Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 33 - Năm học 2020-2021
KHOA HỌC
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
* KNS:
- Bình luận, khái quát, tổng hợp các thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng
- Phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
+ Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to).
- HS: Giấy A3 và bút dạ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
h với phân số. - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. 3. Thái độ - HS tích cực, cẩn thận khi làm bài 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 3 (a), bài 4 (a). Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Thực hiện được bốn phép tính với phân số. - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Đánh giá bài làm trong vở của HS, chữa bài, chốt đáp án đúng. - Củng cố cách thực hiện 4 phép tính với phân số. Bài 3a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài) - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng lớn. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - Củng cố cách thực hiện tính giá trị của biểu thức. *Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên Bài 4a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài) - Gọi 1 HS đọc đề bài, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 HS làm bảng lớn. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải được bài toán có lời văn * Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp Đáp án: + = + - = - Í = : = = Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án: a. ; Cá nhân – Lớp Bài giải a. Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là: + = (bể) Đáp số: bể b. Số phần bể nước còn lại là: (bể) Đ/s: bể - HS hoàn thành bảng và chia sẻ lớp - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong VBT Toán và giải KHOA HỌC CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 2. Kĩ năng - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. 3. Thái độ - HS học tập nghiêm túc, tích cực. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo * KNS: - Bình luận, khái quát, tổng hợp các thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng - Phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên - Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm. + Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to). - HS: Giấy A3 và bút dạ. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (2p) + Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn? - Giới thiệu bài, ghi bảng. - TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét + Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, cáo chết xác bị phân huỷ và là thức ăn của cỏ. ..... 2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp HĐ1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau, giữa sinh vật với yếu tố vô sinh: - Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò). - Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm. + Thức ăn của bò là gì? + Giữa cỏ và bò có quan hệ gì? + Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không? + Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ? + Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ? + Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì? - Viết sơ đồ lên bảng: Phân bò Cỏ Bò. + Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh? - Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ. HĐ2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên: - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. - Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? + Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì? + Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ? - GV: Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thức ăn, mỗi “mắc xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ. + Thế nào là chuỗi thức ăn? + Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào? - Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 4 – Lớp - Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ. - Đại diện của 4 nhóm lên trình bày. - Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời. + Là cỏ. + Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò. + Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ. + Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ. + Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các- bô- níc cần thiết cho đời sống của cỏ. + Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ. + Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh. - Quan sát, lắng nghe. Nhóm 2 – Lớp + Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn. + Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên. + Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây. - Quan sát, lắng nghe. + Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác. + Từ thực vật. - Lắng nghe. - Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn - Vẽ và trang trí một chuỗi thức ăn và trưng bày tại góc học tập TẬP ĐỌC CON CHIM CHIỀN CHIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi) 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy, rõ ràng bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, ngắt nhịp đúng giữa các câu thơ. Biết đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ. Học thuộc lòng bài thơ. 3. Thái độ - Giáo dục HS tình yêu cuộc sống 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) + Bạn hãy đọc bài tập đọc Vương quốc vắng nụ cười +Nêu nội dung, ý nghĩa của bài? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1 HS đọc + Tiếng cười đã làm thay đổi cuộc sống của vương quốc nọ, giúp vương quốc tránh được sự lụi tàn 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, biết ngắt nhịp các câu thơ * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa. - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng chia đoạn bài tập đọc (mỗi khổ thơ là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cao vợi, cành sương chói, bối rối,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 2 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? + Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? + Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện? + Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào? * Nêu nội dung bài học? * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng. + Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà ” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”, “cao hoài”, “cao vợi” + Những câu thơ là: Khúc hát ngọt ngào Tiếng hót long lanh. Như cành sương chói Chim ơi, chim nói. Chuyện chi, chuyện chi? Tiếng ngọc, trong veo. Chim reo từng chuỗi Đồng quê chan chứa. Những lời chim ca Chỉ còn tiếng hót, Làm xanh da trời + Gợi cho em về cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. + Làm cho em thấy hạnh phúc tự do. + Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người. Nội dung: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc, cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. 4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng bài thơ * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc của toàn bài - Yêu cầu đọc diễn 2 – 3 khổ thơ của bài - Yêu cầu HS học thuộc lòng - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn cá nhân đọc diễn cảm tốt - Thi học thuộc lòng ngay tại lớp - Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài - Đọc diễn cảm toàn bài thơ LỊCH SỬ TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang-Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang-Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn. 2. Kĩ năng - Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung. - Hệ thống lại các sự kiện liên quan đến các địa danh lịch sử 3. Thái độ - Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu bài tập của HS. + Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK được phóng to. - HS: SGK, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) + Bạn hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang-Âu Lạc đến thời Nguyễn) - Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu - Hệ thống lại các sự kiện liên quan đến các địa danh lịch sử Hoạt động1: Hệ thống sự kiện - GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung). - GV đặt câu hỏi: Ví dụ: + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào? + Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào? + Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta? + Chúng ta đã chịu ách áp bức, đô hộ của phong kiến phương Bắc trong vòng bao nhiêu năm? + Người đầu tiên khởi nghĩa chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc là ai? Ai là người đã kết thức giai đoạn đô hộ của thực dân phong kiến phương Bắc ........................ - GV kết luận, hệ thống lại các sự kiện chính trên băng thời gian *Hoạt động2: Lập bảng về công lao của các nhân vật lịch sử - GV phát phiếu bài tập có ghi các nhân vật lịch sử: + Hùng Vương + An Dương Vương + Hai Bà Trưng + Ngô Quyền + Đinh Bộ Lĩnh + Lê Hoàn + Lý Thái Tổ + Lý Thường Kiệt + Trần Hưng Đạo + Lê Thánh Tông + Nguyễn Trãi + Nguyễn Huệ - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật lịch sử khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn lịch sử đã học ở lớp 4). - GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động3: Địa danh lịch sử - GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa có đề cập trong SGK như: + Lăng Hùng Vương + Thành Cổ Loa + Sông Bạch Đằng + Động Hoa Lư + Thành Thăng Long - GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến). - GV nhận xét, kết luận. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp + Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Khoảng 700 năm trước CN đến năm 179 + Hùng Vương và An Dương Vương. + Hơn 1000 năm. Từ năm 179 TCN đến năm 938 + Người đầu tiên khởi nghĩa là Hai Bà Trưng, người kết thúc hơn 1000 năm đô hộ là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - HS quan sát, lắng nghe Nhóm 4 – Lớp - HS bắt thăm, mỗi nhóm 3 nhân vật lịch sử - HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong phiếu bài tập. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. Cá nhân – Lớp - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày. - Ghi nhớ KT của bài - Tìm hiểu thêm thông tin về một số địa danh lịch sử khác. Thứ Năm ngày 6 tháng 5 năm 2021 BUỔI SÁNG Giáo viên bộ môn dạy BUỔI CHIỀU: TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu trong bài văn miêu tả 3. Thái độ - Có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc 4. Góp phần phát triển NL: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh, ảnh minh họa một số con vật. - HS: Vở, bút để làm bài KT 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, luyện tập - thực hành - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) + Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật + Mỗi phần của bài văn cần có những nội dung gì? - GV dẫn vào bài học - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Gồm 3 phần: MB, TB, KB + MB: Giới thiệu con vật sẽ tả,.... 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực. * Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp - GV chép 4 đề bài như gợi ý SGK - GV cho HS quan sát tranh, ảnh phóng to về các con vật - Yêu cầu HS tự viết bài - Thu bài – Nhận xét chung 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS đọc đề, chọn đề bài - Quan sát tranh ảnh các con vật - HS viết bài cá nhân vào vở - Hoàn thành bài viết và sáng tạo thêm các chi tiết miêu tả TOÁN Tiết 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Ôn tập kiến thức về các đơn vị đo khối lượng 2. Kĩ năng - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng. 3. Thái độ - Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Bút, sách 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,... - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p) + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 2 đơn vị đo khối lượng liền kề hơn kém nhau 10 lần 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nhận xét, chốt đáp án đúng. *KL: Củng cố cách đổi các đơn vị đo khối lượng. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Chia sẻ, nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách đổi số đo có 2 đơn vị đo về số đo có một đơn vị đo Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. + Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm như thế nào? - Nhận xét, chốt đáp án đúng. Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách so sánh các đơn vị đo khối lượng 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp Đáp án: 1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án: 10 yến = 100 kg yến = 5 kg 50 kg = 5 yến 1 yến 8 kg = 18 kg 5 tạ = 50 yến 1500 kg = 15 tạ 30 yến = 3 tạ 7 tạ 20 kg = 720 kg 32 tấn = 320 tạ 3 tấn 25 kg = 3025 kg Cá
File đính kèm:
giao_an_lop_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc