Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền
TẬP ĐỌC:
BÀI HÁT TRỒNG CÂY.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây (TL được câc CH SGK; Học thuộc lòng bài thơ) .
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên
- Biết ngắt nhịp sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
3. Thái độ: Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
ồm có những gì ? - Gv tổng hợp các ý kiến, kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 8 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời *Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập HĐ 2: Trái Đất là hành tinh của sự sống Bước 1. Thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu Hs quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận các câu hỏi sau : + Trên Trái Đất có sự sống không ? + Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh của sự sống ? Bước 2. Trình bày kết quả thảo luận: => Trong hệ MT, Trái Đất là hành tinh có sự sống.. + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp? =>GV: Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giừ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta - GV chốt nội dung bài *Cá nhân – Lớp + HS làm việc cá nhân - KQ ghi phiếu học tập - Quan sát hình 1 trong SGK trang 116 + Nếu xét vị trí từ Mặt Trời tới các hành tinh thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm vương + Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời + Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và 8 hành tinh khác quay xung quanh nó - Hs lắng nghe và ghi nhớ. * Nhóm 2 – Lớp - Hs quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận các câu hỏi - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.. - Nhận xét, bổ sung ý kiến + Chúng ta phải: Làm cho môi trường Trái Đất luôn sạch sẽ. - Hs nghe và nhớ - Hs nhắc lại nội dung bài 3. HĐ ứng dụng (1 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Ghi nhớ nội dung bài học - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường sống tại gia đình, lớp học - VN tìm hiểu về các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời Tiết đọc thư viện ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN ( Tự đọc ở nhà) Tin học BÀI 4: THAY ĐỔI NỀN VÀ BỔ SUNG THÔNG TIN VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết cách chọn nền trang trình chiếu từ mẫu có sẵn. Thêm được các thông tin về trang trình chiếu như: tác giả, ngày tháng soạn bài trình chiếu, số thứ tự trang trình chiếu. - Học sinh nắm được các bước soạn bài trình chiếu. Dự kiến được số trang, chọn bố cục từng trang, biết chỉnh sửa và thên thông tin vào bài trình chiếu. - HS nắm được cách thao tác sử dụng phần Power Point. Rèn luyện tư duy. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên:Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính. - Học sinh: Máy tính, tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5phút 25 phút 5phút 1. Bài cũ : - Em hãy chèn tranh ảnh vào trang trình chiếu và thay đổi kích thước của tranh, ảnh đó. - Nhận xét. 2. Các hoạt động: a.Thay đổi nền trang trình chiếu: - GV hướng dẫn HS cách thay đổi nền trong trang trình chiếu:d + Bước 1: Nháy chuột vào trang trình chiếu cần thay đổi. + Bước 2: Nháy chọn thẻ Design xuất hiện trên danh sách nền. + Bước 3: Nháy chọn vào một nền trong danh sách. * Có rất nhiều nền trang trình chiếu bị ẩn, để xem thêm các nền này em hãy chọn nút lệnhhoăc nút lệnh bên phải danh sách nền. - HS thực hành. - Gv nhận xét chung. b.Bổ sung thông tin vào trang trình chiếu: - GV hướng dẫn hs các bước bổ sung thông tin tác giả, ngày soạn thảo, số trang theo hướng dẫn. + Bước 1: Trong thẻ Insert, nháy chọn Header&Footer, cửa sổ Header&Footer xuất hiện như hình dưới. + Bước 2: Thực hiện các thao tác sau. Nháy chọn Date and Time để chèn ngày, tháng, năm soạn bài trình chiếu. Nháy chọn Slide number để chèn số trang cho bài trình chiếu. Nháy chọn Footer rồi gõ tên người soạn vào ô trống. + Bước 3: Nháy chọn Apply để thêm thông tin cho trang trình chiếu được chọn, nháy chọn Apply to all để thêm thông tin cho toàn bộ các trang có trong bài trình chiếu. - HS thực hành. - GV quan sát, nhận xét. 3. Củng cố và dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài học - Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới. - HS lắng nghe. - Hs thực hành. - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Lắng nghe. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY. . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể được tên một vài nước mà em biết và chỉ được vị trí của các nước đó trên bản đồ hoặc quả địa cầu. - Viết được tên các nước vừa kể - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 2. Kĩ năng: Ghi nhớ tên các nước và sử dụng dấu câu hợp lí 3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bản đồ hoặc quả địa cầu - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình - HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (30 phút): *Mục tiêu : - Kể được tên một vài nước mà hs biết, chỉ được vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu, viết được tên các nước vừa kể. - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu *Cách tiến hành: *HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước Bài tập 1: HĐ cá nhân-> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. + Yêu cầu Hs cá nhân-> chia sẻ. *GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng => GV củng cố vốn từ về các nước, giới thiệu đôi nét đặc sắc về một số nước trên thế giới Bài tập 2: HĐ cá nhân -> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài + Làm bài cá nhân + Nhận xét, đánh giá bài làm của HS - GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng. + Tên các nước cần viết như thế nào? - GV lưu ý cách viết một số nước: Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a (Viết hoa chữ cái đầu tiên, sử dụng gạch nối giữa các tiếng) *HĐ 2: Ôn về dấu phẩy Bài tập 3: HĐ nhóm đôi -> Cả lớp - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3. - Trao đổi theo nhóm (theo bàn) * GV lưu ý đối tượng HS M1 nhận biết sử dụng dấu câu hợp lí - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. =>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết. - 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân-> chia sẻ: HS nêu các nước và tìm vị trí các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới + HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. + HS làm bài cá nhân *Dự kiến KQ: + Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Bỉ, Thủy Sĩ,... + Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng - HS thảo luận -> chia sẻ bài làm *Dự kiến KQ: a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột. b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li. c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục. 3. HĐ ứng dụng (1 phút): - VN tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài học 4. HĐ sáng tạo (1 phút): - VN đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021 Nghỉ giỗ Tổ Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021 CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng: vòm cây, mê say, rung,... - Nhớ - viết lại chính xác bốn khổ thơ đầu trong bài “Bài hát trồng cây”. - Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu r / d / gi . - Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu r/d/gi 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần nhớ - viết - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - GV nhận xét, đánh giá chung - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - Hát: “Chữ đẹp nết ngoan”” - Thi viết đúng, viết đẹp: dáng hình, rừng xanh, rung mành, lơ lửng, thơ thẩn,... - Lắng nghe - Mở SGK 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút): *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ theo thể thơ tự do *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ -viết - Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết - GV đọc đoạn thơ một lượt. + Cây xanh mang lại cho con người những điều gì? b. Hướng dẫn cách trình bày: + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ? + Chúng ta viết hoa những chữ nào? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn? - Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết. - GV nhận xét chung - 1 Học sinh đọc lại. - 4 HS nối tiếp đọc thuộc 4 khổ thơ cần viết + Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc. Con người cần tích cực trồng, bảo vệ cây xanh,.. + Dòng thứ nhất, dòng thứ ba của mỗi khổ thơ có 3 chữ, dòng thứ hai và thứ tư có 5 chữ. + Mỗi khổ thơ có 4 dòng thơ + Viết hoa chữ đầu bài, đầu câu,.... + Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang. - Học sinh nêu các từ: vòm cây, mê say, lay lay, rung, quên nắng xa đường dài - 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con. 3. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh nhớ - viết chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe - HS nhớ - viết bài. 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập (7 phút) *Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp Bài 2: Điền vào chỗ trống rong/dong/giong + Giải nghĩa từ: gánh hàng rong (hàng hoá mang đi bán được cho vào quang gánh đi, người bán không ngồi một chỗ mà luôn di chuyển tới những vị trí thuận lợi để bán hàng) - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp =>Đáp án: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong - HS đọc các từ ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh 6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai. - Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi 7. HĐ sáng tạo (1 phút) - Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có chữ chứa âm đầu r/d/gi và chép lại cho đẹp TOÁN: TIẾT 153: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia số có năm chữ số cho số có một chữ sốHS vận dụng kiến thức chia được số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số, giải toán có lời văn và tính giá trị biểu thức. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu học - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): + Đặt tính rồi tính 10628 x 2 21515 x 3 13254 x 4 - Kết nối nội dung bài học. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. - TBHT điều hành lớp chữa bài, nhận xét - Lắng nghe, ghi bài vào vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút) * Mục tiêu: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết. * Cách tiến hành: Cả lớp * Thực hiện phép chia - GV viết đầu bài lên bảng. 37648 : 4 = ? - YC HS suy nghĩ và nêu cách đặt tính và tính - GV củng cố lại cách đặt tính và cách tính. Vậy: 37648 : 4 = 9412 Lưu ý cho HS mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ. - HS QS, đọc phép chia, nhận xét về số bị chia, số chia - HS thực hiện vào vở nháp. - HS nêu cách đặt tính và cách tính. 37648 4 16 9412 04 08 0 - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe 3. HĐ thực hành (16 phút) * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức chia được số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số, giải toán có lời văn và tính giá trị biểu thức. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp) + GV giao nhiệm vụ - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1 - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - TBHT điều hành *Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT Lưu ý cho HS mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ. => GV củng cố chia số có năm chữ số cho số có một chữ số: củng cố cách đặt tính và cách tính. Bài 2 (Nhóm 2 – Cả lớp) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm nhóm 2 * GV lưu ý HS M1 +M2: + Bài toán thuộc dạng toán nào? -> Bài toán thuộc dạng toán rút về đơn vị. => GV nhận xét, củng cố về giải toán dạng tìm một phần mấy của một số Bài 3 (Cá nhân – Cả lớp) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS trao đổi N 2 * GV lưu ý HS M1 +M2 + Nêu lại cách thực hiện tính giá trị của biểu thức. Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) -Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả. - GV kiểm tra, tuyên dương, khen ngợi HS - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân vào vở - Đổi cheó vở KT - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả - Thống nhất cách làm và đáp án đúng *Dự kiến KQ: 84848 4 24693 3 04 21212 06 8231 08 09 04 03 08 0 () 0 - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài -> Trao đổi, chia sẻ... - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả -Thống nhất cách làm và đáp án đúng Tóm tắt: Có : 36550 kg Bán : 1/3 số kg Còn lại: ...kg? Bài giải: Cửa hàng đã bán số xi măng là: 36550 : 5 = 7310 (kg) Cửa hàng còn lại số xi măng là: 36550 – 7310 = 29240 (kg) Đáp sô: 29240 kg xi măng - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện theo YC - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả + HS nêu nêu cách làm, kết quả + Thống nhất cách làm và đáp án đúng *Dự kiến KQ: a) 69218- 26736 : 3 = 69218 – 8912 = 60 306 a) 39 799 b) 43463; 9296 - HS thực hành xếp 8 hình tam giác để được một hình như hình vẽ. 4. HĐ ứng dụng (2 phút): 5. HĐ sáng tạo (1 phút): - Chữa các phép tính làm sai. - Tìm các bài tập cùng dạng trong Vở bài tập Toán và giải. TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA V I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa V - Viết đúng tên riêng : Văn Lang - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa V, L, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) + 2 HS lên bảng viết từ: Uông Bí ,... + Viết câu ứng dụng của bài trước Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô - GV nhận xét, đánh giá chung - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng - Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan” - Thực hiện theo YC - Lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương bạn - Lắng nghe 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Văn Lang => Là nhà nước đầu tiên của nước ta, dưới sự trị vì của vua Hùng + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Khi vỗ tay nhiều ngón mới phát ra âm thanh, khi muốn bàn bạc một vấn đề gì có nhiều người sẽ bàn luận được kĩ càng hơn. Câu tục ngữ muốn đề cao tinh thần đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho HS luyện viết bảng con + V, B, L - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát. - HS viết bảng con: V, B, L - Học sinh đọc từ ứng dụng. + 2 chữ: Văn Lang + Chữ V, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă, a, n, cao 1 li. - HS viết bảng con: Văn Lang - HS đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Vỗ, Bàn 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa V + 1 dòng chữa L, B + 1 dòng tên riêng Văn Lang + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của HS - Nhận xét nhanh việc viết bài của HS - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021 TẬP LÀM VĂN: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? 2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu), thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường 4. Gó
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_bich_hien.doc