Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2a/b/c hoặc a/b/d; HSNK làm toàn bộ BT2).
- Biết dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT3).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Một tờ phiếu khổ to kẻ bài giảng chỉ BT1. Hai băng giấy viết 4 câu văn BT2. Hai băng giấy viết nội dung truyện vui BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” Nói 1 câu nhân hóa một sự vật.
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
Bài tập 1: (Nhóm 4) - HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc HS dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ tri thức và hoạt động của tri thức.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách làm.
+ HS tự làm vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
a. Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà khoa học, nhà bác học, dược sĩ .
b. Khám bệnh, chữa bệnh, dạy học, thiết kế cấu dường, nghiên cứu khoa học
Bài tập 2: (Cá nhân)- 1 HS đọc yêu cầu bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- Gọi đại diện HS nêu kết quả, HS và Gv nhận xét, chốt ý đùng. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi rõ.
- Cả lớp chữa bài vào VBT theo lời giải đúng.(HSCHT chỉ làm 2 câu đầu)
xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập. 25’ Bài 1:(Cá nhân) - GV cho HS xem tờ lịch tháng1, tháng2, tháng 3 năm 2004 trong SGK, rồi HS tự làm các phần a, b, c. - Chẳng hạn: muốn biết ngày 3 tháng 2 là thứ mấy, trước tiên phải xác định phần lịch tháng 2 trong tờ lịch. Sau đó xem lịch tháng 2, ta xác định được ngày 3 tháng 2 là thứ ba. - Tương tự HS xác định tháng 2 có mấy ngày? - HS làm bài cá nhân. Gọi một số HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Bài 2: (N4)- GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2021. - GV làm mẫu 1 câu, ví dụ: Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy? - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồ cử đại diện trình bày. Bài 3: (N2)a) Những tháng nào có 30 ngày? b) Những tháng nào có 31 ngày? - HS nêu miệng kết quả. - Bài này củng cố cho HS về số ngày trong từng tháng. - HS có thể dùng cách nắm bàn tay để xác định các tháng có 30 ngày, 31 ngày. Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu bài (khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng). - Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là: A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm - HS làm bài - Gọi một số HS đọc bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét . - GV hướng dẫn HS cần xác định được tháng 8 có 31 ngày. Sau đó tính dần ngày 2 tháng 9 năm đó là thứ mấy (thứ tư). HS khoanh vào C. 4. Vận dụng: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện tập thêm. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các CH trong SGK) - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại được từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Kiểm tra HS đọc lại Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi về ND bài. - Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 2.1. Luyện đọc. 25’ a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; đọc phân biệt lời Ê-đi-xơn và bà cụ. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện. 2.2 Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)10’ - HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? + Bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của bà cụ gợi ý cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập 3.1 Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn HS luyện đọc đúng lời nhân vật; chú ý những từ ngữ cần nhấn giọng. - Một vài HS thi đọc đoạn 3. - Một tốp HS đọc toàn truyện theo 3 vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). 3.2 Kể chuyện: 20’ a. GV nêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã tập đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai (Người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). Bây giờ các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. b. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai - GV nhắc HS: Nói lời nhân vật nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - HS tự hình thành nhóm, phân vai. - Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất. 4. Vận dụng: 5’ - GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? - Kể tên một số người lao động trí óc mà em biết. - GV khuyến khích HS về nhà tập dựng hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện. Thứ 3 ngày 23 tháng 2 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ 4 ngày 24 tháng 2 năm 2021 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). - Giải được bài toán gắn với phép nhân. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2(cột a),3,4(cột a). Giảm tải bài 2b, 4b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” nêu tên các đồ vật có hình tròn. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 10’ a. GV hướng dẫn HS trường hợp nhân không nhớ. 1034 2 2068 - GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số x có một chữ số và viết lên bảng: 1034 x 2 = ? - HS trao đổi theo cặp tự thực hiện và nêu cách thực hiện phép tính (đặt tính và tính) như SGK. - GV viết phép nhân và kết quả theo hàng ngang: 1034 x 2 = 2068. - GV cho HS nhận xét để biết đây là phép nhân không nhớ. b. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần 2125 3 6375 x - GV nêu và viết phép nhân lên bảng: 2125 x 3 = ? - HS trao đổi theo cặp tự thực hiện và nêu cách thực hiện phép tính (đặt tính và tính) như SGK. - HS viết phép nhân và kết quả theo hàng ngang: 2125 x 3 = 6375. - GV lưu ý HS: + Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. + Nhân rồi mới cộng phần nhớ ở hàng liền trước (nếu có). 3. Thực hành, luyện tập. 15’ Bài 1: (Cá nhân)GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài, GV lưu ý HS khi thực hiện phép nhân có nhớ. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách thực hiện tính. (HSCHT làm 2 bài đầu) 1234 4013 2116 1072 x 2 x 2 x 3 x 4 Bài 2: (Cá nhân) a) Đặt tính rồi tính: 1023 x 3 1810 x 5 - GV gọi 1 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính. - Cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở. - Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài giải: Số viên gạch xây bốn bức tường là: 1015 x 4 = 4060 ( viên) Đáp số: 4060 viên gạch. Bài 4: (Cặp đôi) a) GV hướng dẫn HS cách nhẩm: 2000 x 3 = ? Nhẩm: 2 nghìn x 3 = 6 nghìn Vậy: 2000 x 3 = 6000 - Tương tự HS làm phần còn lại rồi đổi chéo vở kiểm tra và chữa bài. (HSCHT làm 2 bài đầu) 4. Vận dụng: 5’ - HS làm bài cá nhân rồi nêu kết quả: a. 1382 x 4 b. 1407 x 6 - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. - Đánh giá tiết học. Dặn HS luyện tập thêm. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2a/b/c hoặc a/b/d; HSNK làm toàn bộ BT2). - Biết dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT3). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Một tờ phiếu khổ to kẻ bài giảng chỉ BT1. Hai băng giấy viết 4 câu văn BT2. Hai băng giấy viết nội dung truyện vui BT3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” Nói 1 câu nhân hóa một sự vật. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 28’ Bài tập 1: (Nhóm 4) - HS đọc yêu cầu bài. - GV nhắc HS dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ tri thức và hoạt động của tri thức. - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách làm. + HS tự làm vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà khoa học, nhà bác học, dược sĩ . Khám bệnh, chữa bệnh, dạy học, thiết kế cấu dường, nghiên cứu khoa học Bài tập 2: (Cá nhân)- 1 HS đọc yêu cầu bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy. - Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân. - Gọi đại diện HS nêu kết quả, HS và Gv nhận xét, chốt ý đùng. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi rõ. - Cả lớp chữa bài vào VBT theo lời giải đúng.(HSCHT chỉ làm 2 câu đầu) Bài tập 3: (Cặp đôi)HS đọc YC bài và truyện vui Điện. GV giải nghĩa thêm từ phát minh. - HS giải thích YC của bài. Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân rồi đổi chéo vở kiểm tra. - GV dán hai băng giấy lên bảng lớp. Mời 2 HS lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. - GV hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào? 3. Vận dụng. 5’ - HS đặt một câu có sử dụng dấu phẩy nói về một người lao động trí óc. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ghi nhớ và kể lại truyện vui Điện. Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). - Các bài tập cần làm: Bài 1,2(cột 1,2,3)Bài 3,4(cột 1,2). 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con: 1902 x 4 b- 1620 x 3. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1. (Cá nhân) - Viết thành phép nhân và ghi kết quả: - GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 phép tính: 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258. - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài. (HSCHT làm 2 cột đầu) a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3= 3156 c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 =2007 x 4 = 8028 Bài 2. (Cặp đôi)- (cột 1, 2, 3): Ôn tập cách tìm thương và số bị chia chưa biết. - GV cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia. - HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở. (HSCHT làm 2 cột đầu) Số bị chia 423 Số chia 3 3 4 5 Thương 141 2401 1071 Bài 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải Hai thùng có số lít dầu là. 1025 x 2 = 2050 (lít) Số dầu còn lại là: 2050 – 1350 = 700(lít). Đáp số: 700 lít. Bài 4 (cột 1, 2): (Cặp đôi)- Viết số thích hợp vào ô trống. - GV lưu ý HS phân biệt: thêm và gấp. - HS làm bài sau đó chữa bài. 3. Vận dụng. 5’ - Một cục tẩy giá 1500đ, một cái bút giá 2500đ. Em mua 3 cục tẩy và 2 cái bút hết bao nhiêu tiền? - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA P I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và câu ứng dụng Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - HS NK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoaP (Ph). Tên riêng và câu ứng dụng trong bài, viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đẹp” thi viết từ: Lãn Ông - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: P (Ph), B, C (Ch), G (Gi), Đ, H, V, N. - GV viết mẫu chữ Ph và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con: Ph, T, V. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - HS đọc tên riêng (Phan Bội Châu). - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đoc câu ứng dụng : Phá Tam Giang nói đường ra Bắc.... - Gv giải thích 1 số địa danh : Tam Giang, Hải Vân - GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu tục ngữ - HS tập viết trên bảng con : Phá, Bắc - HS tập viết chữ viết hoa: Phá, Bắc. d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu : + Các chữ P : 1 dòng ; Chữ Ph, B :1 dòng + Viết tên riêng : Phan Bội Châu: 1 dòng + Víêt câu ứng dụng : 1 lần - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS viết một tên riêng có âm P đứng đầu - GV nhận xét. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng. CHÍNH TẢ MỘT NHÀ THÔNG THÁI I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT(2) a/b; BT(3) a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: 4 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đẹp” thi viết tiếng bắt đầu tr/ch. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn Một nhà thông thái. Sau đó yêu cầu HS quan sát tranh Trương Vĩnh Ký, năm sinh, năm mất của ông. - 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi SGK. - GV giúp các em nhận xét: + Đoạn văn gồm mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? - HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai. b. GV đọc, HS viết bài. c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Thực hành, luyện tập: 5’ Bài tập 2a. (Nhóm 4): - HS đọc yêu cầu của bài. Tìm đúng từ theo nghĩa đã cho, từ đó phải chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài. - GV chia bảng thành 2 phần, mời 2 HS lên làm bải. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài tập 3b.(Nhóm 4): - HS đọc yêu cầu của bài. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có chứa tiếng bắt đầu bằng ươt/ươc . - GV phát nhanh phiếu cho hai nhóm. Các nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có âm tr, ch. - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so, chao dây, quay dây. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, dây. III. Nội dung và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, - Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 2.Phần cơ bản: (25’) *Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân - GV nêu tên và HS nhắc lại cách so dây, chao dây, quay dây. - HS thực hiện so dây, chao dây, quay dây. - HS tập theo : - HS tập cá nhân, GV theo dỏi sửa sai * Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi. - HS chơi.- GV theo dỏi nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) - Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà TẬP LÀM VĂN NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1). - Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm yêu nước, chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ về một số tri thức ; bảng lớp ghi gợi ý kể về một người lao động trí óc. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Hai HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: (Nhóm 2)- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. + Người ấy tên gì? Làm gì? ở đâu? Quan hệ thế nào với em? + Công việc hàng ngày của người ấy là gì? + Người đó làm việc như thế nào? + Công việc đó quan trọng, cần thiết như thế nào? - HS kể tên một số nghề lao động trí óc. - Để HS dễ dàng kể về người lao động trí óc, GV có thể hướng dẫn HS có thể kể về người thân trong gia đình. - Một HS nói về một người lao động trí óc theo gợi ý SGK. - Từng cặp HS tập kể. - Bốn, năm HS thi kể trước lớp. GV và cả lớp nhận xét bổ sung. Bài tập 2: (Cá nhân)- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS viết vào vở từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể. - HS viết bài vào vở. Một số HS đọc bài viết của mình. GV nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS nói vài điều về một người lao động trí óc mà em biết. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kêt thêm. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: - Giúp HS tổng kết đánh giá kết quả hoạt động trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. - Thông qua một số nhiệm vụ trong tâm trong tuần 23. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 22. - Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân. - Tổ trưởng báo cáo. - Lớp trưởng đánh giá chung. - GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. + Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc