Giáo án Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Định
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
ATGT:Bài 3 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
-HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra phố.
-Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
2.Kĩ năng:
-Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ:
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
-Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị:
GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn.
GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn.
GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp?
Các em có thích được đi học bằng xe đạp không?
Tuần 12 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020 Lịch sử CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU : - Kiến thức HS biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý + Nhiều vua nhà Lý theo phật + Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - Kĩ năng : + Sưu tầm các tư liệu lịch sử. + Kĩ năng thuyết trình, mô tả - Định hướng thái độ : Học sinh tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ yêu quê hương đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử. Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ giữ gìn các công trình kiến trúc chùa. - Định hướng năng lực : + Năng lực nhận thức lịch sử : Trình bày được sự phát triển của đạo Phật thời Lý + Tìm tòi, khám phá lịch sử : Quan sát, nghiên cứu các tư liệu lịch sử. + Vận dụng kiến thức kĩ năng : Mô tả được một số ngôi chùa thời Lý mà em biết. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các ngôi chùa thời Lý III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1. Khởi động : - HS thi đua kể tên các Phố cổ ở Hà Nội. - GV chiếu tranh tượng phật A-di- đà, dẫn dắt giới thiệu bài: Chùa thời Lý 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu về đạo Phật - GV nêu tình huống xuất phát: Em biết gì về đạo Phật? - HS hoạt động cả lớp, trả lời theo sự hiểu biết của mình. - Hoạt động cặp đôi: * Giao nhiệm vụ: Đọc Ngữ liệu SGK từ “ Đạo Phật... thịnh đạt”, : trả lời câu hỏi Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? * HS làm việc nhóm 2, chia sẻ trước lớp. - GV chiếu tranh các hình ảnh liên quan, giới thiệu thêm về nguồn gốc đạo Phật : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta. Hoạt động 2: Trình bày sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý. - Hoạt động nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập: PHIẾU BÀI TẬP Đọc sách giáo khoa Từ “ Dưới thời Lý.....cũng có chùa”, hoàn thành các bài tập sau: Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng: Những người tham gia đóng góp xây dựng chùa thời Lý là: Vua quan nhà Lý Nhân dân các làng, xã Binh lính Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt? .................................................................................................................................................................................................................................... - Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. -Hoạt động cá nhân: Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì? - HS trình bày: * Chùa là nơi tu hành của các nhà sư . * Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật . * Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã Hoạt động 4: Mô tả về các ngôi chùa thời Lý. - HĐ nhóm 4: HS sử dụng tư liệu tranh ảnh sưu tầm được và vốn hiểu biết của mình để mô tả về các ngôi chùa thời Lý. - Giới thiệu trước lớp. - GV trình chiếu1 số hình ảnh và mô tả về chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A- di – đà, khẳng định chùa là một công trình kiến trúc lớn . - GV trình chiếu giới thiệu thêm 1 số ngôi chùa khác dưới thời Lý và một số ngôi chùa khác ở nước ta hiện nay. 3. Hoạt động tiếp nối: Luyện tập, vận dụng - Trò chơi: Ô chữ: Chùa thời Lý L Ý C Ô N G U Ẩ N P H Ậ T T U H À N H L À N G X Ã M Ộ T C Ộ T N H Â N D Â N T H Ờ P H Ậ T L Ễ B Á I T H Ă N G L O N G L Ý T H Á I T Ổ - Vận dụng: HS tìm hiểu về các ngôi chủa ở địa phương em và các hoạt động văn hóa diễn ra ở Chùa mà em đã tham gia. ---------------------------------------------- Địa lí Đồng bằng Bắc Bộ. I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ. + ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì,cạnh đáy là đường bờ biển. + ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. - Nhận biết được ĐBBB trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Chỉ một số sông chính trên bản đồ(lược đồ):sông Hồng sông Thái Bình - HS có NK: + Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả ĐBBB: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước + Nêu tác dung của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ. -Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương. *SDNLTK-HQ: ĐBBB có hệ thống kênh ngòi dày đặc,đây là nguồn phù sa tạo ra ĐB châu thổ ,đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ trống Việt Nam . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ: 2,Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB . - GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB. - GV cho HS lên bảng chỉ. - GV phát lược đồ câm yêu cầu HS dựa vào kí hiệu xác định và tô màu ĐBBB trên lược đồ đó. - GV nhận xét kết luận. * HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB - GV nêu câu hỏi: - ĐBBB do sông nào bồi đắp nên, hình thành như thế nào?( do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên) - ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu? ( lớn thứ hai nước ta) - Địa hình ĐBBB như thế nào? ( có hình dạng tam giác có đỉnh là Việt Trì và Cạnh đáy là dọc bờ viển). - HS đọc câu hỏi thảo luận theo cặp để trả lời. - GV nhận xét, kết luận: * HĐ 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ĐBBB . - GV treo bản đồ, lược đồ ĐBBB yêu cầu HS quan sát ghi vào vở nháp tên những con sông của ĐBBB mà HS quan sát được. Sau đó tổ chức trò chơi: thi đua kể tên các con sông lớn. - GV nhận xét, kết luận. HĐ 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB. -GV cho HS làm việc theo cặp trả lời các câu hỏi giáo viên ghi trên bảng. GV chốt ý chính . III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: ATGT:Bài 3 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I.Mục tiêu: 1. kiến thức: -HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn. -HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra phố. -Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. 2.Kĩ năng: -Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. 3. Thái độ: - Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. -Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT. II. Chuẩn bị: GV: xe đạp của người lớn và trẻ em Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn. GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn. GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp? Các em có thích được đi học bằng xe đạp không? Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp? GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề: Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? GV nhận xét và bổ sung. Hoạt động 3: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường. GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những hành vi sai( phân tích nguy cơ tai nạn.) GV nhận xét và cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà êm cho là không an toàn. GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? Hoạt động 4: trò chơi giao thông. GV kẻ trên sân đường vòng xuyến với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thhực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố chí các tình huống để HS đi. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét HS trả lời HS liên hệ bới bản thân và tự trả lời. Xe phải tốt, các ốc vít phải chặt chẽ lắc xe không lung lay.. Có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, Có đủ chắn bùn, chắn xích Là xe của trẻ em. Các tranh trang 13,14 HS kể theo nhận biết của mình. Đi bên tay phải , đi sát lề đường dành cho xe thô sơ. Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường. Đi đêm phải có đèn phát sáng. HS chơi trò chơi Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 Tiết đọc thư viện : Đọc truyện tranh ( Tiết 3) ----------------------------------------------------------- Khoa học Nước cần cho sự sống I. MỤC TIÊU: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất và sinh hoạt: + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. *Có ý thức bảo vệ và giữ gìn và sử dụng hợp lí nguồn nước ở địa phương. *SDNLTK-HQ:HS biết được nước cần cho sự sống con người, động vật, thực vật như thế nào ,từ đó hình thành ý thức tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sơ đồ vòng tuần hoàn nước; Hình minh hoạ SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1) Bài cũ: (5') HS theo N4 vẽ và trình bày sơ đồ của nước trong tự nhiên. - GV nhận xét. 2) Bài mới: Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi mục bài – HS ghi mục bài và nêu mục tiêu bài học. HĐ1( 10') Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật Bước 1 : GV chia lớp thành 3 nhóm giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ +Nhóm 1 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người +Nhóm 2 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật +Nhóm 3 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - Yêu cầu hs quan sát các hình minh hoạ theo nội dung, thảo luận và trả lời câu hỏi: ? Điều gì xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước? ? Điều gì xảy ra nếu cây cối thiếu nước? ? Không có nước cuộc sống của động vật ntn? ( động vật sẽ chết) - GV yêu cầu HS nộp tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được Bước 2 : Các nhóm HS làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao - Cả nhóm cùng nghiên cứu mục bạn cần biết trang 50 SGK và các tư liệu sưu tầm được Bước 3 : Trình bày và đánh giá - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhau - GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung Kết luận (như mục bạn cần biết trang 50 SGK) HĐ 2: Tìm hiếu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí (15’) Bước 1 : Động não GV nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về con người sử dụng nước vào những việc gì khác - GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng Bước 2 : Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến .Ví dụ + Nhóm ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh nhà cửa + Nhóm ý kiến nói về con người sử dụng nước trong vui chơi giải trí + Nhóm ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp + Nhóm ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp Bước 3 : Thảo luận từng vấn đề - GV lần lượt hỏi từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh hoạ + Đưa ra dẫn chứng về vai trò của nước trong vui chơi giải trí + Đưa ra dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp + Đưa ra dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp - HS trinh bày - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế HĐ3: Thi hùng biện: Nếu em là nước - Nếu em là Nước em sẽ nói gì với mọi người. HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp( HS nói vai trò của nước và việc cần thiết phải bảo vệ nguồn nước) - GV nhận xét, tuyên dương. 3)Củng cố, dặn dò: ( 3') - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. ____________________________________ Kĩ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ( tiết 3) I MỤC TIÊU - Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột thưa . - Gấp được mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm * Đối với HS khéo tay , Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Dụng cụ cắt, may. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giới thiệu bài (2 phút) Hoạt động 3: ( 23') HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải. GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. GV nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo 2 bước: B1: Gấp mép vải. B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý ở tiết 1. Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm. HS thực hành -GV quan sát- uốn nắn các thao tác chưa đúng. Hoạt động 4: ( 10')Đánh giá kết quả học tập của HS Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. -Dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của hs. IV. Củng cố - dặn dò: (3 phút) Ai chưa hoàn thành sản phẩm tiết học sau hoàn thành. - HS hệ thống lại bài học
File đính kèm:
giao_an_lop_4_buoi_chieu_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc