Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Tuấn
Thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Thực hành lầm các bài tập: Bài 1(cột 1,2),Bài 2,3,4.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con:
5126 + 2084 9813 - 6527
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1. (Cá nhân) (cột 1, 2): Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính nhẩm.
- HS nêu miệng kết quả tính nhẩm. Gọi HS nêu cách nhẩm 1 số bài.
VD: 5200 + 400 là 52 trăm + 4trăm = 56trăm, vậy 5200 + 400 = 5600.
- Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài.
Bài 2. (Cặp đôi )Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. (HSCHT làm 1 dòng đầu)
- HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. (Mỗi HS thực hiện 1 bài tính cộng, 1 bài tính trừ).
Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
V viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như sau: 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn, vậy: 4000 + 3000 = 7000. - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài.(HSCHT làm 3 dòng đầu) Bài 2: (Cặp đôi)- GV viết lên bảng phép cộng 6000 + 500 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như sau: Coi 6000 + 500 là phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; cũng có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500. - HS chọn cách tính phù hợp trong các cách nhẩm rồi làm tiếp phần còn lại. .(HSCHT làm 2 dòng đầu) 6000 + 500 = 6500 300 + 4000 = 2000 + 400 = 600 + 5000 = 9000 + 900 = 7000 + 800 = - Gọi HS lên bảng làm cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 3: (Cá nhân) HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài GV cho HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính. .(HSCHT làm bài a) a) 2541 + 4238 5348 + 936 b) 4827 + 2634 805 + 6475 Bài 4: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài giải: Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là: 432 x 2 = 864 (l) Số lít dầu cửa hàng bán trong hai buổi là: 432 + 864 = 1296 (l) Đáp số: 1296 lít dầu. 3. Vận dụng. 5’ - Lan mua một quyển vở hết 5000đ, mua một cái bút hết 3500đ. Hỏi Lan mua vở và bút hết bao nhiêu tiền ? - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện tập thêm. TẬP ĐỌC ÔNG TỔ NGHỀ THÊU (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - HSNK: Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; một sản phẩm thêu đẹp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Kiểm tra HS đọc TL bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi về ND bài. - Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 2.1. Luyện đọc. 25’ a. GV đọc toàn bài (giọng khoan thai, chậm rãi) b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. HS tập đặt câu với các từ: thống thiết, bảo tồn. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. HS tập đặt câu với từ nhập tâm, bình an vô sự. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện. 2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? + Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? + Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? + Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? + Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? + Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập 3.1 Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc đoạn 3; Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3 (giọng chậm rãi, khoan thai; nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc: lẩm nhẩm, nếm thử, bột chè lam, ung dung, quan sát, nhập tâm). - Các nhóm thi đọc đoạn 3. GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất. 3.2 Kể chuyện: 20’ a. GV nêu nhiệm vụ: Tập kể một đoạn của câu chuyện. Sau đó HSKG đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. b. Hướng dẫn HS kể câu chuyện *. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện: - Một HS đọc yêu cầu BT và mẫu đoạn 1: Cậu bé ham học. - GV hướng dẫn HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng ND. - HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. - HS tiếp nối nhau đặt tên cho các đoạn câu chuyện. *. Kể lại một đoạn câu chuyện: - Mỗi HS chọn kể 1 đoạn câu chuyện. Năm HS nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện. - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Vận dụng: 5’ - GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? ? Em hãy nói một câu thể hiện sự ngưỡng mộ của em đối với ông Trần Quốc Khái. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. Thứ 3 ngày 02 tháng 2 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ 4 ngày 03 tháng 2 năm 2021 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số. - Biết trừ các số đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. - Thực hành làm các bài tập: Bài 1,2(dòng 1-2), 3(dòng2),4(Bài 4 giải được một cách). 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con: 4452 - 2814 7057 - 418 - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1. (Cá nhân) (dòng 1-2)- GV viết lên bảng phép trừ 8000 –5000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách trừ nhẩm, rồi GV giới thiệu cách trừ nhẩm như sau: 8 nghìn – 5 nghìn = 3 nghìn, vậy: 8000 – 5000 = 3000. - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài. (HSCHT làm 1 dòng đầu) Bài 2. (Cặp đôi) (dòng2)- GV viết lên bảng phép trừ 5700 – 200 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách trừ nhẩm, GV giới thiệu cách trừ nhẩm như sau: 57 trăm – 2 trăm = 55 trăm, vậy 5700 – 200 = 5500. - HS làm tiếp phần còn lại rồi đổi chéo vở kiểm tra chữa bài. (HSCHT làm 1 dòng đầu) Bài 3. (Cá nhân) Cho HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài cho HS nhận xét về cách đặt tính của bạn và cho HS nêu cách tính một số phép trừ. a. 9061 – 4503 b. 4492 – 833 Bài 4: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài giải:Cách 1: Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 là: 4720 – 2000 = 2720 (kg) Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2 là: 2720 – 1700 = 1020 (kg) Đáp số: 1020kg muối. Cách 2: Số muối qua 2 lần chuyển là: 2000 + 1700 = 3700 (kg) Số muối còn lại là: 4720 – 3700 = 1020 (kg) Đáp số: 1020kg muối. 3. Vận dụng. 5’ - Em mua một cục tẩy hết 3500đ, một cái bút chì hết 2500đ. Em đưa cho cô bán hàng 10 000đ. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho em bao nhiêu tiền? - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU? I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nắm được ba cách nhân hoá (BT2). - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT3). - Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/c – HSNK làm được toàn bộ BT4). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi 3 câu văn ở bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” Nói 1 câu nhân hóa một sự vật. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 28’ Bài tập 1: (Cá nhân) - GV đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá và các cách thức nhân hoá đã được áp dụng. Bài tập 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách làm. + HS tự làm vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. - Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm) - GV hỏi: Qua BT trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật? *Có ba cách nhân hoá sự vật: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người. Tả sự vật bằng những từ để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với người. Bài tập 3: (Cặp đôi) - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm bài cá nhân rồi đổi chéo vở kiểm tra (tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?) (HSCHT làm 2 dòng đầu). - Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. a. Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. b. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. c. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. Bài tập 4: (Cá nhân) - HS đọc yêu cầu của bài. - Dựa vào bài ở lại với chiến khu, HS lần lượt trả lời các câu hỏi. (HSCHT làm 2 dòng đầu). - HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. a. Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu. b. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong lán. c. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình. 3. Vận dụng. 5’ - HS đặt một câu có chứa cụm từ trả lồ cho câu hỏi Ở đâu?. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000. - Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - Thực hành lầm các bài tập: Bài 1(cột 1,2),Bài 2,3,4. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con: 5126 + 2084 9813 - 6527 - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1. (Cá nhân) (cột 1, 2): Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính nhẩm. - HS nêu miệng kết quả tính nhẩm. Gọi HS nêu cách nhẩm 1 số bài. VD: 5200 + 400 là 52 trăm + 4trăm = 56trăm, vậy 5200 + 400 = 5600. - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài. Bài 2. (Cặp đôi )Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. (HSCHT làm 1 dòng đầu) - HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp. - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. (Mỗi HS thực hiện 1 bài tính cộng, 1 bài tính trừ). Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: Số cây đã trồng thêm được là: 948 : 3 = 316(cây) Đội đó đã trồng được tất cả số cây là: 948 + 316 = 1264 (cây) Đáp số: 1264 cây. + Củng cố về giải toán tìm 1 phần mấy của 1 số. Bài 4. (Cá nhân)Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết. (HSCHT làm 2 bài đầu) - HS tự làm bài rồi chữa bài. - Sau khi thực hiện cho HS nêu cách thử lại để kiểm tra kết quả. Ví dụ : x + 1909 = 2050 x = 2050 - 1909 x = 141 Thử lại : 141 + 1909 = 2050 3. Vận dụng. 5’ - HS làm cá nhân rồi trình bày kết quả. a. x + 927 = 6000 + 835 b. x – 927 = 6835 - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng đào tơ lụa làm say lòng người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đẹp” thi viết từ: Nguyễn Văn Trỗi - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ O, Ô, ơ, Q, T. - HS tập viết vào bảng con: O, Ô, ơ, Q, T. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - HS đọc từ ứng dụng : GV giới thiệu về Lãn Ông : là 1 danh y nổi tiếng... - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng. - HS viết bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu: Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội. - HS tập viết chữ viết hoa: Ổi, Quảng, Tây. d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu : + Các chữ Ô : 1 dòng ; Chữ L, Q :1 dòng + Viết tên riêng : Lãn Ông: 2 dòng + Víêt câu ứng dụng : 2 lần - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS viết một tên riêng có âm o, ô hoặc ơ đứng đầu - GV nhận xét. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng. CHÍNH TẢ BÀN TAY CÔ GIÁO I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - Làm đúng BT(2) a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết hai lần BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho lớp hát bài “Ở trường cô dạy em thế” - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo. Cả lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ (4 chữ). - HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2. (Nhóm 4): - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài. - Hai HS chữa bài lên bảng phụ, GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng: - Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có âm tr, ch. - GV nhận xét, lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so, chao dây, quay dây. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, dây. III. Nội dung và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, - Trò chơi “Có chúng em” 2.Phần cơ bản: (25’) * Ôn nhảy dây chụm hai chân - GV nêu tên và nhắc lại cách nhảy dây, chao dây, quay dây - Tập so dây, chao dây, quay dây. - HS tập theo - Các tổ tập theo khu vực đã quy định. - HS tập cá nhân, GV theo dỏi sửa sai * Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi. - HS chơi.-GV theo dỏi nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) - Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. -GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.-Giao bài tập về nhà TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ TRI THỨC Nghe kể: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1). - Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm yêu nước, chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ (SGK); bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Hai HS nối tiếp nhau đọc báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: (Nhóm 2)- 1 HS đọc yêu cầu của bài (Quan sát tranh, nói rõ những trí thức trong các bức tranh ấy là ai, công việc họ đang làm là gì?). - Một HS làm mẫu. - HS quan sát 4 tranh và trao đổi ý kiến theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét bổ sung. Bài tập 2: - HS nghe kể chuyện. - HS đọc yêu cầu bài và gợi ý. Quan sát tranh ông Lương Định Của. - GV kể chuyện 2 - 3 lần; HS lắng nghe. - GV kể xong lần 1, hỏi: + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo hạt ngay cả mười hạt giống? + Ông Lương Đình Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - HS tập kể chuyện theo nhóm. - Một số HS kể trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS nói vài điều về một người trí thức mà em biết. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kêt thêm. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: - Giúp HS tổng kết đánh giá kết quả hoạt động trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. - Thông qua một số nhiệm vụ trong tâm trong tuần 22. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 21. - Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân. - Tổ trưởng báo cáo. - Lớp trưởng đánh giá chung. - GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thanh_tuan.doc