Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Tuấn
Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2021
TOÁN
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành 2 hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích 2 hình đã tách.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Các miếng bìa hình vuông để minh hoạ cho ví dụ 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” đọc, viết số có năm chữ số theo yêu cầu. - GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 10’Giới thiệu biểu tượng về diện tích
Ví dụ 1: GV có 1 hình tròn (miếng bìa màu đỏ ), 1 hình chữ nhật (miếng bìa màu trắng).
Đặt hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
Ví dụ 2: GV giới thiệu 2 hình A, B (SGK) là 2 hình có dạng khác nhau nhưng có cùng số ô vuông như nhau. HS thấy được 2 hình A và B có diện tích bằng nhau.
Ví dụ 3: GV giới thiệu hình P ở (SGK) để HS thấy được: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích M và N.
3. Thực hành, luyện tập.15’
Bài 1: (Nhóm 2)Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi làm bài.
- HS nêu ý đúng, GV nhận xét.
- Kết quả đúng: a sai; b đúng; c sai
Bài 2: (Cá nhân)Cho HS quan sát hình, tính số hình. Từ đó có kết luận diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q.
Bài 3: (Nhóm 2)Hướng dẫn HS cắt ghép hình, so sánh diện tích.
- HS làm việc cá nhân sau đó nêu kết quả.
4. Vận dụng: 5’
- HS so sánh diện tích những sự bật quanh em.
ủ động. II. Đồ dùng dạy - học: Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” làm bài tập sau: 13215.............13115 31617................31820 25432.............25423 64320................ 45320 - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1: (Cá nhân)GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số. - Gọi HS đọc lại các dãy số đã điền đầy đủ. Bài 2: (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài.Tìm x. a) x + 1536 – 6924 b) x – 636 = 5618 c) X x 2 = 2826 d) x : 3 = 1628 - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Cả lớp tự làm bài vào vở, gọi HS nhận xét chữa bài. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải: Một ngày đào được số mét mương là: 315 : 3 = 105 (m). Tám ngày đào được số mết mương là: 105 x 8 = 840(m). Đáp số: 840 m. Bài 4(HSNK): GV yêu cầu HS quan sát và tự sắp xếp hình. - HS xếp hình như ở SGK. 3. Vận dụng. 5’ - Con lợn nặng 45kg, con bê nặng 12500g. Hỏi con nào cân nặng hơn? - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện tập thêm. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1). - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2). - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu (BT3). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” Nói 1 câu nhân hóa một sự vật. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 28’ Bài tập 1: (Nhóm 2)- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - HS làm bài cá nhân vào vở; trao đổi kết quả theo nhóm đôi. Hỏi : + Bèo lục bình tự xưng là gì ? + Xe lu tự xưng là gỡ ? + Cách xưng hô như vậy cho ta cảm giác như thế nào ? - HS phát biểu ý kiến . - GVnhận xét, chốt ý đúng: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn đang nói chuyện với nhau. Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài. - GV mời 3 HS lên bảng - gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Để làm gỡ? - GV mời 3 HS lên bảng giải bài tập. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Ví dụ: Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Bài tập 3: (N4)- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm, điền dấu câu vào chỗ thích hợp. - Đại diện các nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 3. Vận dụng. 5’ - HS hỏi đáp nhau về câu hỏi để làm gì . - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 54-55: THÚ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. - HSNK: Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. - KNS: KN kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình ở SGK; sưu tầm tranh, ảnh về các loại thú nhà. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho lớp chơi trò chơi nêu tên các loại chim. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của côn thú.(Nhóm 4) * Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình 104, 105 SGK và các hình sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý: + Kể tên các con thú nhà mà bạn biết? + Nêu đặc điểm riêng của từng con thú nhà mà em quan sát được? (Ví dụ: + Con nào có mõm dài, tai vễnh, mắt híp...?+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? + Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì? * Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con. (HS chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. - GV yêu cầu HS quan sát các hình T106, 107 và thảo luận: + Kể tên các loại thú rừng mà bạn biết, nói rõ tên và các bộ phận của con thú đó? + So sánh điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nhà? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, rút ra kết luận: + Thú rừng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. + Thú nhà là những loài thú đã được nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên. Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của thú đối với con người.(Cặp đôi) - GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: + Nêu ích lợi của việc nuôi thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,... + Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì? + Nêu ích lợi của các loài thú rừng? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú rừng? + Liên hệ theo bản thân và tình hình địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú rừng. - HS thảo luận theo cặp. - HS trình bày trước lớp theo các CH gợi ý. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. 4. Vận dụng: 5’ - HS nói về những việc cần làm để bảo vệ các loài thú rừng. - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2021 TOÁN DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. - Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành 2 hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích 2 hình đã tách. - Cả lớp làm bài tập 1,2,3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Đồ dùng dạy - học: Các miếng bìa hình vuông để minh hoạ cho ví dụ 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” đọc, viết số có năm chữ số theo yêu cầu. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 10’Giới thiệu biểu tượng về diện tích Ví dụ 1: GV có 1 hình tròn (miếng bìa màu đỏ ), 1 hình chữ nhật (miếng bìa màu trắng). Đặt hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. Ví dụ 2: GV giới thiệu 2 hình A, B (SGK) là 2 hình có dạng khác nhau nhưng có cùng số ô vuông như nhau. HS thấy được 2 hình A và B có diện tích bằng nhau. Ví dụ 3: GV giới thiệu hình P ở (SGK) để HS thấy được: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích M và N. 3. Thực hành, luyện tập.15’ Bài 1: (Nhóm 2)Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi làm bài. HS nêu ý đúng, GV nhận xét. Kết quả đúng: a sai; b đúng; c sai Bài 2: (Cá nhân)Cho HS quan sát hình, tính số hình. Từ đó có kết luận diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q. Bài 3: (Nhóm 2)Hướng dẫn HS cắt ghép hình, so sánh diện tích. - HS làm việc cá nhân sau đó nêu kết quả. 4. Vận dụng: 5’ - HS so sánh diện tích những sự bật quanh em. - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện tập thêm. TÂP VIẾT ÔN CHỮ HOA T I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Th), L (1 dòng); viết đúng tên riêng Thăng Long (1 dòng) và câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa T và từ ứng dụng, câu ứng dụng viết trên giấy kẻ ô. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức cho HS thi viết nhanh, viết đẹp từ: Tân Trào - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, (Th), L. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con: T, L b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc từ ứng dụng : Thăng Long. + Thăng Long là tên cũ của nơi nào ? ( Hà Nội ) - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng. - HS viết bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dục: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. - GV giúp HS hiểu nội dung lời khuyên của câu ứng dụng. - HS tập viết ở trên bảng con chữ: Thể dục. d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu : + Các chữ Th : 1 dòng ; Chữ L 1 dòng + Viết tên riêng : Thăng Long : 1 dòng + Víêt câu ứng dụng : 1 lần - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS viết một tên một vận động viên hoặc cầu thủ nổi tiếng có âm T đứng đầu - GV nhận xét. - Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng. CHÍNH TẢ CÙNG VUI CHƠI I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập (2) a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Một số tờ giấy A4. Tranh ảnh ở BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho lớp cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ sau: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi. 2 HS đọc thuộc khổ thơ cuối. - HS đọc thầm 2,3 lượt các khổ thơ 2,3,4. - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai. b. Yêu cầu HS gấp sách và viết bài vào vở. c. Chấm và chữa bài 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2 (Nhóm 4) (lựa chọn) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. - HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2021 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI CỜ VÀ HOA. TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, dây. III. Nội dung và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, - Trò chơi “Hoàng Anh Hoàng Yến” 2.Phần cơ bản: (25’) * Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ: - HS nêu tên động tác. - HS tập theo khu vực đã phân công – tổ trưởng điều khiển. - Các tổ thi đua. GV theo dỏi sửa sai * Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi. - HS nhắc lại luật chơi. - HS chơi.- GV theo dỏi nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) - Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe, tường thuật,... dựa theo gợi ý (BT1). - KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao (SGK) - Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Hai HS nối tiếp nhau đọc bài kể về một vị anh hùng. GV nhận xét - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - GV nhắc HS, gợi ý các buổi thi đấu mà các em chứng kiến hay nghe kể, đọc trên sách báo... . Dựa theo gợi ý có thể linh hoạt thay đổi trình tự. + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay đã xem thi đấu?Em cùng xem với những ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả các cuộc thi đấu ra sao? - Một HSNK kể mẫu – GV nhận xét. - HS kể theo nhóm 4. - Một số HS kể trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Vận dụng. 5’ - HS nói về môn thể thao em thích vè liên hệ việc rèn luyện thể thao của bản thân. - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhận xét giờ học và dặn HS suy nghĩ hoàn chỉnh lời kể một trận đấu thể thao để có một bài viết hay trong tiết tập làm văn tuần sau. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 28. - Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân. - Tổ trưởng báo cáo. - Lớp trưởng đánh giá chung. - GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. + Tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và tham gia tốt các hoạt động phong trào của lớp: + Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: chưa thuộc bảng nhân, chia, đọc bài chậm, quên đồng phục, vệ sinh chậm và sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc. - Bình xét thi đua, biếu dương HS tiến bộ, biểu dương đôi bạn cùng tiến. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. - Lớp trưởng nêu những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét bổ sung thêm: + Phát huy những mặt tốt, khắc phục những tồn tại trong tuần qua. + Tăng cường kiểm tra các bảng nhân chia các bạn còn lại vào các giờ sinh hoạt, tự học theo hình thức kiểm tra theo cặp và báo cáo. + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn hoa. + Thi chữ viết đẹp, khảo sát chất lượng vào cuối tuần. + Thực hiện nghiêm túc các nội quy lớp học đã đề ra. + Tiếp tục tham gia viết, giải bài trên báo. Hoạt động 3: Giáo dục Văn hóa giao thông: Lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn - GV kể HS nghe câu chuyện Đừng vội vã . - Lưu ý HS một số hành vi an toàn khi lên xuống xe buýt. TỰ NHIÊN - XÃ HỘI MẶT TRỜI I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. HSKG:Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - HS biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 110, 111. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.10' *Mục tiêu: Nêu được vai trò của Mặt trời đối với đời sống trên Trái Đất. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao việc cho mỗi nhóm: * Nhóm 1: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? * Nhóm 2: Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? * Nhóm 3: Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt? - HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. 15’ *Mục têu: Biết được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất. - HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận N2 các câu hỏi: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xẩy ra trên Trái Đất? - Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV bổ sung và kết luận: Nhờ Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. Hoạt động 3: Làm việc theo SGK. 5’ *Mục tiêu: Kể được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Cho HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK: Kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - GV cho HS liên hệ hằng ngày gia đình các em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì? - GV nhận xét và cho HS biết thêm: Những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời. - Cho HS quan sát lại tranh 3 GV hỏi: ? Hoạt động trong ảnh là hoạt động gì? ? Muối được làm như thế nào? GV giới thiệu con người sử dụng nhiệt và ánh sáng mặt trời để làm ra muối(nói rõ hơn về cách làm muối từ nước biển). Muối là nguồn tài nguyên quý giá của biển. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc, viết số trong phạm vi 100 000. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm:
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thanh_tuan.doc