Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Long Thạnh - Tuần 5

Đọc đề bài

Thảo luận phát biểu.

Hai HS lên bảng trình bày trên phiếu.

tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

- HS đọc yêu cầu

Giải nghĩa các thành ngữ trước rồi làm bài

a) Thẳng như ruột ngựa :Người có lòng ngay thẳng như ruột của ngựa

b) Giấy rách . : Dù nghèo đói khó khăn phải giữ phẩm giá của mình.

c) Thuốc đắng . : Lời góp ý thẳng ,khi nghe nhưng giúp ta sữa chữa khuyết điểm.

d) Cây ngay . : Người ngay thẳng không sợ bị kẻ xấu làm hại.

e) Đói sạch . : Dù đói khổ vẫn sống trong sạch , lương thiện.

HS trình bày:

a, c, d: nói về tính trung thực

b, e : nói về lòng tự trọng.

 

doc37 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Long Thạnh - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I - MỤC TIÊU:
-HS biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng ) về chủ điểm trung thực – Tự trọng ( BT4 ) tìm được 1 ,2 từ đồng nghĩa , trái nghĩa với từ trung trực và đặt câu với một từ tìm được ( BT1 ,BT2 ) ; nắm được nghĩa từ “ tự trọng “ ( BT 3) .
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1,3,4 
 Từ điển học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1phút 
4phút
1phút
9phút
9phút
5 phút
7phút
3 phút
1 phút
1-Ổn định: 
2-Bài cũ: Luyện tập về từ ghép và từ láy
-Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy?
GV nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: 
- Tìm 1 ,2 từ gần nghĩa và 1 , 2 từ trái nghĩa với từ trung thực.
- GV cho HS làm bài theo nhóm vào phiếu học tập
GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng
Bài tập 2: Gọi Hs đọc yêu cầu BT
HS làm vở .
Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được (gợi ý chọn các từ thật lòng, thẳng thắn, chân thật,…)
Điêu ngoa, gian dối, xảo trá,…
GV lưu ý HS trình bày câu đúng ngữ pháp.
GV chấm, chữa bài
Bài tập 3:
Dòng nào dưới nay nêu đúng nghĩa của từ tự trọng .
GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài tập 4: 
Trong số các thành ngữ dưới đây thành ngữ nào nói về tính trung thực ,thành ngữ nào nói về tính tự trọng ?
GV nhận xét, chốt nội dung đúng.
4-Củng cố: 
- Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?
GV giáo dục HS có tính tự trọng và trung thực. Có ý thức học tốt môn Tiếng việt.
5. Dặn dò 
-Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
-Chuẩn bị bài: Danh từ
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
- HS trả lời.
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- HS đọc đề
-HS các nhóm làm bài:
Đọc một câu mẫu.
Từ gần nghĩa
Từ trái nghĩa
Thẳng thắn, ngay thẳng, thật thà, thành thật, chính trực, thật tâm, bộc trực, thật lòng, thẳng tính, thẳng ruột, thật tình, ngay thật,…
Dối trá, gian lận, gian dối, lừu đảo, lừu lọc, lưu manh, gian manh, gian xảo, lừa bịp, gian ngoạn, xảo trá, điêu ngoa, …
HS đọc yêu cầu bài tập
HS đặt câu vào vở, Ví dụ:
Bạn Nga là một cô bé chân thật.
…
Chị Ngọc hàng xóm nhà em rất điêu ngoa.
…
Đọc đề bài 
Thảo luận phát biểu.
Hai HS lên bảng trình bày trên phiếu. 
tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
- HS đọc yêu cầu
Giải nghĩa các thành ngữ trước rồi làm bài 
a) Thẳng như ruột ngựa :Người có lòng ngay thẳng như ruột của ngựa 
b) Giấy rách………. : Dù nghèo đói khó khăn phải giữ phẩm giá của mình.
c) Thuốc đắng ……. : Lời góp ý thẳng ,khi nghe nhưng giúp ta sữa chữa khuyết điểm.
d) Cây ngay ……….. : Người ngay thẳng không sợ bị kẻ xấu làm hại.
e) Đói sạch ………….. : Dù đói khổ vẫn sống trong sạch , lương thiện.
HS trình bày:
a, c, d: nói về tính trung thực
b, e : nói về lòng tự trọng.
- Hs tự trả lời
- Lắng nghe.
TIẾT4
 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
-Dựa vào gợi ý(SGK ),biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực
 -Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm được): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
-Bảng lớp viết Đề bài. Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1phút 
4phút
1phút
12phút
18phút
3phút
1 phút
1. Ổn định:
2-Bài cũ: Một nhà thơ chân chính
-Gọi HS lên kể chuyện và nêu nghĩa của câu chuyện.
GV nhận xét, ghi điểm
3- Bài mới:
Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Hướng dẫn hs kể chuyện:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề và gạch dưới từ quan trọng.
-Yêu cầu hs đọc các gợi ý.
-Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
- Lấy ví dụ 1 truyện về tính trung thực mà em biết. Em được đọc hay nghe ở đâu?
- GV giáo dục HS ham đọc sách báo.
-Dán bảng dàn ý bài kể chuyện.
-Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá:
-Cho hs thi đua kể chuyện trước lớp.
- Gv ghi bảng tên truyện, người kể
-Cho hs đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
-Chốt lại các ý cho hs bình chọn bạn kể tốt.
 4.Củng cố, 
- GV giáo dục HS ham đọc sách báo và rèn thói quen trung thực trong cuộc sống.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
5. Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét 
HS hát
-2 HS kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa.
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
-Đọc yêu cầu và gạch dưới các từ quan trọng: Đề: Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực.
-Đọc các gợi ý:
+Nêu một số biểu hiện của tính trung thực.
+Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
+Kể chuyện-Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Không vì của cải hay tình cảm riêng mà làm trái lẽ công bằng
- HS tự giới thiệu. Em được đọc hoặc nghe trên ti vi, sách báo, người thân, thầy cô kể, ..
-Giới thiệu câu chuyện sắp kể.
- HS theo dõi
- HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
-Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc:
- Nội dung câu chuyện đúng chủ điểm: 4 điểm
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 3điểm
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
+ Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: 1 điểm
+ Trả lời được câu hỏi chất vấn của bạn: 1điểm
-Thi kể chuyện, trả lời để nêu ý nghĩa chuyện. 
HS đặt câu hỏi và chất vấn, trả lời lẫn nhau.
- HS theo dõi
Lắng nghe.
Thứ tư, ngày 19 tháng 9 năm 2012
TIẾT 10 TẬP ĐỌC 
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU:
 -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
-Hiểu ý nghĩa : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.(Trả lời được các CH, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
T-G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1phút 
4phút
1phút
14phút
9phút
7phút
3phút
1 phút
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc bài Những hạt thóc giống và trả lời câu hỏi.
-Vì sao người trung thực là người đáng quý?
-Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ những con vật nào? Em biết gì về tính cách của mỗi con vật này thông qua các câu chuyện dân gian?
GV: Tính cách của Gà Trống và Cáo sẽ được nhà thơ La- Phông- Yen khắc họa như thế nào? Bài thơ nói lên điều gì? Các em sẽ biết được câu trả lời khi học bài thơ ngụ ngôn hôm nay.
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc: 
- GV chia đoạn
+Đoạn 1: Sáu dòng đầu.
+Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
+Đoạn 3: Bốn dòng cuối.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS
+Kết hợp giải nghĩa từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rày, thiệt hơn.
Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ, nhấn giọng đúng ở đoạn:
Nhác trông / vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống / tinh nhanh lõi đời
Cáo kia, đon đả ngỏ lời
“ Kìa anh bạn quý / xin mời xuống đây”
Gà rằng: “ Xin được ghi ơn trong lòng”
Hoà bình / gà cáo sống chung
Mừng này / còn có tin mừng nào hơn
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật. 
 Tìm hiểu bài:
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi ?
+Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu?
+Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?
+Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
- Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 
+Vì sao Gà Trống nghe lời Cáo?
+Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
Gà là con vật như thế nào? 
-Ý 2 nói lên điều gì ?
+Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời gà nói?
Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
+Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
- Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
-Ý đoạn 3 nói lên điều gì?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ: 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn một và đoạn hai trong bài.
- GV đọc mẫu
 GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, 
 Nhận xét về Cáo và Gà Trống 
GV giáo dục HS hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu .
Học thuộc lòng bài thơ ở nhà. 
5. Dặn dò:
Chuẩn bị: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Nhận xét tiết học.
HS hát 
HS nối tiếp nhau đọc truyện Những hạt thóc giống và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bức tranh vẽ cảnh gà trống đang đứng trên cây cao và con cáo đang nhìn lên vẽ thòm thèm. Gà trống có tính cách mạnh mẽ, khôn ngoan hay giúp đỡ người khác, còn cáo ta gian tham, đọc ác, chỉ trong chờ ăn thịt bạn bè, nhiều mưu kế.
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
( Học sinh đọc 2-3 lượt.)
Học sinh đọc.
- HS theo dõi
- HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc bài.
- HS đọc đoạn 1
- Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dười gốc cây.
- Cáo đon đã mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống đểCáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
-Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất, ăn thịt
Ý đoạn 1: Âm mưu của cáo
HS đọc đoạn 2
-Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt gà.
-Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy , lộ mưu gian.
- so đo, tinh toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu
Ý đoạn 2: Sự thông minh của Gà
- HS đọc đoạn 3
-Cáo khiếp sợ hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
-Gà khoái chí cười vì Cáo chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa phải phát khiếp
-Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm Cáo phải khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
-Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
Ý đoạn 3: Cáo lộ rõ bản chất gian xảo
Nội dung chính: Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu cho dù đó là những lời ngon ngọt.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm
- HS thi đọc cả bài phân vai
- HS thi đọc thuộc lòng
- HS tự nhận xét
-Lắng nghe.
TIẾT 9 TẬP LÀM VĂN
 VIẾT THƯ ( KIỂM TRA VIẾT )
I - MỤC TIÊU :
-Viết được một lá thư thăm hỏi,chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần : đầu thư,phần chính,phần cuối thư.)
II.CHUẨN BỊ:
 1 phong bì - tem.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
T-G
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1phút 
3phút
1phút
3phút
25phút
5phút
2phút
1 phút
1-Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV nhận xét
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Viết thư ( Kiểm tra viết )
Hoạt động1: Hướng dẫn viết thư
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của bài tập làm văn Viết thư tiết trước
- Cho HS đọc 4 đề bài gợi ý trong SGK
- Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ.
- Phân tích yêu cầu đề bài
GV hướng dẫn HS viết thư: 
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính:
- Nêu mục đích lý do viết thư: Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin này là 1 câu chuyện em có thể viết cho nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
-Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
-Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV.
Hoạt động 2: Chấm bài 1 số bài – Nhận xét
GV nhận xét một số bài đã chấm. 
4-Củng cố:
GV giáo dục HS viết thư cho người khác đúng cách xưng hô và lễ phép
GV giới thiệu loại thư: viết thư điện tử. 
5.Dặn dò 
-Chuẩn bị: Luyện tập phát triển câu chuyện.
-Nhận xét tiết học.
HS hát
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- HS nhắc yêu cầu viết thư.
- Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư (ghi nhớ viết thư)
- HS đọc 4 đề bài gợi ý trong SGK
- Viết thư cho người thân ở xa
- Gạch chân yêu cầu
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
 - HS theo dõi
- HS chọn 1 đề bài để viết thư
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS theo dõi
TIẾT 23 TOÁN
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
-Tính được trung bình cộng của nhiều số.
-Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T-G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1phút 
4phút
1phút
7phút
9phút
10phút
2phút
2phút
3phút
1 phút
1-Ổn định:
2-Bài cũ: Tìm số trung bình cộng
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
a) 42 và 52 
b) 36; 42 và 57 
GV nhận xét, ghi điểm
Nhận xét chung tuyên dương.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Để củng cố về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng, bài học hôm nay cô cùng các em qua bài Luyện tập.
* Thực hành
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, GV ghi bảng.
a) 96, 121 và 143
b) 35; 12; 24; 21 và 43
- Gọi HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
-Cho HS làm bài theo nhóm (6 nhóm)
-Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 2:Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Bài toán đã cho ta biết gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?
-Gv tóm tắt bài toán lên bảng.
+Muốn tính trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm bao nhiêu người trước hết ta cần tìm gì?
- Gọi HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn.
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV thu chấm một số phiếu, nhận xét.
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- Muốn biết trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là bao nhiêu ta phải làm thế nào? GV yêu cầu HS làm vào vở
-Gv thu vở chấm ,nhận xét . 
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Gv nhận xét chung, ghi điểm.
Bài tập 4(Dành HS khá, giỏi )
Gvnhận xét tuyên dương .
-Kết quả của bài này bằng bao nhiêu? Vì sao em có được kết quả đó?
-GV nhận xét tuyên dương
Bài tập 5 : (Dành HS khá giỏi )
GV nhận xét cá nhân, tuyên dương.
4-Củng cố,:
-Muốn tìm số turng bình cộng của hai số ta làm thế nào?
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
-GV giáo dục HS ham học toán và rèn kĩ năng tính chính xác.
5. Dặn dò 
-Chuẩn bị bài:Biểu đồ.
-Nhận xét tiết học.
HS hát
- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp theo dõi nhận xét.
a) Số trung bình cộng của 42 và 52 là:
( 42 + 52 ) : 2 = 47
b) Số trung bình cộng của 36; 42 và 57 là:
( 36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- 1HS đọc yêu cầu
- 1HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- HS làm nhóm, trình bày kết quả:
a) Số trung bình cộng của 96, 121, 143 là: 
 ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120
b) Số trung bình cộng của 35; 12; 24; 21 và 43 là: 
( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
- HS nhận xét bài các nhóm.
- 2HS đọc đề yêu cầu bài tập.
- HS trả lời
- HS theo dõi
- Tìm tổng số người tăng thêm trong 3 năm.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài vào PHT theo nhóm bàn.
Bài giải
Trung bình mỗi năm dân số của xã đó tăng thêm là:
 ( 96 + 82 + 71 ) : 3 =83 ( người )
	Đáp số: 83 người
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-1HS đọc yêu cầu
- HS trả lời.
-HS giải bài vào vở.
Bài giải
Trung bình số đo chiều cao của mỗi em là:
(138 + 132 + 130 + 136 + 134 ) : 5 = 134( cm )
 Đáp số: 134 cm
-Lắng nghe
-HS nhận xét.
- HS đọc đềvà tự giải .
Bài giải
Số tạ thực phẩm 5 ôtô đầu chuyển được là:
 36 x 5 = 180 ( tạ )
Số tạ thực phẩm 4 ôtôsau chuyển được là:
 45 x 4 = 180 ( tạ )
Trung bình mỗi ô tô chuyển được số tấn thực phẩm là:
 ( 180 + 180 ) : 9 = 40 ( tạ )
40 tạ = 4 tấn
Đáp số: 4 tấn thực phẩm
-HS trả lời cá nhân.
HS tự suy nghĩ làm bài .
a) Số kia là : 6
b) Số kia là: 26
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe.
-HS nhận xét tiết học.
TIẾT 9 THỂ DỤC
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
( GV BỘ MÔN DẠY)
TIẾT 10 ĐỊA LÝ
TRUNG DU BẮC BỘ
I.MỤC TIÊU:
- HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ :
Vùng đồi núi đỉnh tròn ,sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp .
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chử yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du .
+ Trồng rừng được đẩy mạnh .
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ : che phủ đồi ,ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi . 
* Mục tiêu riêng:- HS khá giỏi : nêu được quy trình chế biến chè .
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T-G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1phút 
4phút
1phút
9phút
11phút
10phút
3phút
1 phút
1-Ổn định: 
2-Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trung du Bắc Bộ
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu:
-Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
-Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)?
- Hãy so sánh các đặc điểm đó với Hoàng Liên Sơn.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV yêu cầu Hs chỉ trên BĐHC VN các tỉnh của vùng trung du
GV bổ sung: Ngoài 3 tỉnh trên, vùng trung du Bắc Bộ còn bao gồm một số huyện khác của các tỉnh như Thái Nguyên.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bàn.
GV yêu cầu, hướng dẫn
Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ.
-Quan sát hình 1 & chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí trên bản đồ ĐLTNVN
- Mỗi cây trồng đó thuộc cây công nghiệp hay cây ăn quả?
-Quan sát hình 2 nêu quy trình chế biến chè ? ( Dành HS khá giỏi )
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc
-Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn?
- Hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
-Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì?
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích trồng rừng ở Bắc Giang trong những năm gần đây.
Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng & tham gia trồng rừng.
 4-Củng cố:
-GV trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
-GV GDHS : có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng.
5.Dặn dò Chuẩn bị bài: Tây Nguyên
Nhận xét tiết học. 
HS hát
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Trồng lau, ngô, chè, lanh và một số cây ăn quả xứ lạnh như: đào, lê, mận, …
- Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ & trả lời các câu hỏi
- vùng đồi
- Vùng trung du đỉnh tròn, sườn thoải, các đồi xếp nối liền nhau .
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn, sườn dốc hơn so với đỉnh tròn, sườn thoải của vùng trung du
- HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
- HS theo dõi
HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
Đại diện nhóm HS trình bày
- Cây ăn quả, cây công nghiệp, cọ,…
- HS quan sát
- HS lên bảng vừa nói vừa chỉ trên bản đồ: tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang
- Chè trồng ở Thái Nguyên là cây công nghiệp, vải thiều trồng ở Bắc Giang là cây ăn quả.
 1.hái chè
 2. phân loại chè 
 3. vò sấy chè
 4. các sản phẩm chè.
- HS quan sát.
- Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống, đồi trọc.
- Gây lũ lụt, đất đai cằn cõi, kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của
- Cần trồng rừng, không khai phá đất đai bừa bãi,…
HS quan sát, trả lời: Diện tích rừng trồng mới đang tăng lên
- Phủ xanh đất trống, đồi trọc, 
HS suy nghĩ trả lời .
- HS theo dõi
-Lắng nghe.
Thứ năm, ngày 20 tháng 9

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 5HKI 20122013.doc