Giáo án Lớp 3 Tuần 20 – GV: Ngô Quang Huấn

Tiết 2: Toán:

SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10. 000

A- Mục tiêu;

- HS biết so sánh các số trong phạm vi 10 000. Củng cố về tìm số lớn nhất, nhỏ nhất. Củng cố Mqh giữa các đơn vị đo độ dài, đo thời gian.

- Rèn KN so sánh số có 4 chữ số.

- GD HS chăm học.

B- Đồ dùng:

GV : Bảng phụ- Phiếu HT

HS : SGK

C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 – GV: Ngô Quang Huấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
3 - 5 '
25 - 27'
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- GV chia HS thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV đi QS và sửa sai cho HS
- GV chọn tổ thực hiện tốt nhất để biểu diễn
- Chơi trò chơi : " Thỏ nhảy "
* GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV điều khiển lớp.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Hoạt động của trò
* Giậm chân tại chỗ, đếm to tho nhịp
- Trò chơi : " Có chúng em "
+ HS tập luyện theo HD của GV
- Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều, lần lượt từng tổ thực hiện.
- HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy, chơi trò chơi
* Đi thường theo nhịp và hát
Tiết 2: Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Rèn KN xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- GD HS chăm học.
B- Đồ dùng:
GV : Thước thẳng- 1 tờ giấy HCN như BT 2.
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài:
3. Dạy- học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. HD làm bài tập:
* Bài 1:
a) HD xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Vẽ đoạn thẳng AB như SGK
- Đo độ dài đoạn AB?
- Chia độ dài đoạn AB thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần dài ? cm?
- Vậy độ dài đoạn thẳng AM, MB với M là trung điểm của AB là ?cm.
- Lấy điểm M ở gữa A và B sao cho 
AM = BM = 2cm.
- Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm ntn?
b. HD Xác định trung điểm của đoạn CD.
- Vẽ đoạn thẳng CD?
- Đo độ dài đoạn CD?
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau?
- Đánh dấu trung điểm của đoạn CD?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2: Thực hành.
- Lấy tờ giấy HCN, đánh dấu các điểm ABCD.
- Gấp đôi sao cho AD trùng với BC.
- Mở tờ giấy. 
- Đánh dấu trung điểm I của đoạn AB, trung điểm K của đoạn BC chính là đường dấu giữa khi gấp tờ giấy.
- Tương tự : y/c HS xác định trung điểm khi gấp tờ giấy theo chiều cạnh AB trùng với cạnh DC.
4. Củng cố:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
-Dặn dò:Thực hành tìm TĐ của đoạn dây.
- Hát
- Vẽ ra nháp
- Đo và nêu độ dài đoạn AB = 4cm.
- 4 : 2 = 2cm.
- Mỗi phần dài 2cm
- Là 2cm.
- đặt thước sao cho vạch O trùng điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB tương ứng với vạch 2cm của thước.
- Đo độ dài đoạn thẳng
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.
- Lấy trung điểm
+ HS làm bảng lớp - HS chữa bài.
C N D 
+HS thực hành 
- đánh dấu 
- gấp
- mở
- đánh dấu
 +Trung điểm I của đoạn AB.
 + Trung điểm K của đoạn BC 
- Tự thực hành
- 2- 3 HS nêu 
Tiết 3: Chính tả( nghe- viết)
ở lại với chiến khu
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn truyện ở lại với chiến khu.
	- Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải ( hoặc làm bài tập điền vần uôt, uôc )
B. Đồ dùng: GV : Bảng phụ viết BT 2
	 HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn.
2. Dạy- học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc diễn cảm đoạn văn
- Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì
- Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
b. GV đọc bài.
c. Chấm, chưa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3. HD HS làm BT
* Bài tập 2 / 15
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân. 
- Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu trong từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li.
- HS viết vở nháp những tiếng dễ viết sai.
+ HS nghe, viết bài vào vở.
+ Viết vào vở lời giải câu đố.
- HS đọc thầm 2 câu đố
- QS tranh minh hoạ
- Viết lời giải vào vở
- 4, 5 HS đọc lời giải
- Nhận xét
+ Lời giải : sấm và sét, sông
3. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những HS viết bài tốt.
	- GV nhận xét chung tiết học
Tiết 4: Đạo đức:
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( tiết 2)
A. Mục tiêu: 
1. HS biết được:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối sử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
B. Tài liệu- phương tiện:
- Vở BTĐĐ lớp 3.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị
- Các tư liệu về HĐ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động: Cho HS hát tập thể
2. Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác( tư liệu) về tình đoàn kết thiếu nhi QT.
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
b. Cách tiến hành:
b.1. Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được.
b.2. Tổ chức cho HS cả lớp xem tranh, nghe các nhóm giới thiệu về tranh ảnh, tư liệu- trả lời những chất vấn, nhận xét về ND tranh ảnh 
b.3. Nhận xét về sự chuẩn bị của HS
- Trưng bày theo nhóm
- Nhóm cử ĐDgiới thiệu, thuyết minh tranh.
- Nhận xét, nêu câu hỏi thắc mắc
3. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với hiếu nhi các nước
a. Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua ND thư.
b. Cách tiến hành:
b.1. Nêu yêu cầu về ND thư; hình thức viết thư: Viết thư theo nhóm.
b.2. Tổ chức cho HS thảo luận, viết thư theo nhóm.
- Thảo luận 
+ Xem nên gửi thư cho các bạn nước nào?
+ Nội dung thư viết những gì?
- Viết thư: Một bạn sẽ ghi lại ND, ý kiến của các bạn.
- Thông qua ND thư, kí tên tập thể vào thư.
- Cử người đi gửi thư.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi QT
a. Mục tiêu: Củng cố ND bài
b. Tiến hành: 
- Nêu yêu cầu
- Tổ chức cho HS biểu diễn
- Chuẩn bị các tiết mục thơ, hát, nói về tình đoàn kết
5. Kết luận chung: TN VN và TN các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ Song đều là anh em bạn bè cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với TN thế giới.
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội:
Bài 39: Ôn tập: Xã hội
A- Mục tiêu:
+ Sau bài học , học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hôị.
- Kể với bạn bè về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh( thành phố) của mình.
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
B- Đồ dùng dạy học:
-Thầy:Giấy A0.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội.
C- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.
Tổ chức.
Kiểm tra:
- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?
- Nhận xét:
Dạy- học bài mới:
3.1.Hoạt động1:
*Mục tiêu:Hệ thống, củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội.
*Cách tiến hành:
- Bước 1:Chia nhóm.
- Bước 2:Giao việc.
Dán tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội theo nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Đại diện lên mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh.
-Bước 3: Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV
-Nhận xét, bổ xung.
3.2. Hoạt động 2:
 *Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội.
*Cách tiến hành:
-Bước1:Phổ biến cách chơi trò chơi.
Vừa hát vừa truyền tay nhau hộp giấy.Khi bài hát dừng lại hộp giấy dừng ở tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi trong hộp để trả lời.
-Bước 2: HS thực hành: 
Nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Nhận xét giờ.
* Dặn dò: 
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
Hát.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung.
* Hoạt động nhóm.
-Phân công nhóm trưởng.
-Lắng nghe.
Các nhóm thực hành: 
+Phân tranh theo chủ đề
+Mô tả các bức tranh từng chủ đề.
-Nhận xét, bổ xung.
* Trò chơi truyền hộp.
-Lắng nghe g/v phổ biến luật chơi
- Thực hành:
+Chơi thử:
+Chơi thật ( trong khi chơi nếu em nào đến lượt mà không trả lời được thì phải hát 1 bài)
- Nhận xét
- Theo dõi
- Vn ôn tập tốt, giờ sau chuẩn bị một số cây hoặc lá cây
Ngày soạn: 16/1/2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 1năm 2010
Tiết 1: Tập đọc:
Chú ở bên Bác Hồ
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : dài dằng dạc, đảo nổi, Kon Tum, Đắc Lăk, đỏ hoe,....
	- Biết nghỉ hi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.
	- Hiểu nội dung của bài : Em bé ngây thơ nhớ người chú bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em : chú đã hi sinh, không thể .....
B. Đồ dùng:
- GV : Tranh minh hoạ, 1 số hình ảnh về chú bộ đội, bản đồ giải thích dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Con Tum, Đắc Lăk. bảng phụ viết bài thơ HD luyện đọc.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện ở lại với chiến khu.
3. Dạy- học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
3.2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV HD HS nghỉ hơi, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm, thể hiện tình cảm qua giọng đọc
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ
* Đọc cả bài
3.3. HD HS tìm hiểu bài.
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi ?
3.4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV HD HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
- 4 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK, đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ trong bài.
- HS đọc theo nhóm 3
- Đại diện nhóm đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ?
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về.....
- Chú đã hi sinh. / Bác Hồ đã mất.
- Vì những chiến sĩ đó đã hiếna dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của tổ quốc....
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
- Đọc thuộc lòng cả bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2: Toán:
So sánh các số trong phạm vi 10. 000
A- Mục tiêu;
- HS biết so sánh các số trong phạm vi 10 000. Củng cố về tìm số lớn nhất, nhỏ nhất. Củng cố Mqh giữa các đơn vị đo độ dài, đo thời gian.
- Rèn KN so sánh số có 4 chữ số.
- GD HS chăm học.
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HĐ 1: HD SS các số trong PV10 000 * So sánh hai số có các chữ số khác nhau.
- Viết: 999...1000
- Gọi 2- 3 HS điền dấu >, <, = thích hợp?
- Vì sao điền dấu <?
- Hai cách đều đúng. Nhưng cách dễ nhất là ta SS về các chữ số của hai số đó ( 999 có ít chữ số hơn 1000)
- So sánh 9999 với 10 000?
* So sánh hai số có cùng chữ số.
- Viết : 9000......8999, 
- Y/ c HS điền dấu >, < , =?
- Ta bắt đầu SS từ hàng nào ?
- Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau ta SS ntn?
- Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau ta SS ntn?
- Nếu hai số có hàng chục bằng nhau ta SS ntn?
- Nếu hai số có các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị bằng nhau thì sao?
2.3. HĐ 2: Luyện tập.
* Bài 1:- đọc đề?
- Nêu cách SS só có 4 chữ số?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:- Đọc đề?
- Muốn SS được hai số ta cần làm gì?
- Cách so sánh?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3: - BT yêu cầu gì?
- Muốn tìm được số lớn nhất, bé nhất ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố:
- Muốn SS các số có 4 chữ số ta làm ntn?
- Dặn dò: Ôn lại bài
- 2- 3 HS nêu
- Nhận xét.
- nêu KQ: 999 < 1000
- Vì 999 kém 1000 :1 đơn vị
- Vì 999 chỉ có 3 CS, còn 1000 có 4 CS
- 9999 < 10 000
9000 > 8999
- Ta SS từ hàng nghìn. Số nào có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta SS đến hàng trăm. Số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì ta SS đến hàng chục. Số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng chục bằng nhau thì ta SS đến hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
- Đọc
- HS nêu
- Lớp làm Phiếu HT
1942 > 998 9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722 6591 = 6591
- 2- 3 HS Đọc 
- Đổi các số đo về cùng đơn vị đo độ dài hoặc thời gian.
- SS như SS số tự nhiên rồi viết thêm đơn vị đo độ dài hoặc TG.
- Mỗi HS làm 1 cột- Lớp làm vở.
1 km > 985m 60phút = 1 giờ
600cm = 6m 50phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
- Tìm số lớn nhất, số bé nhất.
- SS các số với nhau dựa vào quy tắc.
- Lớp làm phiếu HT
a) Số lớn nhất là: 4753
b) Số nhỏ nhất là: 6091
- HS nêu
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội:
Bài 40: Thực vật
A- Mục tiêu: 
+ Sau bài học , học sinh biết:
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật tronng tự nhiên. Vẽ và tô mầu 1 số cây.
B- Đồ dùng dạy học:
-Thầy: Giấy A4, hình trong sách trang 76,77,các cây ở sân trường
- Trò: Bút mầu,hồ dán.
C- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?
- Nhận xét:
3. Bài mới:
Hoạt động1: QS theo nhóm ngoài trời.
*Mục tiêu:Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
*Cách tiến hành:
 Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn.
Chia nhóm
HD học sinh QS
Giao việc
- Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời.
-Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét, bổ xung.
*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,thân , lá, hoa, quả.
- QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách?
- Kể tên 1 số cây khác mà em biết?
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu 1 số cây.
*Cách tiến hành:
-Bước1: Giao việc: vẽ 1 cây mà em quan sát được.
-Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV
-Bước 3:Trưng bày.
Nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
-Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?
- Nêu ích lợi của cây cối?
* Dặn dò:
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- VN: học bài.
Hát.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung.
- Phân công nhóm trưởng.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV
- Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét, bổ xung.
- Hình 1: Cây khế.
- Hình 2: Cây vạn tuế
- Hình 3: Cây kơ- nia.
- Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang.
- Hình 5: Cây hoa hồng
- Hình 6: Cây súng.
- Kể tên những cây khác mà em biết
- Vẽ bất kì cây gì mà mình quan sát được
- Thực hành theo yêu cầu 
Trưng bày.
Nhận xét
- HS nêu.
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 5: HDTH Tiếng Việt
Luyện viết thêm: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
	- Làm bài tập điền đúng phụ âm đầu: s / x ( hoặc làm bài tập điền vần uôt, uôc )
B. Đồ dùng: GV : Bảng phụ viết BT 2
 Vở TVTH
	 HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : trơn, lầy, làm, mắm tay, nối năng, làm lụng. 
2. Dạy- học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc diễn cảm đoạn văn
- Vì sao đoàn quân đi trong rừng phải nhích từng bước một?
- Ghi lại hình ảnh so sánh đoàn quân vượt dốc rất cao ?
b. GV đọc bài.
c. Chấm, chưa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3. HD HS làm BT
* Bài tập 2 / 9
- Treo bảng phụ viết ND bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Đường lên đốc cao, trơn và lầy. 
- HS đọc thầm, ghi ra nháp.
- HS viết vở nháp những tiếng dễ viết sai.
+ HS nghe, viết bài vào vở.
+ Đọc bài tập.
- Làm bài giải vào vở
- 4, 5 HS đọc lời giải
- Nhận xét
+ Lời giải :a) Xương đồng da sắt.
 Đi ngược về xuôi
 Chia năm sẻ bảy.
 Đèo cao suối sâu.
 b) Thuốc đắng dã tật.
Lạt mềm buộc chặt.
Buốt cắt da, cắt thịt.
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những HS viết bài tốt.
	- GV nhận xét chung tiết học
Tiết 6: HDTH Toán
LT: So sánh các số trong phạn vi 10.000
A- Mục tiêu;
- Củng cố cho HS về so sánh các số trong phạm vi 10 000. Luyện tập về tìm số lớn nhất, nhỏ nhất. Củng cố Mqh giữa các đơn vị đo độ dài, đo thời gian.
- Luyện tập KN so sánh số có 4 chữ số.
- GD HS ý thức tự giác,chăm học.
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 Vở LTT
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HD làm bài tập.
* Bài 1:- đọc đề?
- Nêu cách SS só có 4 chữ số?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:- Đọc đề?
- Muốn SS được hai số ta cần làm gì?
- Cách so sánh?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3: - BT yêu cầu gì?
- Muốn tìm được số lớn nhất, bé nhất ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố:
- Muốn SS các số có 4 chữ số ta làm ntn?
- Dặn dò: Ôn lại bài
- 2- 3 HS nêu
- Nhận xét.
- Đọc
- HS nêu
- Lớp làm Phiếu HT
1152 > 898 7863 < 7864
2899 6899
2465 > 2456 7865 = 7865
- 2- 3 HS Đọc 
- Đổi các số đo về cùng đơn vị đo độ dài hoặc thời gian.
- SS như SS số tự nhiên rồi viết thêm đơn vị đo độ dài hoặc TG.
- Mỗi HS làm 1 cột- Lớp làm vở.
2 km > 81dam 180phút = 3 giờ
60cm = dm 130phút >2giờ
298mm < 2m 55phút < 1 giờ
- Tìm số lớn nhất, số bé nhất.
- SS các số với nhau dựa vào quy tắc.
- Lớp làm phiếu HT
a) Số lớn nhất là: 5437
b) Số nhỏ nhất là: 4965
- HS nêu
Tiết 7: Hoạt động NG LL
Giáo viên tổng phụ trách dạy
Ngày soạn: 17/1/2010 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Thể dục
Bài 40 : Trò chơi : Lò có tiếp sức.
I. Mục tiêu:
	- Ôn động tác đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chủ động.
	- Học trò chơi : Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Còi, dụng cụ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
3 - 5 '
25 - 27'
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
* Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- GV chỉ huy lần đầu, những lần sau cán sự lớp điều khiển.
- Làm quen TC : Lò cò tiếp sức.
- GV cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khớp hông.
- GV HD HS cách lò cò
* GV cùng HS hệ thống bài
- Dặn HS về nhà ôn bài
Hoạt động của trò
* Giậm chân tại chỗ, vỗ tay, hát
- Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, vai, hông
- Chơi trò chơi ; Qua đường lội
- HS tập theo sự HD của GV và cán sự lớp.
- Các tổ thi đua xem tổ nào có nhiều người làm đúng động tác
- HS thực hiện. 
- HS tập từng động tác lò cò.
- HS chơi trò chơi
* Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
Tiết 2: Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố về SS các số có bốn chữ số, về thứ tự các 

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc