Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 1

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I. Mục tiu :

- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam , biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giử nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN .

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012
Chính tả (nghe - viết)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục tiêu:
Nghe-viết và trình bày đúng bài chính tả; khơng mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập 2a (chấm bài tập 2a).
II/ Đồ dùng dạy – học:
Vở bài tập (VBT)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
A.Mở đầu: GV nhắc nhở: Trong giờ viết chính tả các em phải chú ý lắng nghe cô đọc, sau đó viết vào vở và khi viết xong cụm từ cô vừa đọc, các em phải KT lại.
Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: 
HD hs nghe –viết:
- GV đọc bài chính tả
-Y/c hs đọc thầm bài chính tả và chú ý những từ dễ viết sai
- GV hỏi: Hãy tìm những từ viết hoa trong bài?
- Vì sao những từ đó phải viết hoa?
- GV đọc từng câu, rút ra những từ dễ viết sai: bênh vực, cỏ xước, tảng đá cuội, ngắn chùn chùn
- Y/c hs đọc lại từ trên
- GV nhắc nhở: Ghi tên bài giữa dòng, chữ cái đầu câu viết hoa, đầu đoạn lùi vào 2 ô và viết hoa, ngồi thẳng lưng khi viết
- GV đọc bài chính tả
- GV đọc lại bài
- GV hd hs chữa bài
- GV chấm bài
- GV tổng kết số lỗi của hs – nhận xét chung
HD hs làm BT chính tả:
- GV gọi hs đọc y/c BT 2a
- GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở hs chú ý những từ viết sai.
- Học thuộc lòng (HTL) 2 câu đố để đố người khác
- Chuẩn bị bài sau: Mười năm cõng bạn đi học.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nhà Trị, Dế Mèn, (TB,K)
- Đĩ là tên riêng.
HS chú ý lắng nghe.
HS đọc thầm. 
Một, Đi, Nhà Trò, Dế Mèn, Chị, Hình, Tôi. (TB,K)
Vì là những chữ đầu câu, đầu đoạn và những danh từ (DT) riêng.
HS phân tích những từ trên.
2 hs đọc
HS thực hiện theo y/c.
HS viết bài
HS soát bài
HS đổi vở soát lỗi cho nhau
1 hs đọc
Mỗi dãy cử 3 bạn – thực hiện
HS nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc.
1 HS đọc.
- HS thực hiện 
Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012
Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần và thanh) – ND ghi nhớ.
Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
HS khá giỏi giải được câu đố ở BT2. (mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
VBT Tiếng việt.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
A.Mở đầu: Tiết học Luyện từ và câu (LTVC)sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn
B.Dạy bài mới:
1)Giới thiệu bài: 
2. Vào bài:
-Gọi 1 hs đọc phần nhận xét 1
+Y/c hs đếm thầm số tiếng trong câu tục ngữ
+Gọi 1 hs làm mẫu
+Y/c cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại
- Gọi hs đọc phần nhận xét 2
+ Y/c hs đánh vần tiếng “bầu”
+ Y/c hs ghi cách đánh vần đó vào bảng con
+ GV ghi bảng: bầu (bằng 3 màu phấn )
Gọi 1 hs đọc phần nhận xét 3
+ Hỏi: Tiếng bầu gồm những bộ phận nào?
GVKL: Mỗi tiếng thường có ba bộ phận tạo thành: âm đầu, vần, thanh
 Đó là nội dung của ghi nhớ thứ nhất trong bài học hôm nay – y/c 1 hs đọc ghi nhớ (1)
y/c 1 hs đọc nhận xét 4
+ Y/c hs thực hiện vào VBT – gọi lần lượt từng hs nêu cấu tạo của từng tiếng và trả lời (TL) câu a,b
+ Qua bài tập 4, em rút ra được điều gì? 
 Trong mỗi tiếng, bộ phần vần và thanh bắt buộc phải có mặt, bộ phận âm đầu không bắt buộc.
Luyện tập: 
Y/c hs đọc bài 1 - các em làm vào VBT
Y/c hs đọc bài 2 – Thực hiện B
 3) Củng cố, dặn dò: 
- Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận? Kể ra.
-Về nhà xem lại bài, HTL câu đố để đố người khác
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc: câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng ? (TB,Y)
- HS đếm thầm.
- HS đếm dòng đầu, vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên bàn. HS nói: 6 tiếng
Cả lớp thực hiện + đập nhẹ tay lên bàn
- Hs đọc: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó
-1 hs đánh vần, cả lớp đánh vần thầm
(TB,K)
- HS ghi: bờ-âu-bâu-huyền-bầu (TB,K)
-HS đọc: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành.
- Aâm đầu, vần và thanh (TB,K)
-1 hs nhắc lại.
-1 hs đọc.
- 1 hs đọc
-HS thực hiện . a) Tiếng có đủ bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, cùng, b) Tiếng không đủ các bộ phận: ơi
- Tiếng nào cũng có vần , thanh. Có tiếng không có âm đầu. (K,G)
- 1 hs đọc lại ghi nhớ 2
- 1 hs đọc lại toàn ghi nhớ
-1 hs đọc - Cả lớp thực hiện
1 hs đọc – lớp thực hiện B (sao)
- 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Lắng nghe.
Thứ ba, ngày 21 tháng 8 năm 2012
Tốn
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số cĩ đến 5 chữ số; nhân (chia) số cĩ đến năm chữ số với (cho) số cĩ một chữ số.
Tính được giá trị biểu thức. (HS làm bài 1 (cột 1); bài 2 a; bài 3 dịng 1, 2; bài 4 b).
II/ Đồ dùng dạy học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
1) KT bài cũ: Ôn tập các số đến 100 000
- GV đọc số : 43 245, 94 907, 19 279
GV nhận xét
2) Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài: 
HD ôn tập:
Bài 1: GV cho hs nêu y/c của bài toán
- GV y/c hs nối tiếp nhau thực hiện 
Bài 2: GV cho hs đọc y/c
- Cho hs thực hiện vào B cột a
Bài 3: BT y/c chúng ta làm gì?
Gọi hs lên bảng lớp thực hiện
GV hỏi cách thực hiện
Bài 4: cho hs đọc y/c
- Y/c hs thực hiện vào vở
GV sửa bài
Bài 5: GV hd hs về nhà làm
3) Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh STN với STN ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài, làm BT 5/5
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
Nhận xét tiết học
HS viết vào Bc. 
- Tính nhẩm.
- 8 hs nối tiếp nhau thực hiện – n.xét
- HS đọc: Đặt tính rồi tính (TB,K)
HS thực hiện Bc. Kết quả: a) 12 882; 
4 719; 975; 8656. 
So sánh các số và điền dấu ,= thích hợp
6 hs lên thực hiện, các em còn lại thực hiện vào vở nháp – nhận xét
327, 3 742 đều có 4 chữ số, hàng nghìn 4>3 nên 4 327>3 742 (TB,K)
HS đọc
HS thực hiện vào vở – 2 hs thực hiện bảng lớp
56 731, 65 371, 67 351, 75 631
92 678, 82 697, 79 862, 62 978
-HS kiểm tra bài của mình ghi đúng (Đ) hoặc sai (S)
-Ta xem số nào nhiều chữ số hơn là số đó lớn hơn. (K,G)
- Nếu các số có cùng chữ số,ta so sánh các chữ số ở cùng một hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất. Số nào có chữ số ở hàng cao nhất lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu : 
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam , biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giử nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN .
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Cho hs xem bản đồ địa lí Việt Nam.
- Vừa nói và chỉ vào bản đồ: Nước VN bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó
- Nhìn vào bản đồ, em nào cho biết phần đất liền nước ta có hình gì?
- Phía bắc, tây giáp nước nào?
- Còn phía đông, phía nam là gì?
- Nói: Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. Trong quần biển có rất nhiều đảo và quần đảo.
- Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ?
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- Cho hs quan sát bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bạn nào biết trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
- Các dân tộc này sống ở đâu?
- Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta?
- Phát mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc. Các em hãy quan sát tranh và nói cho nhau nghe: đó là dân tộc nào? Vì sao em biết?cảnh sinh hoạt trong tranh như thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Viêt Nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng một Tổ Quốc, một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Đặt vấn đề: Để Tổ Quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
- Môn lịch sử và địa lí giúp các em điều gì?
Kết luận: Môn LS và ĐL giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, con người VN, biết lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. và từ đó giúp các em yêu thiên nhiên, con người và yêu Tổ quốc VN.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- Gọi hs đọc dòng cuối trang 3 và trang 4
- Hỏi: Các em cần làm gì để học tốt môn LS và ĐL?
- Thầyâ mong rằng các em sẽ thực hiện tốt những điều trên để học tốt môn LS và cũng giúp các em có được những kiến thức về LS và ĐL VN.
- HS quan sát bản đồ.
- Phần đất liền nước ta có hình chữ S.
(TB,K)
- Phía bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào
- Phía đông , phía nam là vùng biển rộng lớn. (K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs lên bảng xác định. (K,G)
- HS quan sát.
- Có 54 dân tộc sinh sống.
- Có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du, có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc ở các đảo, quần đảo trên biển.
- HS nói: Em sống ở đồng bằng, TP em đang sống là TPLX, tỉnh An Giang- hs chỉ trên bản đồ. (TB,K)
- HS làm việc nhóm 4.
- HS trình bày.
- Lắng nghe.
- HS kể: Thánh Gióng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trần Quốc Toản ra quân,... (K,G)
- Môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp các em hiểu biết thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao dựng nước và giữ nước của ông cha ta. từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc phần ghi nhớ.
- Cần tập quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập tìm kiếm tài liệu LS, ĐL; mạnh dạn nêu thắc mắc , đặt câu hỏi và cùng tìm câu trả lời sau đó trình bày bằng cách diễn đạt của mình.
Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được những biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường như : lấy vào khí ôxi , thức ăn , nước uống . thải ra khí các bô níc , phân và nước tiểu . 
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường . 
Thải ra 
Lấy vào 
 Khi ô -xi Cơ Khí các bô níc
 Thức ăn thể Phân
 Nước uống người Nước tiểu 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 6 , 7 SGK 
- Bút vẽ .
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
KTBC: Con người cần gì để sống
- Giống như thực vật, động vật con người cần những gì để duy trì sự sống?
- Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống?
- Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét
Bài mới:
1/ Giới thiệu bài :
 2/ Vào bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
+ Mục tiêu : Kể những gì cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống nêu được thế nào là trao đổi chất .
- Cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ những gì?
- Đó là những thứ cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Trong quá trình sống, cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời nhé.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Tuyên dương nhóm phát hiện yếu tố con người cần mà không có trong hình vẽ (không khí)
- Gọi hs đọc mục “Bạn cần biết”
- Quá trình trao đổi chất là gì?
- Gọi một số hs đọc lại.
Kết luận: Hàng ngày cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường để tạo ra những chất riêng và tạo năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài những chất thừa, cặn bã – Đó gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
+ Mục tiêu : HS trình bày một cách sáng tạo 
 - Y/c hs thảo luận nhóm đôi để vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người.
- Quan sát, hs nhóm còn lúng túng.
- Gọi hs lên bảng trình bày sản phẩm của mình và giải thích sơ đồ sự trao đổi chất mà mình vẽ
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Tuyên dương nhóm vẽ sơ đồ đẹp và giải thích rõ.
Hoạt động 3: Trò chơi thi “ Ghép chữ vào sơ đồ”
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn lên thực hiện.
- Phát các thẻ có ghi chữ cho hs và y/c: Khi cô ra hiệu, các nhóm dùng các chữ đính lên bảng để hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. Nhóm nào thực hiện nhanh và ghép đúng sẽ thắng.
 - Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- Bài sau: Trao đổi chất ở người (tt)
- Nhận xét tiết học.
- Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn. (TB,K)
- Ngoài những điều kiện vật chất như: Nhà ở, thức ăn, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, xã hội như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện để vui chơi giải trí (K,G)
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh (K,G)
- Rau, heo, gà, vịt, mặt trời, một người đang xách nước, nhà vệ sinh, cây xanh, (K,G)
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Con người cần lấy thức ăn, nước uống.
+ Con người cần các thức ăn như: rau, củ, quả, thịt, trứng, cá (TB,K)
+ Con người cần có ánh sáng mặt trời. 
+ Con người cần có không khí, ánh sáng.
+ Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu. (TB,Y)
+ Con người thải ra môi trường khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bã.(TB,K)
- 1 hs đọc to.
- Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã. (TB,K)
- HS đọc lại theo y/c.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 hs ngồi cùng bàn thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
- Đại diện hs lên bảng chỉ vào sơ đồ và giải thích.
HS nhận xét
- 3 nhóm cử 6 bạn lên bảng.
- Nhóm nhận thẻ, cả lớp lắng nghe.
- các nhóm hoàn thành sơ đồ.
1 bạn giải thích sơ đồ.
HS trả lời.
Lắng nghe.

File đính kèm:

  • doc1-3.doc
Giáo án liên quan