Giáo án Lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

 I. MỤC TIÊU

 - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.

 - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). Học sinh trên chuẩn kể được câu chuyện ngoài SGK.

 GDBVMT

 - Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới.

 II. CHUẨN BỊ

 - Một số truyện về du lịch hay thám hiểm.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng và nêu ý nghĩa.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Nội dung:

HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.

- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.

- Gọi 2 en đọc gợi ý.

- Khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK để hấp dẫn hơn.

- Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện mình định kể (nói rõ em đã được nghe kể từ ai, đã đọc ở đâu?

- Gọi 1 HS đọc dàn ý.

- Dặn dò HS trước khi kể.

HĐ 2: Kể chuyện trong nhóm

- Cho HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

HĐ 3: Thi kể trước lớp

- Gọi HS thi kể.

- Nhận xét, tuyên dương.

c. Củng cố, dặn dò:

- Tổng kết lại nội dung toàn bài và liên hệ giáo dục các em: Ham học, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua mọi khó khăn

- Về ôn lại các bài kể chuyện đã học.

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS kể chuyện

- 2 HS đọc đề.

- HS đọc gợi ý.

- Nối tiếp nhau nêu.

- Đọc dàn ý.

- Kể chuyện trong nhóm đôi.

- 5 – 6 HS nối tiếp nhau thi kể

- Các bạn nghe có quyền hỏi ý nghĩa truyện hoặc đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung truyện

- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay nhất

 

doc30 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nông", "chiếu lập học" đề cao chữ nôm. (Học sinh trên chuẩn ).
- Tự hào với lịch sử dân tộc, giữ gìn bảo vệ những truyền thống quý báu của dân tộc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 em lên bảng trả lời câu hỏi:
-Em biết gì về công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh?
- Giáo viên nhận xét.
2 Bài mới
* Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo định hướng: 
- GV yêu cầu thảo luận cá nhân 
Trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. - Vì quân ta một lòng đoàn kết đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh....
- Thảo luận cá nhân 
- Hoàn thành yêu cầu
Các em hãy cùng đọc SGK và thảo luận với nhau để hoàn thành nội dung bảng thống kê sau:
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
Chính sách
Nội dung chính sách
Tác dụng xã hội
Nông nghiệp 
- ban hành “Chiếu khuyến nông”: lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
Thương nghiệp 
- Đúc đồng tiến mới.
- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá.
- Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
- Thúc đấy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển.
- Hàng hoá không bị ứ đọng.
- Làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
Giáo dục
- Ban hành “Chiếu lập học”
- Cho dịch sách chữ hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
- Khuyến khích nhân dân học tập, phát triển dân trí.
- Bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.
- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổng kết 
 * Hoạt động 2: Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.
- Tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến.
- Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
- Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc bài học SGK
 Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung.
- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày về 1 ý, hs nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Vì chữ Nôm là chữ viết do nhận dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng. Chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc, thể hiện ý thức tự cường dân tộc
- Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước.
- HS đọc ghi nhớ
- Phát biểu theo suy nghĩ của mình.
Kể chuyện
Tiết 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. MỤC TIÊU
 - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
 - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). Học sinh trên chuẩn kể được câu chuyện ngoài SGK.
 GDBVMT
 - Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới.
 II. CHUẨN BỊ
 - Một số truyện về du lịch hay thám hiểm.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng và nêu ý nghĩa.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gọi 2 en đọc gợi ý.
- Khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK để hấp dẫn hơn. 
- Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện mình định kể (nói rõ em đã được nghe kể từ ai, đã đọc ở đâu?
- Gọi 1 HS đọc dàn ý.
- Dặn dò HS trước khi kể.
HĐ 2: Kể chuyện trong nhóm
- Cho HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HĐ 3: Thi kể trước lớp
- Gọi HS thi kể.
- Nhận xét, tuyên dương.
c. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết lại nội dung toàn bài và liên hệ giáo dục các em: Ham học, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua mọi khó khăn
- Về ôn lại các bài kể chuyện đã học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể chuyện
- 2 HS đọc đề.
- HS đọc gợi ý.
- Nối tiếp nhau nêu.
- Đọc dàn ý.
- Kể chuyện trong nhóm đôi.
- 5 – 6 HS nối tiếp nhau thi kể
- Các bạn nghe có quyền hỏi ý nghĩa truyện hoặc đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung truyện
- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay nhất
Thứ tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Tập đọc
Tiết 60: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
 I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
 - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng.)
II. CHUẨN BỊ
 - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
2. Dạy – học bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn:
HĐ 1:Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ.
- GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu. 
HĐ 2:Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
+ “Ngẩn ngơ” có nghĩa là gì?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy?
+ Cách nói “Dòng sông mặc áo” có gì hay?
+ Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
+ 8 dòng thơ đầu miêu tả gì?
+ 6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì?
+ Em hãy nói lên nội dung chính của bài.
- Ghi ý chính của bài.
HĐ 3:Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài thơ, cả lớp đọc thầm tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn.
- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Thi đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương từng HS.
c. Củng cố – dặn dò:
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và soạn bài Ăng-co Vát.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc bài theo trình tự :
+ HS Dòng sông mới điệu...sao lên
+ HS 2 : Khuya rồi ... nở nhoà áo 
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Tác gia nói dòng sông “điệu” vì dòng sông luôn thay đổi sắc màu giống như con người thay đổi màu áo.
+ Ngẩn ngơ: ngây người ra, không còn chú ý gì đến xung quanh.
+ Màu sắc của dòng sông lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa thay đổi theo thời gian: nắng lên – trưa về – chiều tối - đêm khuya – sáng sớm.
+ Cách nói “dòng sông mặc áo” làm cho dòng sông trở nên gần gũi, giống con người, làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, màu nắng, màu cỏ cây...
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ 8 dòng thơ đầu miêu tả màu áo của dòng sông vào các buổi sáng, trưa chiều, tối.
+ 6 dòng thơ cuối miêu tả màu áo của dòng sông lúc đêm khuya và trời sáng.
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- Mỗi đoạn 3 HS đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
 Toán
Tiết 148: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ 
 I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 - BT cần làm: BT 1, 2(GT: BT cần làm chỉ cần tìm ra kết quả không cần trình bày).
 GT: Bài tập cần làm chỉ cần ra kết quả.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ bài mới, kẻ sẵn bài 1 lên bảng.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm vở BT của HS.
 - GV nhận xét và tuyên dương HS.
2. Dạy – học bài mới
 a. Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài
 b. Nội dung:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1
 + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăng-ti-mét?
 + Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu?
 + 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăngtimét?
 - GV giới thiệu cách ghi bài giải (như trong SGK.)
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài toán 2 
 - Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo (ở bài này là 102mm)
 - Đơn vị đo của độ dài thật cùng tên đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km)
HĐ 3: Thực hành:
Bài 1:
Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ cho trước.
Chẳng hạn: Ở cột một có thể tính:
 2 x 500 000 = 1 000 000 (cm)
Tương tự có: 45 000dm (ở cột hai); 100000mm (ở cột ba)
Bài 2: 
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
 - Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu?
Bài 3: (Học sinh trên chuẩn )Quãng đường từ Buôn Hồ lên Buôn Ma Thuật dài 45 km .Trên bản đồ tỉ lệ là 1 : 1 000 000, quãng đường đó trên bản đồ dài bao nhiêu mi li mét?
c.Củng cố - Dặn dò: 
 - Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta có thể tính được độ dài thật bằng cách nào.
 - Chuẩn bị bài:Ứng dụng tỉ lệ bản đồ(tt)
 - Nhận xét tiết học.
- HS sửa bài.
- HS nhận xét.
- Dài 2cm
- 1 : 300
- 300cm
Bài 1:
+ 2 ´ 500000 = 1000000 (cm)
+ 45000 dm
+ 100000 mm
Bài 2:
Chiều dài thật của phòng học là:
 4 x 200 = 800 (cm)
 800cm = 8 m
 Đáp số: 8 m.
Bài giải
45 km = 45 000 000 mm 
Quãng đường Buôn Hồ- Buôn Ma thuật là 
45 000 000 : 1000 000= 45 (mm)
Đáp số : 45mm 
Tập làm văn
Tiết 59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
 I. MỤC TIÊU
 - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở. 
 - Bước đầu biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó.
II. CHUẨN BỊ
 - Tranh minh họa đàn ngan trong SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nói lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 1 HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét HS thuộc bài và làm bài.
2. Dạy - học bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn:
Bài 1:
- Treo tranh minh hoạ đàn ngan và gọi HS đọc bài văn.
Bài 2:
+ Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng?
+ Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay? 
- Yêu cầu HS ghi lại vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích.
- Kết luận: Để miêu tả một con vật sinh động, giúp người đọc có thể hình dung ra con vật đó như thế nào, các em cần quan sát thật kỹ hình dáng, một số bộ phận nổi bật
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Kiểm tra việc HS lập dàn ý quan sát tranh, ảnh về chó hoặc mèo.
+ Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào. 
- Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở.
- GV viết sẵn 1 cột các bộ phận và 2 cột chỉ từ ngữ miêu tả con chó và con mèo.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào bảng viết sẵn.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát. 
- Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả hoạt động của con vật.
c. Củng cố – dặn dò:
- Củng cố lại cách miêu tả con vật
- Dặn HS về nhà dựa vào các kết quả quan sát hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con chó hoặc con mèo và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hịên yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét ý kiến của các bạn.
Bài 1:
- 2 HS đọc thành tiếng bài văn Đàn ngan mới nở.
Bài 2:
- Đọc thầm bài, trao đổi và tiếp nối nhau trả lời trước lớp.
+ Tác giải đã miêu tả các bộ phận: hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ...
+ Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí.
+ Bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn....
+ Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
+ Cái mỏ: Màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, ngăn ngắn.
+ Cái đầu: xinh xinh, vàng mượt.
+ Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng.
Bài 3:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
+ Khi tả ngoại hình con chó hoặc con mèo cần chú ý tả: bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria...
- Làm bài.
- 3 đến 5 HS đọc kết quả quan sát.
- Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài.
Bài 4:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Làm bài.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài.
Khoa học
Tiết 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
 I. MỤC TIÊU
 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Cùng một loại cây nhu cầu về nước ở những giai đoạn phát triển khác nhau như thế nào?
+ Biết được nhu cầu về nước của cây trong trồng trọt ta cần chú ý những gì?
 - Nhận xét-tuyên dương.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nhu cầu không khí của thực vật.
b. Hướng dẫn:
HĐ1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu hs quan sát cây cà chua tr/118, tìm hiểu xem các cây ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
- Cây cà chua nào phát triển tốt nhất, tại sao?
- Cây nào phát triển kém nhất, tại sao?
- Em rút ra được kết luận gì?HSNK
- Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp, Ni-tơ là chất khoáng quan trọng cần cho cây.
HĐ2: Làm việc cả lớp.
- Nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ:
+ Các loại cây khác nhau nhu cầu chất khoáng như thế nào?
+ Làm thế nào để cây cho năng suất cao?
- Lắng nghe HS trình bày, nhận xét và kết luận.
- Nhận xét, đánh giá.
c. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài: Nhu cầu không khí của thực vật.
- Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới nước, tiêu nước hợp lý cho tường loại cây, từng thời kỳ phát triển của cây thì mới đạt năng xuất cao.
- Quan sát tranh sgk trang 118.
- Trao đổi theo từng cặp:
+Hình a cây phát triển tốt nhất. Vì nó được bón đầy đủ chất khoáng.
+ Hình b, cây thiếu ni-tơ, kém phát triển, không ra hoa, trái.
+ Hình c, thiếu ka-li cây phát triển kém, trái ít.
+ Hình d, thiếu phốt-pho, cây phát triển kém, trái ít.
+ Cây được cung cấp đủ chất khoáng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao, cây thiếu ni-tơ phát triển kém, năng suất thấp.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét và kết luận của gv.
- Lắng nghe gv nhận xét.
- Suy nghĩ và nêu ý kiến hiểu biết của mình.
+ Các loài cây khác nhau nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau
+ Cần bón chất khoáng đầy đủ và đúng lúc cây mới phát triển tốt cho năng suất cao.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe nhận xét của gv.
Thứ năm, ngày 07 tháng 4 năm 2016.
Luyện từ và câu
Tiết 60: CÂU CẢM
 I. MỤC TIÊU
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
 - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2) nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT3). Học sinh trên chuẩn đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.
II. CHUẨN BỊ
 - Bảng phụ viết 2 tình huống bài 2(luyện tập)
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hoặc thám hiểm.
- Nhận xét, tuyên dương từng HS.
3. Dạy – học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung: 
HĐ 1: Nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1.
 + Hai câu văn trên dùng để làm gì?
+ Cuối các câu văn trên có dấu gì?
* Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, ngạc nhiên, thán phục... của người nói.
 Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá... khi viết cuối câu thường có dấu chấm than.
HĐ 2: Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+ Em hãy đặt một số câu cảm.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
HĐ 3: Luyện tập
Bài 1:	
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Gọi HS có cách nói khác đặt câu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
a/Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá !
b/Ôi, trời rét quá !
c/Bạn Ngân chăm chỉ quá !
d/. Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày. GV sửa chữa cho từng HS. GV ghi nhanh các câu cảm HS đặt lên bảng.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3(Học sinh trên chuẩn )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tình huống nói với những câu đó.
- HS đặt được hai câu cảm theo 
yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.
c. Củng cố – dặn dò:
- Câu cảm là câu dùng để làm gì? Lấy VD?
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao + Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo
+ Cuối các câu văn trên có dùng dấu chấm than.
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp nhẩm theo để thuộc ngay tại lớp.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu trước lớp.
Bài 1:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- HS trả lời
- Viết vào vở.
Bài 2:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tình huống, đặt tất cả các câu cảm có thể.
a. - Chà, cậu ấy giỏi thật!
 - Trời, cậu thật là giỏi!
 - Bạn giỏi quá!
b. - Ôi, bạn nhớ ngày sinh nhật của mình à, mình vui quá!
Trời ơ!lâu quá rồi mình mới gặp bạn !
Bài 3:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập trước lớp.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến 
a. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
c. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
- 1 HS nhắc lại.
Chính tả (nhớ- viết)
Tiết 30: ĐƯỜNG ĐI SA PA
 I. MỤC TIÊU
 - Nhớ, viết đúng bài chính tả Đường đi Sa Pa đoạn Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa...đất nước ta trong bài; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
 - Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b.. 
 II. CHUẨN BỊ
 - Bài tập 2a phôtô ra giấy A3.
 - Bài tập 3a viết vào bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bai cũ
- Kiểm tra đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước.
- Nhận xét chữ viết từng HS.
2. Dạy – học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết chính tả
HĐ 1: Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ – viết.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng kì diệu” của thiên nhiên?
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc.
- Nhận xét, sửa lỗi.
HĐ: 3 Nhớ - viết chính tả
- Nhắc nhở HS trước khi viết bài
- Chấm bài – nhận xét bài viết của HS.
HĐ 3:Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 a:	
a.Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. GV nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vấn đề tạo thành nhiều tiếng có nghĩa.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ: Chung sức, phô trương...
- 2 HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
+ Vì Sa Pa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có.
- Luyện viết các từ ngữ: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảng khắc, mưa tuyết...

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_4_Tuan_30_20152016.doc