm bài 1, 2) (chấm bài 2)
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a +b
b + a
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b, 2c của tiết 32.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
 - GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: 
 -GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.
- GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.
 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?
 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?
 -Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?
 -Ta có thể viết a +b = b + a.
 - Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?
 - Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?
 - Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
 -GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.
c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
 - GV hỏi:Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + 
 -GV hỏi: Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ?
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và hỏi: Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017  4017 + 2975.
 -Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017  4017 + 3000 ?
 -GV hỏi với các trường hợp khác trong bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b, 3b và chuẩn bị bài sau: Biểu thức cĩ chứa ba chữ.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
. Nếu a = 45 và b = 36 thì a – b = 45 -36 = 9 (TB,Y)
. Nếu a = 18 m; b = 10 m thì a-b = 18 -10 = 8 (m) (TB,Y)
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:
-Đều bằng 50. (TB,Y)
-Đều bằng 600. (K,G)
-Đều bằng 3972. (K,G)
-Luôn bằng giá trị của biểu thức b +a
(K,G)
- HS đọc: a +b = b + a.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
- Ta được tổng b +a.
- Không thay đổi.
-HS đọc thành tiếng.
- Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.
-Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468. (K,G)
- HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
-Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. (K,G)
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
(K,G)
-Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có:
2975 + 4017 < 4017 + 3000 (K,G)
-HS giải thích tương tự như trên.
-2 HS nhắc lại trước lớp.
-HS cả lớp.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Tập đọc
Ở Vương quốc Tương Lai
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, cĩ những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK)
Chú ý: Khơng cần đọc Mi-tin, Tin tin, em bé thứ nhất, .Chỉ đọc từng câu đối thoại.
GT: Khơng hỏi câu hỏi 3, 4 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Trung thu độc lập
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau độc 3 đoạn của bài
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Y/c 1 hs đọc 4 dòng mở đầu vở kịch và TLCH: Nội dung của vở kịch là gì? 
- Câu chuyện tiếp diễn như thế nào? Các em cùng đọc và tìm hiểu
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm: sáng chế, giấu kín, trường sinh.
- Gọi hs đọc 3 đoạn trước lớp lượt 2 kết hợp giảng nghĩa từ: thuốc trường sinh, sáng chế (là tự phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ)
- Y/c hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 hs đọc cả màn kịch.
b. Tìm hiểu bài
- Y/c hs quan sát hình minh họa và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1
- Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Tin - tin va Mi - tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Các bạn nhỏ trong các cơng xưởng xanh sáng chế ra những gì? 
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
- Những trái cây mà tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
- Y/c hs đọc lướt cả 2 màn kịch để trả lời: Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai? Vì sao?
c. Đọc diễn cảm:
Màn 2: Trong khu vườn kì diệu:
- Gv đọc diễn cảm màn 2.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của màn kịch.
- Kết hợp hd hs đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Y/c hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả màn kịch.
3. Củng cố, dặn dò:
- Vở kịch nói lên điều gì?
- Về nhà đọc lại bài.
- Bài sau: Nếu chúng mình có phép lạ
Nhận xét tiết học.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống đất nước VN độc lập yêu quí. Trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng. (TB,Y)
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống ....vui tươi. (TB,Y)
- Bức tranh thứ nhất vẽ các bạn nhỏ đang ở trong nhà máy với những cỗ máy kì lạ. (K,G).
- Bức thứ hai vẽ các bạn nhỏ đang vận chuyển những quả rất to và lạ. (K,G)
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất)
+ Đoạn 2: Tám dòng tiếp theo (lời thoại của Mi-tin và Tin-tin với em bé thứ nhất, em bé thứ hai.)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Lời của các em bé thứ ba, thứ tư, thứ năm)
- HS luyện phát âm các từ trên.
- 3 hs đọc 3 đoạn của bài lượt 2, 1 hs đọc giảng từ ở phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm đơi.
- 1 hs đọc cả màn kịch. (K,G)
- Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có 30 vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng. 
- Ở trong công xưởng xanh. (TB,Y)
- Tin-tin và Mi-tin đến Vương quốc Tương Lai gặp và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. (TB,Y)
- Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta. (K,G)
+ Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống. (K,G)
- Các bạn sáng chế ra:
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kì lạ.
+ Một máy biết bay như chim.
+ Một các máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
- Thể hiện ước mơ được sống hạnh phúc, sống kâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng.
- Nhữg trái cây to và rất lạ:
+ Chùm nho quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê
+ Quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ.(TB,Y)
+ Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ.(K,G)
+ Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn
+ Em thích các bạn nhỏ ở đây vì bạn nào cũng thông minh và nhân ái. các bạn sáng chế ra những thứ kì lạ để phục vụ con người. (K,G)
+ Em thích mọi thư` ở đây vì cái gì cũng lạ mà cuộc sống hiện nay chúng ta chưa có.
+ Em thích chiếc máy dò tìm kho báu vì có nó chúng ta sẽ làm giàu hơn cho đất nước.
- Lắng nghe.
- 8 hs đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé, người dẫn chuyện (đọc tên các nhân vật).
- HS đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- 1 người dẫn chuyện (đọc tên nhân vật cả lời dẫn), 5 hs đóng vao 5 em bé
- HS thi đọc diễn cảm 2 lượt.
- Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.(K,G)
- Lắng nghe.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
I/ Mục tiêu
Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ; Kể nối tiếp tồn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể).
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui Niềm hạnh phúc cho mọi người.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
 - Bảng lớp ghi sẵn các gợi ý cho từng đoạn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Kể chuyện đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
- Gọi hs lên bảng kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ được nghe-kể câu chuyện Lời ước dưới trăng. Nhận vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi câu chuyện.
2. GV kể chuyện:
- Y/c hs quan sát tranh minh họa đọc phần lời dưới tranh và đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì?
- Kể câu chuyện lần 1 giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
3. HD kể chuyện:
- Treo bảng sẵn câu hỏi gợi ý. Y/c hs dựa vào gợi ý trên bảng kể chuyện trong nhóm 4 (mỗi hs kể về nội dung 1 bức tranh, sau đó kể toàn truyện, các em nhận xét góp ý lẫn nhau.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Kể lại được câu chuyện hấp dẫn phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Tổ chức cho hs thi kể toàn truyện
- Bình chọn, tuyên dương nhóm, cá nhân kể hay.
4. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Y/c hs thảo luận trong nhóm 4 để TLCH
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của ta sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Kể chuyện dã nghe, đã đọc.
- Nhận xét tiết học.
 - 2 hs lên bảng kể (K,G)
- Lắng nghe
- Câu chuyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù, cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp. (K,G)
- Lắng nghe
- HS theo dõi
- HS kể chuyện trong nhóm 4
- 4 nhóm hs nối tiếp nhau thi kể
- Nhận xét bạn kể.
- 2 hs thi kể.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS làm việc trong nhóm 4.
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh. (TB,Y)
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác, co có tấm lòng nhân ái bao la. (K,G)
+ Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy, cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngàn sáng lại. Điều ước thiêng liêng ấy đã trở thành hiện thực . Năm sau, chị được các bác sĩ phẫu thuật và đôi mắt đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh phúc với người chồng và 2 đứa con ngoan.
+ Có lẽ trời phật rủ lòng thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau , mắt chị sáng trở lại nhờ phẫu thuật. Cuộc sống của chị hiện nay thật hạnh phúc và êm ấm. mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
- HS phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docthu 4 7.doc