Giáo án Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
- Biết tìm các bộ phận của câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? (BT3).
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).
- HSNK làm được BT2.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’. – Lớp trưởng yêu cầu các bạn tìm và đọc một câu có hình ảnh so sánh.
- HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: (Cặp đôi). HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS làm mẫu: xếp 2 từ cộng đồng và cộng tác vào bảng phân loại.
- HS suy nghĩ và xếp các từ còn lại vào bảng, trao đổi kết quả với bạn.
- Một số HS đọc kết quả BT1; GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu - nêu cách làm.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Ví dụ:- Chung lư¬ng đấu cật: đoàn kết góp sức cùng nhau làm việc.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình , không quan tâm đến người khác.
- Ăn ở như bát nước đầy : Sống có nghĩa có tình ,thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
- HS học thuộc 3 câu tục ngữ, thành ngữ.
Bài tập 3: (Cá nhân)1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS nắm yêu cầu bài. HS tự làm bài vào VBT.
- 3 HS nêu kết quả; cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Ví dụ : Câu a)- Đàn sếu đang sải cánh bay cao.
Con gì? Làm gì ?
Bài tập 4: (Cặp đôi). HS làm bài theo cặp.Bạn nêu câu, bạn đặt câu hỏi và ngược lại.
- Gọi một số cặp nêu kết quả. HS và GV nhận xét. GV kết luận kiến thức.
Ví dụ : Ông ngoại làm gì?
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ (BT2), xem lại BT3, 4.
TUẦN 8 Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán. - Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2( cột 1,2,3). Bài 3,4.HSNK: Bài 2(cột 4). II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Ôn tập về bảng chia 7 Bài 1: Tính nhẩm.(Cặp đôi) - HS tự làm vào vở nháp. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả, cách thực hiện. HS nhận xét, thống nhất. a) 7 x 8 = 7 x 9 = 7 x 6 = 7 x 7 = 56 : 7 = 63 : 7 = 42 : 7 = 49 : 7 = b) 70 : 7 = 28 : 7 = 30 : 6 = 18 : 2 = 63 : 7 = 42 : 6 = 35 : 5 = 27 : 3 = 14 : 7 = 42 : 7 = 35 :7 56 : 7 = Bài 2 (cột 1, 2, 3): Tính (Cá nhân) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số HS nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. 28 7 35 7 21 7 14 7 42 7 42 6 25 5 49 7 Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải: Chia được số nhóm học sinh là: 35 : 7 = 5 (nhóm) Đáp số: 5 nhóm. Bài 4:(Cặp đôi)HS trao đổi theo cặp hỏi đáp rồi làm bài và chữa bài. - Hình a có bao nhiêu con mèo? ( 21 con mèo). - Hình b có bao nhiêu con mèo? ( 14 con mèo). - Hướng dẫn HS trả lời được : - số con mèo có trong hình a là: 21 : 7 = 3 (con). - số con mèo có trong hình b là: 14 : 7 = 2(con). 3. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý. Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4) B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HSNK kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ. *KNS: Thể hiện sự thông cảm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK, phóng to; Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Bài cũ: 5’ – Lớp trưởng kiểm tra các bạn đọc thuộc lòng bài Bận. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV hướng dẫn HS đặt câu với từ: u sầu, nghẹn ngào. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.10’(Nhóm 4) - HS đọc thầm bài, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Các bạn nhỏ đi đâu? Điều gì trên đường khiến các bạn nhỏ dừng lại? + Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? + Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như vậy? + Ông cụ gặp chuyện gì buồn? + Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? + HS tập đặt tên khác cho câu chuyện theo gợi ý. + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Gọi HS trả lời câu hỏi. HS và GV nhận xết, kết luận. 4. Luỵên đọc lại. 5’ - 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. - HS đọc bài theo vai. GV theo dõi, nhận xét. a. GV nêu nhiệm vụ: Các em tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn nhỏ. b. HD học sinh kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ. - Gọi 1 HS kể mẫu - GV theo dõi, nhận xét. - HS kể theo nhóm 4. Một số học sinh lên kể. - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. Liên hệ bản thân. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. - Các bài tập cần làm: Bài 1(dòng 2), bài 2. HSNK: Bài 1(dòng1), bài 3. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Lớp trưởng hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? Lấy ví dụ. - GV nhận xét.. B. Luyện tập: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 (dòng 2) Dành cho HSNK(dòng 1). (Cá nhân) - Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết (theo mẫu). - GV giải thích mẫu. Ví dụ: 6 gấp 5 lần được 30. 30 giảm 6 lần được 5. HS nêu miệng. GV nhận xét. HS tự làm các bài tập (theo mẫu). GV khuyến khích HS tính nhẩm. Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức giúp HS nhận ra 1 phần mấy của 1 số củng chính là giảm đi 1 số lần. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài: a) Bài giải b) Bài giải Buổi chiều cửa hàng đó bán được là: Số quả cam còn lại trong rổ là: 60 : 3 = 20 (lít) 60 : 3 = 20 (quả) Đáp số: 20 lít dầu Đáp số: 20 quả cam Bài 3 (HSNK): Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm tự làm bài rồi chữa bài. 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB, sau đó chia độ dài đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau lấy một phần ta tìm được độ dài đoạn thẳng MN. Vẽ đoạn thẳng MN. a) Hướng dẫn HS đo độ dài đoạn thẳng AB ở SGK trang 38. b) Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN và vẽ MN đó. (Độ dài AB : 5 = MN) C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia, cách chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ? I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). - Biết tìm các bộ phận của câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? (BT3). - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4). - HSNK làm được BT2. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’. – Lớp trưởng yêu cầu các bạn tìm và đọc một câu có hình ảnh so sánh. - HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: (Cặp đôi). HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS làm mẫu: xếp 2 từ cộng đồng và cộng tác vào bảng phân loại. - HS suy nghĩ và xếp các từ còn lại vào bảng, trao đổi kết quả với bạn. - Một số HS đọc kết quả BT1; GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu - nêu cách làm. + HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Ví dụ:- Chung lưng đấu cật: đoàn kết góp sức cùng nhau làm việc. - Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình , không quan tâm đến người khác. - Ăn ở như bát nước đầy : Sống có nghĩa có tình ,thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. - HS học thuộc 3 câu tục ngữ, thành ngữ. Bài tập 3: (Cá nhân)1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV giúp HS nắm yêu cầu bài. HS tự làm bài vào VBT. - 3 HS nêu kết quả; cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Ví dụ : Câu a)- Đàn sếu đang sải cánh bay cao. Con gì? Làm gì ? Bài tập 4: (Cặp đôi). HS làm bài theo cặp.Bạn nêu câu, bạn đặt câu hỏi và ngược lại. - Gọi một số cặp nêu kết quả. HS và GV nhận xét. GV kết luận kiến thức. Ví dụ : Ông ngoại làm gì? C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ (BT2), xem lại BT3, 4. Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 TOÁN TÌM SỐ CHIA I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia. - Biết tìm số chia chưa biết. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2 - Dành cho HSNK: Bài 3 trang 39 II. Đồ dùng dạy - học: Bộ đồ dùng dạy toán. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Lớp trưởng hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? Lấy ví dụ. - GV nhận xét.. B. Bài mới: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS tìm số chia. - GV nêu bài toán và đính hình vuông lên bảng. - HS suy nghĩ để tìm số ô vuông trong mỗi nhóm. - HS nêu phép tính - GV ghi bảng: 6 : 2 = 3 (ô vuông). - HS nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia. - GV dùng tấm bìa che số chia 2 và hỏi. 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương + Muốn tìm số chia (2) ta làm thế nào? (Lấy SBC (6) chia cho thương (3)). * Tìm số chia x chưa biết: 30 : x = 5(Nhóm 4) - HS suy nghĩ để tìm số chia x. - 1 HS lên bảng trình bày bài 30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 6 + Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào? (Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương). 3. Thực hành. Bài 1: (Cá nhân) Cho HS tư làm bài rồi nêu kết quả chữa bài. 35 : 5 = 28 : 7 = 24 : 6 = 21 : 3 = 35 : 7 = 28 : 4 = 24 : 4 = 21 : 7 = Bài 2: Tìm X. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả, cách thực hiện. HS nhận xét, thống nhất. a) 12 : x = 2 b) 42 : x = 6 c) 27 : x = 3 d) 36 : x = 4 e) x : 5 = 4 g) X x 7 = 7 HS nêu cách tìm số chia, SBC và thừa số chưa biết. Bài 3 (HSNK): (Cá nhân) GV hướng dẫn HS cách tìm: Thương lớn nhất; Thương bé nhất? - HS nêu miệng. - Trong phép chia hết , 7 chia cho mấy để được: a) Thương lớn nhất? ( 7 : 1 = 7). b) Thương bé nhất? ( 7 : 7 = 1). C. Cũng cố, dặn dò:5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học, ôn lại bài đã học. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA G I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng Khôn ngoan .... chớ hoài đá nhau (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ G - tên riêng Gò Công. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV yêu cầu HS viết: Ê-đê - HS viết nháp. Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. GV nhận xét. B. Bài mới: 28’ 1. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: G, C, K. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Gò Công. - HS đọc từ ứng dụng :Gò Công. - GV giới thiệu về địa danh Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp. - HS tập viết trên bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng; GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. Anh em trong nhà phải biết đoàn kết, yêu thương nhau. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu, hướng dẫn HS viết chữ: Khôn, Gà 2. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ + Viết chữ G : 1dòng + Viết chữ C, Kh : 1dòng. + Viết tên riêng : 1 dòng + Viết câu tục ngữ : 1 lần. - HS tập viết vào vở - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 3. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về luyện viết đẹp hơn. CHÍNH TẢ TIẾNG RU I. Yêu cầu cần đạt: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. - Làm đúng BT(2) a/b. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru. 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. + Bài thơ viết theo thể thơ gì? + Cách trình bày có gì đáng chú ý? + Trong bài viết có những dấu câu gì? - HS nhìn sách viết ra các chữ khó, ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4) - HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học. a. rán – dễ - giao thừa b. cuồn cuộn – chuồng – luống C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI. TRÒ CHƠI: CHIM VỀ TỔ. I. Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang. - Biết cách đi chuyển hướng phải, trái.. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi. - Các hòn bi III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp, ổn định tổ chức lớp - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động: HS xoay các khớp tay, vai, đầu gối, cổ chân, hông mỗi động tác 2 x 8 nhịp - HS chơi trò chơi “Có chúng em” 2. Phần cơ bản: (25’) a. Ôn đi chuyển hướng phải, trái - GV chia tổ tập luyện - GV hướng dẫn lần đầu, HS làm - HS làm theo khẩu lệnh của cán sự lớp - GV theo dõi nhận xét. - HS tập theo tổ - GV theo dõi và uốn nắn. b.Trò chơi “Chim về tổ” - GV nêu tên trò chơi và nêu luật chơi - HS chơi. - Gv theo dõi nhận xét. 3. Phần kết thúc: (5’) - Đứng tại chỗ và hát. - HS giản cách đội hình thả lỏng các khớp - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học: Ưu điểm....tồn tại... TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM I. Yêu cầu cần đạt: - Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1). - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 2 HS kể lại chuyện Không nỡ nhìn; TLCH: Tính khôi hài của chuyện là ở chỗ nào? Hs và Gv nhận xét. B. Bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. - GV: Các em dựa vào gợi ý đó để kể về người hàng xóm mà em yêu quý, có thể kể sáng tạo hơn. - Gọi 2 HS khá kể mẫu, GV nhận xét. - HS làm việc theo nhóm, kể cho nhau nghe về người hàng xóm của mình. - Gọi một số em lên kể trước lớp. Bài tập 2: (Cá nhân)- HS viết những điều vừa kể thành một đoạn văn 5 đến 7 câu. - HS làm bài, GV theo dõi. - Gọi 5 - 7 em đọc bài; Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu những gì em đã tiếp thu được qua tiết học. GV yêu cầu những HS chưa kể được về nhà luyện viết lại hay hơn. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: - Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn. - Từng HS tự kiểm điểm trước lớp. - GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: nói chuyện riêng, vệ sinh chậm, chưa thuộc bảng nhân chia - GV nhận xét tuyên dương những bạn tham gia tốt các sân chơi Trạng nguyên TV, Giải toán trên báo, Mượn và đọc nhiều sách, báo. - Tổ chức bình bầu - xếp loại HS. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết. - Nhắc HS tiếp tục đóng nộp bảo hiểm y tế. - Tham gia tốt thi TNTV, IOE và các câu lạc bộ. - Giới thiệu quyển sách em yêu. Hoạt động 3: Thi viết chữ đẹp. GV phổ biến yêu cầu. HS thi viết và trình bày bài thơ Tiếng ru. GV đọc HS viết bài. HS viết bài xong trang trí theo ý tưởng của mình. Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất và biểu dương những bạn viết tiến bộ.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc