Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Chuẩn KTKN

Toán (LT)

Bài 158: Ôn tập các số đến 100 000.(Tiếp)

 A/ Mục tiêu :

 Giúp HS củng cố về:

- So sánh các số trong phạm vi 100000.

- Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.Viết được số bé nhất, lớn nhất từ 5 chữ số đã cho .

- Giáo dục HS chăm học .

 B/ Đồ dùng dạy học :

- Vở luyện Toán

 C/ Các hoạt động dạy học

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Chuẩn KTKN, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết vào giấy nháp .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba học sinh đọc lại bài 
-Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Các tiếng viết hoa là các chữ đầu tên bài , đầu đoạn , đầu câu và các danh từ riêng như Cóc , Trời , Cua gấu , Cáo ,...
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .
-Lớp nghe và viết bài vào vở 
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Học sinh nêu lại yêu cầu bài tập 2 .
-Hai em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng Bru - nây , Đông Ti- mo . 
-Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét .
- HS nghe- viết tên 5 nước Đông Nam á.
-Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa .
- HS làm vào vở : cây sào - xào nấu/ lịch sự - đối xử .
-Hai em đọc lại hai câu văn vừa đặt .
-Em khác nhận xét bài làm của bạn .
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa .
Toán
ôn tập các số đến 100 000 .
A/ Mục tiêu :
- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000 .
-Viết số thành tổng các nghìn , trăm , chục , đơn vị và ngược lại . 
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước .
- Bài tập cần làm 1, 2, 3(a; cột 1 câu b). 4.
B/ Chuẩn bị : 
 1/ Đồ dùng : Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ
 2/ HTTC : cả lớp , nhóm , cá nhân ....
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Ôn tập các số đến 100 000 “
 c/ Luyện tập :
-Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài .
-Gọi một em lên bảng giải bài toán .
-Yêu cầu HS đổi chéo vở và chữa bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
* Chốt: Đặc điểm của từng dãy số trên tia số .( a/ là những số tròn chục nghìn; b/ là những số tròn nghìn ).
Bài 2 
- Mời một học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu cả lớp nêu yêu cầu đề bài .
-Mời một em nêu cách đọc và đọc các số .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
* Chốt : Lưu ý cách đọc các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5 .
Bài 3 (HSK-G làm cả bài)
- Mời một học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
-Mời hai học sinh lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét đánh giá bài làm học sinh .
* Chốt: Cách viết số thành tổng các nghìn , trăm , chục , đơn vị và ngược lại . 
*Bài 4 .
 -Mời một học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
-Mời hai học sinh lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
* Chốt : Đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm . 
3. Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Một học sinh lên bảng sửa bài tập 3 
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và tìm hiểu nội dung bài toán 
- Suy nghĩ lựa chọn số liền sau thích hợp để điền vào vạch .
- Lớp thực hiện điền số vào vạch : 
1a/ số 10 000 , 
1b/ Điền số 5000, 
- Hai em đọc đề bài tập 2 .
- Một em nêu yêu cầu bài tập ( đọc số )
 -HS lần lượt nêu miệng cách đọc các số và đọc số 
* Lớp lắng nghe và nhận xét 
- Một em đọc đề bài 3 .
-Lớp thực hiện làm vào vở .
-Hai học sinh lên bảng giải bài .
a/ 6819 = 6000 + 800 + 10 + 9
 2096 = 2000 + 90 + 6 .
 1005 = 1000 + 5
b/ 9000 + 900 + 90 + 9 = 9999 .
 9000 + 9 = 9009 .
 - Một em đọc đề bài 4 .
-Lớp thực hiện làm vào vở .
-Hai học sinh lên bảng giải bài .
a/ 2005 , 2010 , 2015 , 2020.
b/ 14 300 , 14 400 , 14 500, 14 600 , 14 700
c/ 68 000 , 68 010 , 68 020 , 68 030 , 
68 040 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập số 3 còn lại
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
CHIỀU
Tự nhiên - Xã hội
Bài 25: VÌ SAO CÓ NĂM, THÁNG VÀ MÙA? ( tiết 1)
(Dạy theo Sách hướng dẫn)
Thủ công
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)
A/ Mục tiêu :
Học sinh biết làm cái quạt tròn bằng giấy thủ công .
 Làm được cái quạt tròn ( có thể quạt chưa tròn ).
Yêu thích các sản phẩm đồ chơi .
B/ Chuẩn bị :1/ Đồ dùng : 
Mẫu quạt tròn , tranh quy trình làm quạt tròn .
HS: Bìa màu giấy A4, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công , hồ dán .
 2/ HTTC: Cá nhân , nhóm 
C/ Các hoạt dộng dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh 
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu
 b) Khai thác:
*Hoạt động 1: hướng dẫn làm cán và trang trí quạt.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm quạt tròn bằng giấy.
- GV treo tranh quy trình và nhắc lại các bước làm cán quạt .
*Hoạt động 2 : HS thực hành làm 
- -Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa như hướng dẫn trong sách giáo viên .
-Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như hình 2 hình 3 và hình 4 SGK 
- YC làm được quạt đúng yêu cầu, kĩ thuật
- Yêu cầu HS thực hành làm theo nhóm.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu 
- Hướng dẫn HS trang trí quạt khi đã xong
- HS nào xong, trang trí và trưng bầy SP
 3) Củng cố - Dặn dò:
-YC nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- 3 HS nhắc lại các bước làm quạt tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Gấp dán quạt.
+ Bước 3 : Làm cán và trang trí quạt.
-Lớp quan sát tranh quy trình để nắm được yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm “ Quạt tròn “.
- Tập cắt giấy rồi gấp thành cái quạt tròn bằng giấy học sinh theo các bước để tạo ra các bộ phận của chiếc quạt tròn theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- HS thực hành theo nhóm .
- HS trang trí và trưng bầy SP
-Hai em nêu ND các bước gấp cái quạt tròn 
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp qụat tròn .
 Luyện viết
Bài 30: ÔN CHỮ HOA Y
I/MỤC TIÊU
-Hướng dẫn HS thực hành luyện viết chữ Y hoa.Luyện viết tên riêng:Yên Bái. Viết câu ứng dụng: 
 Yêu từng bờ ruộng lối mòn
 Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
	 Yêu con sông mặt sóng sao
	 Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. 
-Rèn cho HS kĩ năng viết chữ đúng mẫu,liền nét,thẳng dòng.
-Giáo dục cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ĐỒ DÙNG DẠY , HỌC .
GV:Mẫu chữ Y trong khung chữ.Bảng phụ chép tên riêng, câu ứng dụng.
-HS: bảng con.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Giới thiệu bài.
-GV nêu mục tiêu tiết học. Vào bài.
HĐ2:Hướng dẫn viết bảng con.
1/Hướng dẫn viết chữ hoa: Y
-GV đưa chữ hoa Y . YC HS nêu cấu tạo,cách viết chữ hoa:Y. GV theo dõi, bổ sung.
-YC HS viết chữ hoa :Y vào bảng con .
-GV kết hợp sửa chữa cho HS .
2/HD viết tên riêng: Yên Bái
-GV đưa bảng phụ.Gọi HS đọc tên riêng.
H:Em biết gì về Yên Bái?
-ChoHS nhận xét cách viết. HS viết vào bảng con. 
3/Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 Yêu từng bờ ruộng lối mòn
 Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
 Yêu con sông mặt sóng xao
 Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. 
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Cho HS nêu ý nghĩa câu trên.
H:Em cần làm gì để giữ giìn môi trường ?
-Cho HS nhận xét cách viết câu ứng dụng.
-Cho HS viết bảng con: Yêu.
 HĐ3:Hướng dẫn luyện viết vào vở. 
- Cho HS mở vở viết theo bài 30.
-GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
-GVchấm bài , chữa bài cho HS.
HĐ3:Củng cố,dặn dò.
-GV nhận xét giờ học.D2: viết bài phần ở nhà.
-HS theo dõi.
-HS nêu trước lớp.
-HS dưới lớp theo dõi, bổ sung.
-HS viết bảng con.
-1 vài HS đọc.
-HS nêu ý kiến.
-HS nhận xét.HS viết bảng con.
-1 vài HS đọc.
-HS nêu ý nghĩa.
-HS liên hệ.
-HS nêu cách viết.
-HS viết bảng con.
-HS viết bài vào vở.
-HS thu bài , chấm. 
-HS theo dõi, ghi nhớ.
Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2015
(Đ/c Thuỷ dạy)
Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2015
Luyện từ và câu
NHÂN HÓA
/ Mục tiêu 
- Nhận biết hioện tượng nhân hóa , cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong các đoạn thơ , đoạn văn ( BT1).
- Viết được một câu văn ngắn có hình ảnh nhân hóa .(BT2) (HSK-G có thể viết được cả đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa )
*GDBVMT: Qua BT 2 giáo dục tình cảm gắn bó vói thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường (Khai thác trực tiếp nội dung bài)
B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng :
 - Vở BT Tiếng việt .
 - Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả bài tập 1 . 
 2 / HTTC : Cá nhân , nhóm ...
C/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu một em viết trên bảng lớp hai câu văn liền nhau ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm như tiết TLV tuần 31 
-Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài : “ Ôn luyện về nhân hóa “
 b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài 1 : 
- Yêu cầu 2HS nối tiếp đọc bài tập 1.
-YC cả lớp đọc thầm trao đổi thảo luận .
Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá?
Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó?
Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào?
? Ghi câu trả lời của HS lên bảng.
Sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết trốn tìm
Cây đào
mắt
lim dim, cười
Cơn dông
kéo đến
Lá(cây) gạo
Anh em
múa, reo, chào
Cây gạo
thảo, hiền, đứng hát
*Bài 2 (HSK-G có thể viết được cả đoạn)
-Mời HS đọc BT 2 lớp đọc thầm theo .
-Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp .
- Mời hai em lênviết câu văn của mình làm trên bảng .
-Gọi một số em ở dưới đọc câu văn của mình .
 (* HS K-G có thể viết đoạn văn sử dụng hình ảnh nhân hóa .)
-Nhận xét đánh giá và chốt lại lời giải đúng.. - GV đưa thêm một số đoạn viết hay để HS tham khảo .
+ VD: Đoạn văn tả bầu trời buổi sớm.
 Mỗi sớm mai thức dậy, em thường chạy ra sân bóng để hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Từ sân bóng thoáng đãng, em nhìn thấy ông mặt trời từ từ ló cái đầu đỏ rực ra khỏi chân mây. Những anh nắng đầu tiên tinh nghịch chui qua từng khe lá. Chị em nhà gió đuổi nhau chạy trên sân đùa giỡn. 
* GDBVMT: Các em thấy thiên nhiên thật tươi đẹp, nó giúp cho cuộc sống của con người có giá trị hơn . Vì vậy các em cần có ý thức BVMT.
3/Củng cố - Dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
-Một em lên bảng viết lại 2 câu văn có sử dụng dấu hai chấm để ngăn cách. 
-Lớp viết vào giấy nháp .
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-2 em nhắc lại tựa bài học .
-Hai em đọc yêu cầu bài tập1 .
-Cả lớp đọc thầm thảo luận .
Có ba sự vật được nhân hoá. Đó là mầm cây, hạt mưa, cây đào
Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào.
Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của con người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người. Từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người.
Tác giả dùng hai cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Ghi kết quả đúng vào vở.
- Một học sinh đọc bài tập 2 
-HS làm việc cá nhân vào nháp .
-Hai em lên viết câu văn tả về cảnh bầu trời buổi sáng hay một vườn cây có sử dụng hình ảnh nhân hóa .
- 7- 10 HS đọc câu văn của mình .
-HS lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm và học tập câu văn hay.
 Lớp bình chọn bạn thắng cuộc .
+ VD: Đoạn văn tả vườn cây.
 Trước cửa nhà em có một khoảnh đất nhỏ dành để trồng hoa. Mỗi độ xuân về, những nàng hồng tíu tít rủ nhau mặc những bộ quần áo nhung, phớt hồng lộng lẫy. Chị loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình một bộ váy trắng muốt, dài thướt tha. Cô lay ơn ngày thường ẩn mình trong lớp lá xanh nay cũng khoe sắc bằng vạt áo vàng tươi.
-Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại .
Toán
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
A/ Mục tiêu :
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 .
- Biết giải bài toán bằng hai cách .
- Bài tập cần làm 1, 2, 3.
B/ Chuẩn bị : 
 1/ Đồ dùng : - Bảng phụ
 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp , nhóm ....
C/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi một H lên bảng chữa bài tập về nhà 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta luyện tập về 4 phép tính trong PV 100 000 
 b) Luyện tập:
-Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1 
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh khác nhận xét .
* Chốt: cách cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số trong phạm vi 100 000 .
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu bài tập 2 .
-Mời hai em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
* Chốt: Cách đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 .
Bài 3 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách 
-Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước .
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Một em lên bảng chữa bài tập số 5 về nhà 
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Một em đọc đề bài 1 .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-1 em nêu miệng kết quả nhẩm :
a/ 50 000 + 20 000 = 70 000 
b/ 80 000 - 40 000 = 40 00
c/ 20 000 x 3 = 60 000
d/ 36 000 : 6 = 6 000 
-Một học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Hai em lên bảng đặt tính và tính :
 38 178 86 271 412 2 5968 6
+25706 - 43954 x 5 19 4328 
 63884 42217 2060 16
 48
 0
- Hai em khác nhận xét bài bạn .
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- 1HS giải bài trên bảng , ở lớp làm vào vở 
 Giải cách 1:
 Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là :
 38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng )
 Số bóng đèn còn lại trong kho là :
 80 000 - 64 000 = 16 000 (bóng )
 Đ/S: 16 000 bóng đèn
Giải cách 2:
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 1là:	80000 - 38000= 42000(bóng)
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần2 là: 42000- 26000 = 16000(bóng )
 Đáp số: 16000 bóng đèn
- Học sinh khác nhận xét bài bạn . 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Chiều:
Toán (LT)
Bài 158: Ôn tập các số đến 100 000.(Tiếp)
 A/ Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về:
- So sánh các số trong phạm vi 100000.
- Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.Viết được số bé nhất, lớn nhất từ 5 chữ số đã cho .
- Giáo dục HS chăm học .
 B/ Đồ dùng dạy học :
- Vở luyện Toán
 C/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Yêu cầu HS cả lớp là BT 1, 2, 3,4( tr 44)
- Gọi lần từng HS nêu yêu cầu của 3BT.
- GV nhấn mạnh lại các yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài cá nhân.
- GV theo dõi , HD giúp đỡ HS yếu kém hoàn thành BT.
- Chấm một số bài của HS đã làm xong.
* Bài tập 5 dành cho HS K- G
2. Chữa bài và chốt kiến thức 
Bài 1 : 2 HS TB lên chữa bài.
-Hỏi HS cách so sánh các số trong PV 100000.
Chốt Cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 .
Bài 2 : 2 HS TB lên chữa bài.
- Hỏi HS cách cách viết các số theo thứ tự tù bé đến lớn và ngược lại.
Bài 3 : HS nêu miệng kết quả
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
60253; 61190; 16915.
29548; 52280; 39817.
49105; 49090; 50000.
82198; 85000; 91200.
-Bài 4 :Cho 5 chữ số là : 0; 1; 4; 6 ;9 viết :
a) Viết số bé nhất gồm 5 chữ số đã cho
b) Viết số bé nhất gồm 5 chữ số đã cho
Chốt cách viết được số bé nhất và lớn nhất gồm 5 chữ số từ 5 chữ số đã cho .
* Đối với HS (K – G )
Bài 4 : Tìm số lớn nhất có 5 chữ số mà tổng các chữ số của số đó bằng 21.
 HD : Vì tổng các chữ số bằng 21 và chữ số hàng chục nghìn phải lớn nhất ( để số đó lớn nhất ), nên chữ số hàng chục nghìn là 9. Tổng của 4 chữ số còn lại là 21 - 9 = 12. Tương tự chữ số hàng nghìn phải là 9. Tổng của 3 chữ số còn lại là : 12 - 9 = 3. Chữ số hàng trăm là 3, tổng của 2 chữ số còn lại bằng 0. Nên chữ số hàng chục và hàng đơn vị là 0.Vậy số phải tìm là : 99300
-YC HS suy nghĩ làm bài, Gv tiếp tục theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành BT.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành ở vở BT Toán .
- 3 HS lần lượt nêu yêu cầu của 3 BT.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
 - HS làm bài cá nhân vào vở
- HS làm xong chấm bài và làm bài tập BS.
Bài 1: >, < , = 
40 253 < 41 193 25000 = 20000 +5000
56105 > 55995 50000 > 49000 + 100
23412 < 32412 30000 = 29990
Bài 2 : Viết các số 50395; 38754; 61298; 16908; 43271.
a) Theo thứ tự từ lớn đến bé 61298; 50395; 43271; 38754; 16908 .
b) theo thứ tự từ bé đến lớn 16908; 38754; 43271; 50395; 61298 .
Bài 3 : HS nêu miệng kết quả 
Câu D.
Bài 4: Từ 5 chữ số là : 0; 1; 4; 6 ;9 viết:
- Số bé nhất là : 10 469
- Số lớn nhất là : 96401 .
HS suy nghĩ làm bài.
1 HS lên chữa bài 
ĐA : Số phải tìm là : 99300
Thể dục
ôn Tung bắt bóng theo nhóm 3 người
Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
A/ Mục tiêu :
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.
- Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “Bước đầu biết cách chơi và biết tham gia chơi được .
B/ Địa điểm phương tiện 
 -Sân bãi chọn nơi thoáng mát ,bằng phẳng ,vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn .
 -Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , 
 C/ Lên lớp :
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
a/Phần mở đầu : -G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . -Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp. -Trò chơi : “ Tìm con vật bay được “ -Chạy chậm một vòng sân từ 150 - 200 m b/ Phần cơ bản : * Tung và bắt bóng theo nhóm ba người . -Hướng dẫn : Ba người đứng đối diện theo hình tam giác , ba em đều tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn lần đầu tung , bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi xuống sau đó chuyển sang phải , sang trái để bắt bóng cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt . *Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “. -Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm . - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau -Lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó cho chơi chính thức -Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số c/Phần kết thúc: -Yêu cầu HS làm các thả lỏng.Đi vòng tròn hít thở sâu . -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà ôn Bài thể dục phát triển chung . 
 1phút
2phút 
2phút
12 phút 
10phút
2phút
2phút
-Đội hình hàng ngang 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
- Đội hình vòng tròn 
 GV
Chính tả(LT)
Cóc kiện trời
A/ Mục tiêu :
- Nghe- viết lại và chính xác bài “ Cóc kiện trời “
ª Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á . 
B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : - Bảng phụ ghi nội dung trong bài tập 2 .
 - Vở thực hành TV.
 	 2 / HTTC : Cá nhân , nhóm 
C/ Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-YC cả lớp viết vào nháp một số từ hay viết sai’ -Nhận xét đánh giá cho điểm.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu b) Hướng dẫn nghe viết : 1/ Hướng dẫn chuẩn bị : -Đọc mẫu bài viết (Cóc kiện Trời ) . - Sau cuộc chiến thái độ của Trời như thế nào ?Trời đã đồng ý với Cóc điều gì ? -Những từ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ? 
ơ - Câu nói của Trời được viết như thế nào ?
-Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó: trần gian, dịu giọng, nổi loạn . -Đọc cho học sinh viết vào vở -Đọc lại để học sinh soát bài -Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 : 
- Nêu yêu cầu của bài tập 2. -Gọi 2 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng nước ngoài trên bảng . -Lưu ý học sinh nắm lại cách viết tên nước ngoài -Đọc cho học sinh viết vào vở .
 3/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp. -Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-3 Học sinh lên bảng viết các từ GV đọc :lâu năm , nứt nẻ , náo động , vừa vặn , dùi trống , dịu giọng ,
-Lớp lắng nghe giá

File đính kèm:

  • docTuan_33_CKTKN_Giam_tai.doc