Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hằng

Chính tả ( Nghe – viết )

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Viết đúng: Giữ gìn, xây dựng, đời sống, sức khỏe, cả nước yếu ớt,.

- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT 2a.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh viết đúng nhanh, chính xác, rèn chữ viết nắn nót, rèn cho HS trình bày đúng các khổ thơ theo thể thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng

- GV: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.

- HS: SGK, vở, bảng con

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc46 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Nội dung: Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bâc Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. 
4. Hoạt động đọc nâng cao ( 10 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi; phát âm đúng: khó luyện tập, lưu thông nước nhà, sức khỏe,... 
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
+ Gv mời một số HS đọc lại toàn bài .
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
+ Gv hướng dẫn HS cách đọc đoạn 1.
- HS thi đua đọc đoạn 1
- TBHT mời 3 bạn thi đua đọc đoạn 1
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
+ Mời một em đọc lại cả bài.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
Lưu ý: Đọc đúng, to và rõ ràng: M1,M2 
- Đọc diễn cảm: M3, M4
+ Hs đọc lại toàn bài.
- Lắng nghe
- Hs thi đọc theo YC
- HS thực hiện theo lệnh của TBHT
- HS thi đọc.
+ 3 HS
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
+ Một em đọc lại cả bài.
- HS luyện đọc theo cặp -> 3 em thi đọc 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. Hoạt động ứng dụng (2 phút)
- Bài văn khuyên chúng ta điều gì ?
- Bài văn khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, vui hơn và học tốt hơn.
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị: 
"Cuộc gặp gỡ ở Lúc- xăm -bua"
 - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe, thực hiện
---------------------------------------------------
Đạo đức
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức Giúp HS hiểu: 
- Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn,uống) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 2. Thái độ: Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành và học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. 
3. Thái độ
- Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước. 
- Tham gia vào các hoạt động,phong trào tiết kiệm nước ở địa phương. 
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng trình bày .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng bình luận.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
*GD TKNL&HQ
- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.
- Nguồn nước khơng phải là vơ hạn, càn phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước.
*GD BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho mơi trường them sạch đẹp, góp phần BVMT.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, yêu thiên nhiên, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng 
- GV: 4 tranh (ảnh) chụp cảnh đang sử dụng nước (ở miền núi và đồng bằng hay miền biển)
- HS: SBT, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, T/C học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- T/C “Nối đúng, nối nhanh”
+ TBHT điều hành
+ Nối hành vi ở cốt A ứng với nội dung ở cột B sao cho thích hợp.
- 2 đội tham gia chơi
Cột A
 Cột B.
1. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
2. Nước thải ở nhà máy, bệnh viện cần phải được xử lý.
3. Vứt xác chuột chết, con vật chết xuống ao.
4. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào đúng nơi qui định.
5. Để vòi nước chảy tràn bể.
6. Dùng nước xong, khóa ngay vòi lại.
7. Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây.
8. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn.

à Ô nhiễm nước.
à Bảo vệ nguồn nước.
à Ô nhiễm nước.
à Bảo vệ nguồn nước
à Lãng phí nước.
à Tiết kiệm nước.
à Tiết kiệm nước.
à Ô nhiễm nước.
- Nhận xét, đánh giá
- Kết nối với nội dung bài
-Bình chọn đội thắng cuộc
- HS lắng nghe, ...
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu. Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn,uống) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
*Cách tiến hành:
Việc 1 :Trình bày kết quả điều tra
HĐ nhóm 6- Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu HS chia nhóm. Yêu cầu các HS căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm. 
 - Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung: 
Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống. 
Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước. 
Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống. 
Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu HS nộp 
các phiếu điều tra của cá nhân. 
+ Nhóm 1: Tiết kiệm nước
 (Là bảng liệt kê những việc làm tiết kiệm nước của các nhóm)
+ Nhóm 2: Lãng phí nước. 
+ Nhóm 3: Bảo vệ nguồn nước. 
+ Nhóm 4: Gây ô nhiễm nguồn nước. 
- Giúp HS rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm. 
- Yêu cầu HS hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. 
*GV kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
Việc 2: Sắm vai xử lí tình huống
Làm việc theo nhóm-> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện. 
+ Tình huống 1: Em và Nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: ”Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳngviệc gì phải lo”
- Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?(hoặc nói gì?). 
+ Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: ”Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí. 
* Nhận xét, kết luận: 
(GDTKNL&HQ, GDBVMT): 
 Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ- Do đó ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ nguồn nước. 
 Nước là nguồn sống của chúng ta, bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất
=>GV tổng kết: 

- HS lắng nghe nhiệm vụ
- Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo. HS lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm (ý trùng thì không ghi nũa). 
- Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho GV.
- Chia sẻ KQ 
- Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét. 
- Một vài HS trả lời. 
- Một vài HS nhắc lại.
- HS nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm. 
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp. Chẳng hạn: 
* Dự kiến ý kiến chia sẻ:
+ Trường hợp 1: Giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt hộp lên vứt vào đống rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam). 
+ Trường hợp2: Xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ nhờ người bịt lại rồi đi báo cho thợ sữa chữa. Giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước. 
- 1 vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm. 
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Đọc phần ghi nhớ SGK
3.HĐ ứng dụng: (2 phút)
- GV hệ thống bài: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Em đã làm gì để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước ?

- HS nghe
- HS trả lời
4. HĐ sáng tạo:(1 phút)
- Tìm hiểu việc sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở địa phương em.
- Dặn HS về nhà C.bị bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi – Tiết 1

- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 07 tháng 04 năm 2021
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Kể được tên một sô môn thể thao.
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng dấu câu hợp lí,... 
3. Thái độ: Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng lớp viết bài tập 3, SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”
- TBHT điều hành- Nội dung chơi T/C: 
+ Nhân hóa. Cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (...)
- GV tổng kết trò chơi
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng Từ ngữ về thể thao – dấu phẩy

- Học sinh tham gia chơi.
- HS dưới lớp theo dõi nhận xét
 - Lắng nghe
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu:
- Kể được tên một sô môn thể thao; nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ Nhóm 4 
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.
+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: HĐ theo cặp
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu thảo luận theo cặp.
+ Anh chàng trong truyện có cao cờ không ? 
+ Anh ta có đánh thắng ván nào trong cuộc chơi không?
+ Truyện đáng buồn cười ở điểm nào
- GV kết luận
Bài tập3: HĐ cá nhân
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
+ Làm bài cá nhân
+ Chấm bài, nhận xét.
- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEGGame 25 đã thành công rực rỡ.
b/ Muốn cơ thể khỏe mạnh khoẻ mạnh, .....
c/Để trở thành con ngoan, trò giỏi,.....
=>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết.
	
- 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm 4
: kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng: Bóng, Chạy, Đua, Nhảy.
- HS chia sẻ bài làm
a) Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném,...
b)Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trâng,...
c) Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua ngựa,...
c)Nhảy: Nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy dù,...
- HS nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Các từ ngữ: được, thua, không ăn, thắng hoà.
1 số HS đọc lại truyện
- Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.
- Anh này đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua
-1HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân 
- HS làm bài vào vở-> chia sẻ KQ:
a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEGGame22 đã thành công rực rỡ.
b/ Muốn.....khoẻ mạnh, .....
c/ Để trở......trò giỏi,.....
- 1HSđọc lại bài đúng (đã bảng điền dấu câu đúng)
3. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- GV chốt lại những phần chính trong tiết học
- 1, 2 học sinh nhắc lại 
- Lắng nghe
4. HĐ sáng tạo:(1 phút)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần tương tác, chia sẻ bài học.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các từ ngữ về thể thao. Nhớ truyện vui Cao cờ để kể cho người thân nghe. 
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau: Đặt và TLCH: Bằng gì? Dấu hai chấm
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
---------------------------------------------------
Tiếng Anh
________________________________
Toán
TIẾT 143: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là cm2 
- HS làm được BT 1, 2, 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình vuông
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động ( 5 phút)
- Tổ chức T/C Hái hoa dân chủ
-TBHT điều hành: Nội dung HS tham gia chơi về kiến thức diện tích, chu vi hình chữ nhật,...

-HS tham gia chơi
+ Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
+ Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
+ Hình chữ nhật có diện tích 81cm2, chiều dài bằng 9. Tính chiều rộng của HCN? (...)
+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- GV tổng kết T/C
- Kết nối nội dung bài học: Chu vi hình vuông

-HS nhận xét, đánh giá
-Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức: ( 10 phút)
* Mục tiêu: Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của no và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là cm2 
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* Xây dựng qui tắc
- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm ra quy tắc tính diện tích hình vuông sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Mỗi cạnh có bao nhiêu ô vuông?
+ Tất cả có bao nhiêu ô vuông? Tính như thế nào cho nhanh ?
+ Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
+ Ta có bao nhiêu cm2
+ Vây: Diện tích hình vuông ABCD là: 
 3 x 3 = 9 (cm2)
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?
- Cho HS xem một số HV đã chuẩn bị.

- Quan sát hình ở SGK, thỏa luận nhóm 4 tìm cách tính diện tích hình vuông
- Chia sẻ trước lớp 
- Có 3 ô vuông. Tất cả có 9 ô vuông.
- Lấy 3 x 3 = 9 (ô vuông)
- Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
- Ta có 9 cm2.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
+ Một số HS nêu lại quy tắc.
 3.Hoạt động thực hành: ( 17 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông để làm được các BT:1,2,3. 
* Cách tiến hành: 
Bài tập 1: Cá nhân – Cặp đôi –Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- TBHT điều hành
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
=> Gv củng cố cho HS phân biệt rõ cách tính diện tích và tính chu vi của HV.

- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Đổi chéo vở KT
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
+ Thống nhất cách làm và đáp án đúng
Cột 2) 5 x 5 = 25 cm
Cột 3) 10 x 10 = 100cm
Bài tập 2 : Cặp đôi – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài N2
- GV giúp HS M1 đổi 80mm = 8 cm
+Vì sao chúng ta phải đổi đơn vị đo?
+ Yêu cầu Hs nêu cách làm 
- GV nhận xét, củng cố về tính diên tích HV
Bài tập 3: Cặp đôi – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài (Trao đổi N2)
*GV lưu ý HS M1 +M2 
+ Muốn tính diện tích HV trước hết em làm gì ? 
- GV củng cố cách làm:
+ B1: Tính số đo độ dài cạnh.
+ B2:Từ biết độ dài cạnh, tính diện tích.
- GV nhận xét, củng cố về giải toán 

- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài -> Trao đổi N2...
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
- HS nêu lại cách tính diện tích hình vuông.
 Bài giải
Diện tích hình vuông là:
8 x 8 = 64 (cm2)
 Đ/S: 64 cm2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài (Trao đổi N2) 
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
+Tính cạnh hình vuông
- Hs nhắc lại cách tính diện tích hình vuông
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng
Bài giải
Cạnh hình vuông là:
 20 : 4 = 5 ( cm)
 Diện tích HV là:
 5 x 5 = 25 (cm2)
 Đ/S: 25cm2

µBài tập chờ: (M3+M4): 
+ Tính diện tích hình vuông có chu vi là 160cm.
-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án đúng

-HS đọc nhẩm YC bài 
+ Học sinh làm bài cá nhân -> báo cáo với giáo viên.
4.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nêu lại ND bài ?
- Cho HS vận dụng tính nhẩm diện tích của hình vuông có độ dài của cạnh lần lượt là: 6cm; 8cm, 10cm

- HSTL
- HS tính nhẩm:
6 x 6 = 36(cm2)
8 x 8 = 64(cm2)
10 x 10 = 100(cm2)
5. HĐ sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà đo và tìm cách tính diện tích viên gạch lát nền hình vuông của nhà em.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: 
Luyện tập

- Lắng nghe, thực hiện
------------------------------------------------
Chính tả ( Nghe – viết )
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
-Viết đúng: Giữ gìn, xây dựng, đời sống, sức khỏe, cả nước yếu ớt,...
- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a. 
2. Kỹ năng: Giúp học sinh viết đúng nhanh, chính xác, rèn chữ viết nắn nót, rèn cho HS trình bày đúng các khổ thơ theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng 
- GV: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.
- HS: SGK, vở, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Lớp hát bài “ Cô dạy em bài thể dục buổi sáng”
- HS thi đua viết nhanh, đẹp, đúng
+ nhảy sào, sởi vật, đua xe, điền kinh, duyệt binh, truyền tin ,...
- GV đánh giá bài làm của học sinh, khen HS
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS hát
- Học sinh thực hiện theo YC.
+2 HS lên bảng viết 
+ HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung đoạn thơ để viết cho đúng chính tả, trình bày bài khoa học
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và gọi HS đọc đoạn bài viết chính tả 
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
 (Hướng dẫn HS nhận xét chính tả ):
+ Vì sao mọi người cần phải luyện tập thể dục ?
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai ?
- Giáo viên YC HS gạch chân những từ cần lưu ý: phụ âm, vần hay viết sai: s/x; in/inh
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ khó: 
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên đọc bài -> HS nhẩm 
+ Lưu ý từ viết đúng từ có phụ âm, vần: s/x; in/inh
- Học sinh đọc đoạn bài viết chính tả (từ đầu đến của mỗi một người yêu nước).
- Học sinh trả lời từng câu hỏi -> chia sẻ trước lớp. Qua đó nắm được nội dung bài viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý.
+ Để rèn luyện và nâng cao sức khỏe. 	
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, riêng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thu_hang.doc
Giáo án liên quan