Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường TH Long Tân

Tiết : 03 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 PPCT:02 TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI.

 ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?

I. Mục tiêu :

 - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1.

 - Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (các gì, con gì)? Là gì? (BT2)

 - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).

II. Các hoạt động dạy học .

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường TH Long Tân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on.
- 1 hs đọc từ ứng dụng: Âu Lạc.
 -Tập viết trên bảng con.
- Đọc câu ứng dụng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Viết bảng con: Ăn khoai, Ăn quả.
- Gv yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ:
+ Viết chữ Ă : 1 dòng
+ Viết chữ Â , L : 1 dòng
+ Viết tên riêng Âu Lạc : 1 dòng 
+ Viết câu tụ ngữ : 1 lần 
Nhận xét rút kinh nghiệm:
Tiết: 04
PPCT: 07
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
 - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép cộng hoặc một phép trừ)
 - Có thái độ yêu thích học toán, làm bài nhanh.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Bài cũ:
2. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
° Bài 1: Gọi HS đọc đề 
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện – cả lớp làm nháp 
- GV nhận xét và sửa từng bài.
 °Bài 2: (a)
Gọi HS đọc đề 
Yêu cầu HS làm vào bảng con, 2 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét và sửa từng bài.
°Bài 3: (cột 1,2,3) (cột 4 giảm tải)
- Gọi HS đọc đề
- GV kẻ bài lên bảng, gọi HS điền số vào ô trống, cả lớp làm bài SGK
-Gọi Hs nhắc lại cách tìm số bị trừ, số trừ , hiệu
- GV nhận xét và sửa bài.
°Bài 4.
- GV viết tóm tắt lên bảng, gọi HS đọc bài toán thành lời văn.
- Bài toán cho biết gì?
- Muốn biết cả 2 ngày bán được bao nhiêu gạo, ta thực hiện phép tính gì?
- 1 HS làm bảng lớp – lớp làm vở
- GV nhận xét sửa bài.
Bài 5.
- Gọi HS đọc đề bài.
Gọi 2 HS khá , giỏi lên bảng thi đua giải bài toán 
- Nhận xét –ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò.
-Nhận xét tiết học- tuyên dương 
- Dặn về nhà làm lại các bài sai.
- Học lại các bảng nhân đã học.
- HS làm bài và sửa bài.
 567 868 387 100
 – 325 – 528 – 58 – 75
 242 340 329 025
+ Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài và sửa bài:
a/ 542 660 b/ 727 404
 – 318 – 251 - 272 - 184
 224 409 455 220
- 1HS làm bảng lớp – lớp làm sách 
Số bị trừ
752
371
621
Số trừ
426
246
390
Hiệu
326
125
231
- 2 HS đọc bài toán bằng lời văn.
- Thực hiện phép tính cộng.
 Giải
 Cả 2 ngày bán được số kg gạo là:
	415 + 325 = 740 (kg)
 Đáp số: 740 kg gạo.
-2 HS lên bảng thi đua giải bài toán
- HS nhận xét 
Giải
 Số học sinh nam khối lớp 3 có là:
 165 – 84 = 81 (học sinh)
 Đáp số: 81 học sinh.
Tiết:01 ÔN TẬP TOÁN
PPCT:02
 Tiết :03
I.Mục tiêu:
-Học sinh biếtđiền số thích hợp vào chỗ trống.
-Biết điền dấu lớn , dấu bé, dấu bằng.
-Biết giải toán có lời văn.
-Biết tìm x.
II. Chuẩn bị:
III. Lên lớp:
Ổn định
Bài cũ:
3.Bài mới:
 1.Viết số thích hợp vào ô trống
 2.> ; < ; =
 3. Đặt tính rồi tính
4. Tóm tắt 
 Khối lớp ba :156 họcsinh
 Khối lớp hai : nhiều hơn khối ớ lớp a ba 23học sinh
 Khối lớp hai : học sinh ?
 5. Tìm x :
V. Củng cố:Về xem lại bài
A a) 890 ; 891 ; 892 ; 893 ;894 ;895 ; 896 ;897 ;898 ; 899
 b)990 ; 991 ;992 ; 993 ; 994 ;995 ;996 ;997 ; 998 ;999
 c) Số liền sau của 999 là : 1000
 872 > 827 400 + 500 = 900
 909 < 990 610 – 10 < 610 +1
 482= 400 + 80 + 2 999 - 9 > 999 – 99
 254 786 567 888
 + 315 -362 +401 - 68
 569 424 166 820
Bài giải
Số học sinh khối lớp 2 có là :
156+ 23 =179 (học sinh)
Đáp số :179 học sinh
x- 222 = 764 b) x + 101 = 648 
x =764 + 222 x = 648 – 101
 x =986 x = 547
Tiết:02 BỒI DƯỠNG TOÁN
PPCT:05
Mục tiêu:
-Học sinh biết đạt tính và làm tính
-Biết tìm số trừ, số bị trừ.
-Biết giải toán có lời văn.
II.Chuẩn bị:
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
1.Đặt tính rồi tính
 845 537 760 909
-219 -163 -325 -747
 626 374 435 162
2. Số 
Số bị trừ
836
527
418
Số trừ
409
345
177
Hiệu
427
182
595
3. Tóm tắt
Buổi sáng bán: 528 l dầu
Buổi chiều bán: ít hơn 93 l dầu
Buổi chiều bán: l dầu? Bài giải
Số l dầu buổi chiều bán được là:
528- 93 = 435( l )
Đáp số: 435 l dầu
4. Đố vui
Viết chữ số thích hợpvào ô trống, sao cho: 90
 -22
 58
IV. Dặn dò: về xem lại bài.
Tiết: 03 BỒI DƯỠNG TOÁN
PPCT: 06 
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tính nhẩm, biết tính giá trị của biểu thức, biết giải bài toán có lời văn.
-Biết tính nhanh và chính xác.
II.Bài cũ:
III.Bài mới: 
1.Tính nhẩm
2 x 5 = 10 3 x 4 = 12 3 x 5 = 15 4 x 5 =20
5 x 2 = 10 4 x 3 = 12 5 x 3 = 15 5 x 4 = 20
10 : 2 = 5 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 20 : 4 = 5
10 : 5 = 2 12 : 4 = 3 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4
2. Tính nhẩm:
200 x 4 = 800 300 x 3 = 900 400 x 2 = 800 100 x 5 = 500
800 : 4 = 200 900 : 3 = 300 800 : 2 = 400 500 :5 = 100
3. Tính:
40 : 5 + 356 = 8 + 356 20 x 4 : 2 = 80 : 2
 = 364 = 40
4. Tóm tắt
35 quả cam: 5 đĩa
1 đĩa : quả cam?
Bài giải
Số quả cam mỗi đĩa có là:
35 : 5 = 7 ( quả)
Đáp số: 7 quả cam
5. Đúng ghi đúng, sai ghi sai vào ô trống
Đã khoanh vào 1/3 số con gà trong hình sau:
a)Sai b) Đúng
IV. Củng cố: giáo viên hỏi lại bài.
V.Dặn dò:
-Về xem lại bài.
Nhận xét rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 24/08/2014 Thứ tư, ngày 27 tháng 08 năm 2014
Ngày dạy: 27/08/2014 TOÁN
Tiết :01 
PPCT: 08 ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN	
I. Mục tiêu :
 - Thuộc các bảng nhân 2,3,4,5.
 - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị của biểu thức.
 - Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép nhân) 
 - Yêu thích học toán.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS lần lượt đọc các bảng nhân từ 2 đến 5.
- GV nhận xét – ghi điểm 
2. Dạy bài mới.
 a/ Giới thiệu bài 
 b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
° Bài 1: Gọi HS đọc đề 
a/ Gọi lần lượt 4 HS, yêu cầu mỗi em nhẩm 1 cột theo bài. GV nhận xét.
b/ - Hướng dẫn HS phân tích mẫu:
 200 x 3 = 600
 + Nhẩm 2 trăm x 3 = 6 trăm
 + 200 x 3 = 600
- Gọi HS nhẩm các phần còn lại, mỗi em 1 phép tính.
- GV nhận xét.
°Bài 2: (cột a,c) 
Gọi HS đọc đề
- GV hướng dẫn mẫu:
4 x 3 + 10 = 12 + 10
 = 22
- Gọi 3 HS làm bảng lớp – lớp vào vở 
°Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
GV nhận xét – ghi điểm 
°Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác 
- Yêu cầu HS nhẩm rồi nêu kết quả của bài. GV nhận xét và sửa bài.
3. Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học – tuyên dương 
-Về nhà học bảng nhân 
- 4 HS thực hiện, mỗi em 1 bảng nhân.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
-Tính nhẩm
a/ 4 HS thực hiện, mỗi em 1 cột.
 3 x 4 = 12 2 x 6 = 12 4 x 3 = 12 5 x 6 = 30 
 3 x 7 = 21 2 x 8 = 16 4 x 7 = 28 5 x 4 = 20
 3 x 5 = 15 2 x 4 = 8 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35
 3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 4 x 4 = 16 5 x 9 =45
- 6 HS thực hiện.
 200 x 2 = 400 300 x 2 = 600
 200 x 4 = 800 400 x 2 = 800
 100 x 5 = 500 500 x 1 = 500 
Tính (theo mẫu).
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp . 
a) 5 x 5 + 18 = 25 + 18 
 = 43
b) 5 x 7 – 26 = 35 – 26 
 = 9
c/ 2 x 2 x 9 = 4 x 9
 = 36
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 Giải
 Số ghế trong phòng ăn là :
 4 x 8 = 32 (cái ghế)
 Đáp số : 32 cái ghế
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tính tổng độ dài các cạnh.
- HS nhẩm và nêu kết quả:
 • 100 + 100 + 100 = 300 (cm)
 • 100 x 3 = 300 (cm)
Nhận xét rút kinh nghiệm:
Tiết: 02 TẬP ĐỌC
PPCT:04
CÔ GIÁO TÍ HON.
I. Mục tiêu :
-Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Hiểu nội dung: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo (Trả lời được câu hỏi trong SGK). 
- Yêu thích kể chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong bài.
- Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Ai có lỗi?
- Gọi 5 HS đọc bài và trả lời câu hỏi - GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài 
b/ Luyện đọc.
ê GV đọc mẫu cả bài.
ê Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu
- GV theo dõi và chỉnh sửa.
 + Đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn chia đoạn : 3 đoạn
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi hợp lí , nhấn giọng 
+ Giải nghĩa từ khó 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Truyện có những nhân vật nào?
é Câu 1: Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
é Câu 2: Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
é Câu 3: Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của tuổi :học trò”.
éGọi HS nêu nội dung bài : 
 d/ Luyện đọc lại.
- 1 HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc.
- Gọi HS thi đọc trước lớp. GV nhận xét và tuyên dương những HS đọc tốt
3. Củng cố - dặn dò.
- Theo em, vì sao bé lại đóng vai cô giáo đạt đến thế?
-Nhận xét tiết học – tuyên dương 
- Dặn về nhà đọc lại bài 
- 5 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.
- HS nghe và theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu kết hợp luyện từ khó : khoan thai, ngọng líu, núng nính, bắt chước
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi em 1 đoạn ( 2 lần). 
- Hs ngắt nghỉ hơi theo HD: Bé kẹp lại tóc,/ thả ống quần xuống, / lấy cái nón của má đội lên đầu.// Nó cố bắt trước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. //Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò,/ đứng cả dậy,/ khúc khích cười chào cô.
- Hs hiểu nghĩa từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính .
- Mỗi nhóm 3 HS luyện đọc 
- HS đọc ĐT cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh.
é-Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học trò.
-Đọc thầm cả bài văn.
é+ Thích cử chỉ của Bé ra vẻ người lớn: kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy nón của má đội lên đầu.
 + Thích cử chỉ của Bé bắt chước cô giáo vào lớp: đi khoan thai vào lớp treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò.
 + Thích cử chỉ của Bé bắt chước cô giáo dạy học: bẻ nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp cái thước đánh vần từng tiếng.
- Đọc thầm từ Đàn em ríu rít . đến hết.
é+ Làm y hệt các học trò thật: đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo.
 +Mỗi người một vẻ, trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu: thằng hiển ngọng líu, cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước, cái Thanh mở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mê tóc mai.
é Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em Bé.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 HS thi đọc trước lớp, mỗi em 1 đoạn. Cả lớp nghe và bình chọn.
- Vì bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
Tiết : 03 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 PPCT:02	 TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. 
 ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. Mục tiêu :
	- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1.
 - Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (các gì, con gì)? Là gì? (BT2)
 - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
II. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : 
- Cho HS tìm hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau.
	Sân nhà em sáng quá.
	Nhờ ánh trăng sáng ngời
	Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 3 nhóm lớn, mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài 2.
- Gọi HS đọc đề bài, GV kẻ bảng và viết 3 câu vào bảng. 
- Gọi HS làm mẫu câu a. 
- Sau đó cho HS làm bài vào nháp, 2 HS làm trên bảng. GV nhận xét và chốt lại.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm đó trong câu.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi vừa đặt được. 
-GV nhận xét và sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ những từ vừa học được.
- Đọc khổ thơ của Trần Đăng Khoa
- Tìm hình ảnh so sánh 
So sánh trăng tròn với cái đĩa.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-HS thi tiếp sức-cả lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh:
a) Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em.
b) Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà.
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và trình bày, Cả lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh:
Ai (cái gì, con gì)
Là gì?
a) Thiếu nhi
là măng non của đất nước
b) Chúng em
là học sinh tiểu học.
c) Chích bông
là bạn của trẻ em.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và sửa bài theo lời giải đúng:
 + Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
 + Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
 + Đội TNTP HCM là gì ?
Tiết:01 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
PPCT:03
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết điền s hay x và ăn hay ăng và uêch hay uyu vào chỗ trống. 
-Biết đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
II. Chuẩn bị:
III.Lên lớp:
Ổn định:
 Bài cũ:
Bài mới: 
1. a) Điền chữ s hay x
Sao cháu chưa về với bà
Chào mào đã hót vườn hoa mỗi chiều
Sốt ruột bà nghe chim kêu
Tiếng chim kêu với rất nhiều hạt na
Hết hè cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót, vườn na sắp tàn.
 LÊ THÁI SƠN
 b) Điền vần: ăn hoặc ăng
 Con tàu trườn mình vào ga
 Nhả khói như ông hút thuốc
 Qua bao tháng ngày nắng đốt
 Dầm mình đi trong mưa rơi
 Chong mắt bao đêm không ngủ
Con tàu lên ngược về xuôi
 Rồng rắn đi vào thành phố
 Thản nhiên thổi một hồi còi
 TRẦN NGỌC TẢO
2.Điền vần uêch, uych hoặc uyu vào chô trống
 Chiếc xe đang lắc lư trên quãng đường khúc khuỷu, chợt dừng lại trước một căn nhà trống huếch trống hoác. Trân tường nhà có những hình vẽ nguệch ngoạc.chúng tôi xuống xe. Tôi mỏi quá, chân như muốn khuỵu xuống. nam huých nhẹ vào sườn tôi, nhắc tôi đi thẳng lên.
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm
a. Cái gì là người bạn tuyệt vời của đom đóm?
b. Giọt sương là gì?
c. Lê Quí Đôn là gì ?
4. Đặt hai câu theo mẫu ai là gì ? Nói về hai thần đồng của Việt Nam.
a. Lê Quí Đôn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ.
b. Anh hùng núp là người con của tây nguyên.
IV.Củng cố, dặn dò :
-Về xem lại bài.
Tiết : 03
PPCT:02	 THỦ CÔNG 
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI – (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng gấp tàu thủy hai ống khói.
- HS thực hành gấp được tàu thủy hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng và câu đối.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vật mẫu. Quy trình gấp
- Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
2. Dạy bài mới.
 * Hoạt động 1: Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gọi HS quan sát mẫu và nêu lại quy trình gấp tàu thủy theo các bước đã học ở tiết trước.
- Yêu cầu HS thực hành gấp tàu thủy bằng giấy màu.
 * Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm
- Nhắc HS sau khi gấp được tàu thủy thì dán vào vở.
- Dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu cho đẹp. Sau đó trưng bày sản phẩm.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét – tuyên dương 
- Chuẩn bị bài Gấp con ếch.
- HS nêu: 
 + Bước 1: gấp cắt tờ giấy hình vuông
 + Bước 2: gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
 + Bước 3: gấp tàu thủy 2 ống khói.
- HS thực hành theo quy trình.
- HS trình bày sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Nhận xét rút kinh nghiệm:
.......................
Ngày soạn: 25/08/2014 Thứ năm, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Ngày dạy: 28/08/2014 
Tiết:01 
PPCT:03 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 VỆ SINH HÔ HẤP.
 (KNS) ( GDMT: Tích hợp)
I. Mục tiêu :
 - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc có lợi cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin , giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi gông cộng, nhất là nơi có trẻ em.
* Biết được một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí , có hại đến cơ quan hô hấp , tuần hoàn, thần kinh, HS biết một số vie65cco1 lợi , có hại cho sức khỏe.
 - Giáo dục HS biết thực hiện những công việc cụ thể để bảo vệ môi trường và làm những công việc có lợi cho sức khỏe. (Mức độ bộ phận ở hoạt động 2).
 - Có thói quen giữ sạch mũi họng.
II. Đồ dùng dạy học.
Các hình trong SGK trang 8 và 9.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ : Nên thở như thế nào?
- Gọi HS đọc thuộc phần nội dung bài
- GV nhận xét.
2/ Bài mới: 
a-Giới thiệu bài: 
1/- Khám phá:Hoạt động 1: -Thảo luận nhóm.
é Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm
-Bước 1: 
GV phát phiếu và câu hỏi thảo luận cho các nhóm 
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có ích lợi gì?
+ Vì sao nên tập thể dục vào buổi sáng?
+Hàng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?
-Bước 2:
é- Kết luận: Các em nên có thói quen luyện tập thể dục buổi sáng vì sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để tống được nhiều khí các-bô-nic ra ngoài và hít được nhiều khí ô-xy vào phổi và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
2/-Kết nối:Hoạt động 2: - Thảo luận theo cặp.
é Cách tiến hành:
 - Bước 1 : Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK/9:
 + Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. 
 + Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ
+ Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
 + Nêu những việc em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành.
- Bước 2:
®- Kết luận: Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, không nên chơi đùa những nơi có nhiều khói bụi, cần giữ gìn nhà cửa sạch sẻ. Tham gia tổng vệ sinh từng ngõ, xóm; không vứt rác, khạc nhỗ bừa bãi để đảm bảo được không khí trong lành.
3/. Thực hành:Củng cố - dặn dò.
- Gọi HS đọc nội dung sau bài.
-Nhận xét tiết học – tuyên dương 
4/ Vận dụng:
- Dặn HS về nhà dọn vệ sinh phòng học sạch sẽ và ngăn nắp. Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện bảo vệ môi trường trong sạch
 - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
.
 - HS làm việc theo nhóm
+ Buổi sáng sớm thường có không khí trong lành, ít khói bụi.
+ Vì sau một đêm nằm ngủ cơ thể không hoạt động , nên cần phải vận động để mạch máu lưu thông .
+ Hàng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bệnh nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 - Làm việc cả lớp. (Đại diện nhóm trả lời)
 - Thảo luận theo cặp. 
-Đại diện lên trình bày 
 + Việc nên làm là hình 5, 7, 8.
 + Việc không nên làm là hình 4, 6.
- HS trình bày và phân tích theo hình trên. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS làm việc cá nhân, nêu những việc đã làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ( không đến gần người đang hút thuốc lá; tập thể dục buổi sáng ở nơi công viên, vườn hoa; Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ; vệ sinh nơi ở và trường lớp sạch sẽ, )
Nhận xét rút kinh nghiệm:
.......................
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
Tiết: 03
PPCT:04	 CÔ GIÁO TÍ HON 
I. Mục tiêu :
 - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập (2) a/b. 
 - Có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp . 
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ: đoạn viết chính tả, bài 2b.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ
- GV đọc nguệch ngoạc, khuỷu tay, vắng mặt, cố gắng
- GV nhận xét – ghi điểm 
2. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài :
 b/Hướng dẫn HS nghe – viết.
ê Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết: Từ Bé treo nón  ríu rít đánh vần theo.
- Đoạn văn trên có mấy câu ?
- Chữ đầu các câu viết như thế nào?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn.
- Tên riêng viết như thế nào?
- Viết từ khó bảng con.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
 ê GV đọc bài 
- Đọc cho HS soát lỗi.
ê Thu 5-7 tập chấm điểm nhận xét 
c/ Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 2b: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV chấm bài và sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học- tuyên dương 
- Dặn HS viết lại các từ viết sa
- 2 HS viết bảng lớp
- Lớp viết bảng con .
- HS theo dõi
-2 HS đọc lại 
- 5 câu
- Viết hoa 
- Viết lùi vào 2 ô tập.
- Tên riêng trong đoạn văn là Bé.
- Viết hoa chữ cái đầu của tiếng

File đính kèm:

  • docBai_1_Hoat_dong_tho_va_co_quan_ho_hap.doc
Giáo án liên quan