Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền

Toán

TIẾT 103: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số. Củng cố về phép trừ các số đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng con, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc45 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo ( mềm).
* Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
 * GV kết luận: Những thân cây to khỏe, cứng, chắc được gọi là thân gỗ. Những thân cây nhỏ, yếu, mềm gọi là thân thảo.
+ Hãy cho biết thân cây lúa mọc thế nào, là thân gỗ hay thân thảo? (Thân cây lúa mọc đứng, là thân thảo)
+Thân cây su hào mọc thế nào, thân này có gì đặc biệt? (Thân mọc đứng và phình to thành củ.
GV: Củ su hào chính là thân cây. Thân cây su hào là loại thân biến dạng thành củ, gọi là thân củ
- Cho HS lấy ví dụ cây có thân củ
=> Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Thân có loại là thân gỗ, có loại thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ, gọi là thân củ.
 Hoạt động 2: trò chơi.
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn HS chơi:
 + GV chia lớp thành 2 nhóm.
 + Gắn lên bảng 2 mẫu (bảng cầm).
 + Phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu rời.
- Bước 2: 2 nhóm tiến hành chơi. 
3. HĐ ứng dụng (5 phút)
- Nêu tên cây trồng ở nhà của mình và cho biết mỗi cây thuộc loại cây thân nào.
- Kể thêm một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò).
Tiết đọc thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
GÕ CÁC DẤU SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG​ ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt có dấu.
- Nắm được hai kiểu gõ dấu cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ .
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy logic.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/.Khởi động 
Em hãy nêu cách gõ các chữ : â, ô, ư, ă....
- GV nhận xét
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu : Ghi mục bài
2/ Hướng dẫn HS HĐ
A/Hoạt động cơ bản
a. Gõ dấu thanh theo kiểu gõTelex
- GV: 
 + Hãy trao đổi với bạn học tìm xem trên bàn phím có các kí tự để gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” hay không?
+ Làm thế nào để gõ các dấu thanh này
HS trả lời – GV nhận xét
+. Thực hiện các thao tác gõ dấu thanh theo kiểu Telex
- GV hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Telex.
+ Khởi động phần mềm word
+ Khởi động chương trình gõ Unikey.
+ Chọn kiểu gõ Telex trong Unikey.
* Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex:
DẤU CẦN GÕ​
PHÍM GÕ​
VÍ DỤ​
Sắc​
S​
cas→ cá​
Huyền​
F​
caf→ cà​
Hỏi​
R​
car→ cả​
Ng​
X​
cax→ cã​
Nặng​
J​
caj→cạ​

+Học sinh gõ một số từ sau bằng kiểu gõ Telex: (Theo nhóm)
“ sóng sánh, lấp lánh, chóng vánh, lầm lì, bả lả, kể lể, nhõng nhẽo, lẽo đẽo, lịch bịch, lạch bạch”.
- Học sinh thực hành thao tác gõ Telex các từ trên.
b)Gõ dấu thanh theo kiểu gõ VNI
*Cách gõ :
DẤU CẦN GÕ​
PHÍM GÕ​
VÍ DỤ​
Sắc​
1​
ca1→ cá​
Huyền​
2
ca2→ cà​
Hỏi​
3​
ca3→ cả​
Ng​
4
ca4→ cã​
Nặng​
5
caj→cạ​

+Học sinh thực hành thao tác gõ một số từ sau bằng kiểu gõ VNI: (Theo nhóm)
“ sóng sánh, lấp lánh, chóng vánh, lầm lì, bả lả, kể lể, nhõng nhẽo, lẽo đẽo, lịch bịch, lạch bạch”.
 B/ Hoạt động thực hành
BT1:
GV hướng dẫn HS làm BT 1 SGK ( Trang 70- 71)
BT2: 
GV hướng dẫn HS thực hành trên máy BT2 SGK ( Trang 71)
C/ Hoạt động ứng dụng, mở rộng
GV yêu cầu HS so sánh sự giống nhau và khác nhau trong cách gõ chữ và gõ dấu thanh theo Telex và VNI.
- HS thảo luận trả lời
GV nhận xét, kết luận
IV/ Củng cố dặn dò: - HS đọc ghi nhớ SGK
GV nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị tiết sau
____________________________
Thứ Tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021
Luyện từ và câu
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢI LỜI CÂU HỎI “Ở ĐÂU?”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2). 
- Tìm được bộ phận câu, trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). Trả lời được cho câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và viết khi sử dụng biện pháp nhân hóa. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Viết đoạn văn thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian. 2 tờ giấy A4 viết nội dung bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: 
- TBHT điều hành chung:
+) Đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
+) Từ cùng nghĩa với từ Bảo vệ? 
+) Từ cùng nghĩa với từ Xây dựng?
+ Học sinh đặt câu với từ xây dựng.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.
+ đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+ giữ gìn, gìn giữ.
+ xây dựng, kiến thiết.
+ Chúng em quyết tâm học thật tốt để xây dựng tập thể 3A vững mạnh.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Nắm được 3 cách nhân hóa
- Tìm được bộ phận câu, trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
*Cách tiến hành: 
* Việc 1: Nhân hóa
Bài tập 1: (Cá nhân) 
- Học sinh M4 đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa”.
- Mời 3 em đọc lại.
Bài tập 2: (Nhóm 6 – Cả lớp)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý.
- Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng. 
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 6 em lên bảng thi tiếp sức.
+ Những sự vật nào được nhân hóa?
- Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người; nói với sự vật thân mật như nói với con người.
*Việc 2: Ôn câu “Ở đâu?”
Bài tập 3: (Cá nhân – Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
*Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên nhận xét chữa bài cho học sinh.
- Giáo viên củng cố về cách tìm bộ phận trả lới câu hỏi “Ở đâu?”. 

- Lắng nghe bạn đọc bài thơ.
- 3 em đọc lại. Cả lớp theo dõi ở sách giáo khoa.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ; đọc thầm gợi ý.
- Học sinh làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 nhóm lên chia sẻ trước lớp 
*Dự kiến kết quả:
+ mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
 - 2 nhóm tham gia thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
- Thống nhất kết quả:
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
- Cả lớp sửa bài trong vở bài tập (nếu sai).

3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đặt 1 câu hỏi có sử dụng từ để hỏi “Ở đâu?”
- Tìm trong sách giáo khoa một đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra phép nhân hóa đó.

______________________________
Chính tả (Nhớ - viết)
BÀN TAY CÔ GIÁO
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ và viết đúng bài chính tả Bàn tay cô giáo (cả bài); trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng các bài tập bài tập 2a; biết phân biệt và điền vào chỗ trống các phụ âm dễ lẫn tr/ch.
- Viết đúng: con thuyền , biển xanh, sóng,
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu thơ.
- Kĩ năng trình bày bài thơ khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng viết nội dung bài tập 2.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: đổ mưa, đỗ xe, ngã, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc,...
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - Giáo viên đọc 10 dòng thơ một lượt.
+ Từ bàn tay khéo léo của cô giáo, các em học sinh đã thấy những gì?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? 
+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 học sinh đọc lại.
+ Từ bàn tay khéo léo của cô giáo, em học sinh đã thấy: chiếc thuyền, ông mặt trời, sóng biển. 
+ Bài thơ cho biết bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép màu đã mang đến cho chúng em niềm vui và bao điều kì lạ.
+ Mỗi dòng có 4 chữ.
+ Viết hoa.
+ Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang.
- Học sinh nêu các từ: con thuyền, biển xanh, sóng,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài (nhớ viết).
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên đọc lại bài viết cho học sinh soát bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, biết phân biệt và điền vào chỗ trống các phụ âm dễ lẫn tr/ch.
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập.
- Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Giáo viên tổng kết.

- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm cá nhân -> trao đổi nhóm (phiếu)
- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. 
+ Từ cần điền lần lượt: Trí, chuyên, trí, chữa, chế, chân, trí, trí.
- 2 em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ các dấu thanh hỏi và thanh ngã .
6. HĐ ứng dụng (1 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
- Sưu tầm thêm các bài thơ, bài hát,... ca ngợi bàn tay kỳ diệu của thầy, cô giáo đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo và tự luyện viết cho đẹp.
___________________________
Toán
TIẾT 103: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số. Củng cố về phép trừ các số đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bảng con, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
+ TBHT điều hành.
+ 2 học sinh lên bảng (mỗi một học sinh hái một bông hoa có ghi nội dung 1 phép toán).
+ Học sinh thực hiện yêu cầu của phép toán
VD: 5428 – 1956, 9996 - 6669
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (25 phút)
* Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng trừ số có bốn chữ số.
- Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Trò chơi “Xì điện”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: (Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4 (Cách 2): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh tham gia chơi.
7000 – 2000 = 5000
6000 – 4000 = 2000
- Học sinh làm bài cá nhân, đổi chéo vở để kiểm tra, chia sẻ trước lớp.
8400 – 3000 = 5000
7800 – 500 = 7300
...
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
 7284
- 3528
 3756
- Học sinh làm bài cặp đôi vào phiếu học tập.
- Học sinh chia sẻ:
Bài giải:
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1:
4720 – 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020 kg muối
- Học sinh làm bài tập, báo cáo với giáo viên sau khi hoàn thành.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Về nhà xem lại bài trên lớp. Trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”: 
4658 + . = 7697
7648 + . = 9812
9744 - .. = 6439
. – 2456 = 7200
- Suy nghĩ và giải bài toán sau: Một trại chăn nuôi có 2370 quả trứng. Lần đầu bán đi được 1300 quả. Lần thứ hai bán đi được 770 quả. Hỏi trại chăn nuôi còn lại bao nhiêu quả trứng?
___________________________
 Thứ Năm, ngày 4 tháng 2 năm 2021
Toán
TIẾT 104: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố về phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000. Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1, 2), 2, 3, 4.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng nhóm, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Trò chơi: Nhẩm đúng, nhẩm nhanh:
- TBHT điều hành:
- Học sinh tham gia chơi: Tính nhẩm:
8500 - 300 = 
400+1000 = 
2000 -1000 + 500 =
7900 - 600 = 
6000+44 = 
8000 + 2000 – 5000 = 
()
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: Củng cố về phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000. Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1, 2):
(Trò chơi “Xì điện”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách nhẩm tính phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000.
Bài 2:
(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Bài 2:
(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh tham gia chơi.
a) 5200 + 400 = 5600
 5600 – 400 = 5200 
b) 4000 + 3000 = 7000
7000 – 4000 = 3000
7000 – 3000 = 4000 
- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
a) 6924 5718 b) 8439 4380
+ 1536 +636 - 3667 - 729
 8460 6354 4772 3651
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải
Số cây trồng thêm là:
948 : 3 =316 (cây)
Số cây trồng được tất cả là:
948 + 316 = 1264 (cây)
 Đáp số: 1264 cây
- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
x + 1909 = 2050
 x = 2050 – 1909
 x = 4291
...
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (3 phút) 
4. HĐ sáng tạo (2 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”: Nối phép tính ở cột A với kết quả ở cột B:
A

B
5648 – 2467 + 1000

5320
3986 + 3498 + 2000

4181
9812 - 7492 + 3000

8962
4728 + 1234 + 3000

9484
- Suy nghĩ, giải bài toán sau: Một đội công nhân làm đường, ngày thứ nhất làm được 245m đường, ngày thứ hai làm được số mét đường nhiều hơn một phần năm số mét đường ngày thứ nhất đã làm. Hỏi ngày thứ hai đội công nhân làm được bao nhiêu mét đường?
 
Tập viết
ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Ô.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Lãn Ông và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Ổi Quảng Bá ... say lòng người. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng, có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa O, Ô, Ơ viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”
- Học sinh lên bảng viết: 
+ Nguyễn Văn Trỗi.
+ Nhiễ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_bich_hien.doc