Giáo án lớp 4 - Bảng đơn vị đo khối lượng

2. Dạy phần luyện tập. Đồ dùng được sử dụng làm các bài tập dạng đổi các đơn vị đo đại lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.

Ví dụ: Dạy bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (trang 24 – SGK Toán 4)

GV cho HS tháo tấm nhựa, làm trực tiếp vào tấm nhựa thay bảng con. Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

1dag = . g 4 dag = g

10 g = .dag 8 hg = .dag

3. Đồ dùng còn được sử dụng tổ chức trò chơi.

GV Sử dụng tổ chức các trò chơi với các bài tính nhẩm từ lớp 1 đến lớp 5.

VD: Khi dạy bài nhân nhẩm với 10,100,1000, . Chia nhẩm cho 10, 100, 1000, GV cho HS nhẩm kết quả sau đó kiểm tra kết quả bằng trò chơi: Đoán số. Mặt trước của mỗi tấm nhựa treo trên bảng GV ghi phép tính nhẩm, hoặc tên các đơn vị đo cần đổi, mặt sau ghi kết quả. Sau khi cho HS nêu kết quả, GV cho quay mặt sau tấm nhựa là kết quả đúng của mỗi phép tính.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Bảng đơn vị đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
Tác giả: Tập thể GV nhóm 4 - GV trường TH Cao Dương
I. Cấu tạo: 
Đồ dùng được làm bằng các vật liệu gồm: Khung inoc, composite, đề can. Bảng được thiết kế theo từng cột, mỗi cột được treo bằng những tấm nhựa (composite) để có thể tháo ra, lắp vào bảng một cách thuận tiện. Đối với các tấm thẻ GV, HS dùng bút dạ (phấn) viết trực tiếp và xóa được dễ dàng sau mỗi lần dùng.
II. Cách làm: Khung đồ dùng hình chữ nhật: Chiều dài: 1,6m, chiều cao: 1,2m: Được chia đều thành 7 ô. Mỗi ô là một tấm nhựa (composite). Các tấm nhựa này có kích thước, màu sắc khác nhau.
III. Công dụng: Đồ dùng được sử dụng dạy học môn Toán ở các lớp 3,4,5 trong các bài về: Đo độ dài (Bảng đơn vị đo độ dài); Đo khối lượng (Bảng đơn vị đo khối lượng); Đo diện tích (Bảng đơn vị đo diện tích). Nói chung có thể dạy được những môn: Toán và Tiếng Việt ở các lớp: 1, 2, 3, 4, 5.
1. Ví dụ: Dạy bài mới: Bài: Bảng đơn vị đo khối lượng, SGK Toán 4 (Trang 24). Ta dùng các biểu gắn lên đồ dùng rồi viết tên các đơn vị đo khối lượng và cho HS gắn lên các đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đơn vị đo tiến hành cho HS tháo từng tấm nhựa ra để cho dễ viết.
VD: 1 tạ 
= 10 yến
= 100 kg
2. Dạy phần luyện tập. Đồ dùng được sử dụng làm các bài tập dạng đổi các đơn vị đo đại lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Ví dụ: Dạy bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (trang 24 – SGK Toán 4)
GV cho HS tháo tấm nhựa, làm trực tiếp vào tấm nhựa thay bảng con. Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
1dag = .. g 4 dag = g
10 g = .dag 8 hg = ..dag
3. Đồ dùng còn được sử dụng tổ chức trò chơi.
GV Sử dụng tổ chức các trò chơi với các bài tính nhẩm từ lớp 1 đến lớp 5.
VD: Khi dạy bài nhân nhẩm với 10,100,1000, . Chia nhẩm cho 10, 100, 1000, GV cho HS nhẩm kết quả sau đó kiểm tra kết quả bằng trò chơi: Đoán số. Mặt trước của mỗi tấm nhựa treo trên bảng GV ghi phép tính nhẩm, hoặc tên các đơn vị đo cần đổi, mặt sau ghi kết quả. Sau khi cho HS nêu kết quả, GV cho quay mặt sau tấm nhựa là kết quả đúng của mỗi phép tính.
4. Đồ dùng được sử dụng khi dạy Học vần lớp 1.
Với lớp 1, phần củng cố mỗi bài học vần hoặc bài ôn tập phân fvần, GV cho HS tìm tiếng, từ chứa vần đã học. Mặt trước mỗi tấm nhựa GV ghi tên các vần, mặt sau ghi tên các tiếng, từ chứa vần đó. Khi cho HS sắp xếp các từ viết sẵn thành câu đối với lớp 1. GV viết các từ không theo thứ tự câu vào mỗi tấm nhựa treo trên bảng và cho HS lên sắp lại thành câu đúng.
IV. Tính hiệu quả, thiết thực của đồ dùng:
- Đồ dùng DH này sẽ cho thấy rất cần thiết trong quá trình dạy học, dạy phân hóa đối tượng cho HS vào buổi chiều.
- Đồ dùng tiện lợi, dễ sử dụng, dễ vận chuyển, trưng bày và có thể sử dụng cho từng nhóm hoặc để trên bục giảng để cả lớp cùng quan sát một cách dễ dàng.
- Đồ dùng này có độ bền tốt, tác giả đã có tính toán đến tính năng của vật liệu được làm trong đồ dùng là các sản phẩm (nhựa kết hợp composite) khá mới mẻ và có độ bền tốt, viết và xóa một cách dễ dàng. 
Xin chân thành cảm ơn sự đánh giá, góp ý của BGK cuộc thi.
Đức Bồng, ngày 12 tháng 11 năm 2013
Hết

File đính kèm:

  • docBAI_THUYET_MINH_CHO_DO_DUNG_DAY_HOC_NHOM_4.doc
Giáo án liên quan