Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2.
- Một số tranh ảnh về cảnh nông thôn (hoặc thành thị).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: Kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 của tiết TLV tuần 15.
B. Khám phá:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài nêu mục tiêu của bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- GV kể chuyện lần 1. Kể xong, GV hỏi HS:
+ Truyện này có những nhân vật nào? (Chàng ngốc và vợ).
+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? (Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh).
+ Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ?
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao? (Cả ruộng lúa héo rũ).
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? (Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên bị héo).
- GV kể lại lần 2.
- Một HS giỏi kể lại câu chuyện.
- Từng cặp HS tập kể.
- Ba đến bốn HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện. GV khen những HS nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật.
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK.
- HS nói mình chọn viết về đề tài gì (Khuyến khích HS kể về thành thị).
- GV (treo bảng phụ đã viết các gợi ý) giúp HS hiểu gợi ý a của bài.
- Mời 1 HS làm mẫu – dựa vào câu hỏi gợi ý, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt.
- Một số HS xung phong trình bày bài nói trước lớp.
C: Củng cố
Cả lớp bình chọn bạn nói hay nhất.
D. Hướng dẫn học ở nhà
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
* Ứng dụng: Luyện nói về thành thị và nông thôn
nh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Ứng dụng: Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. ______________________________ TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2. - Một số tranh ảnh về cảnh nông thôn (hoặc thành thị). III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động: Kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 của tiết TLV tuần 15. B. Khám phá: Hoạt động 1: Giới thiệu bài nêu mục tiêu của bài GV nêu MĐ, YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm câu hỏi gợi ý. - GV kể chuyện lần 1. Kể xong, GV hỏi HS: + Truyện này có những nhân vật nào? (Chàng ngốc và vợ). + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? (Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh). + Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ? + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao? (Cả ruộng lúa héo rũ). + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? (Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên bị héo). - GV kể lại lần 2. - Một HS giỏi kể lại câu chuyện. - Từng cặp HS tập kể. - Ba đến bốn HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện. GV khen những HS nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật. Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK. - HS nói mình chọn viết về đề tài gì (Khuyến khích HS kể về thành thị). - GV (treo bảng phụ đã viết các gợi ý) giúp HS hiểu gợi ý a của bài. - Mời 1 HS làm mẫu – dựa vào câu hỏi gợi ý, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt. - Một số HS xung phong trình bày bài nói trước lớp. C: Củng cố Cả lớp bình chọn bạn nói hay nhất. D. Hướng dẫn học ở nhà GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau * Ứng dụng: Luyện nói về thành thị và nông thôn. -------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU. TOÁN LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC I. Mục tiêu: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2. II. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - HS làm bảng con. 630 : 9 842 : 4 - GV nhận xét, đánh giá. B. Khám phá: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Làm quen với biểu thức – Một số ví dụ về biểu thức. - GV đặt vấn đề vào bài học mới, sau đó viết lên bảng 126 + 51, nói: “Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51”.Cho một số HS và cả lớp nhắc lại. - GV viết tiếp 62 - 11 lên bảng, nói: “Ta có biểu thức 62 trừ 11” và cho HS nhắc lại. - GV viết tiếp 13 x 3 lên bảng, cho HS phát biểu: Có biểu thức nào? HS trả lời: Có biểu thức 13 nhân 3. - GV làm tương tự với các biểu thức: 84 : 4; 125 + 10 - 4. (Các biểu thức trên viết mỗi biểu thức ở một dòng). 2. Giá trị của biểu thức. - GV: Chúng ta xét biểu thức đầu 126 + 51: Các em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu? (HS tính và nêu kết quả: 126 + 51 = 177). GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: “Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177”. - GV cho HS tính 62 - 11 và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 - 11 là 51. - Hướng dẫn HS làm việc như trên với việc nêu giá trị của các biểu thức: 13 x3; 84 : 4; 125 + 10 - 4. C. Vận dụng, thực hành Bài 1. (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau( theo mẫu) . - GV giải thích mẫu. HS nêu miệng cách thực hiện. - HS làm vào vở: a. 125 + 18 ; b, 161 -150 c. 21 x 4 d. 48 :2 - HS lên bảng chữa bài, sau đó cả lớp thống nhất kết quả. Bài 2. (Cặp đôi) (Mỗi biểu thức có giá trị là số nào?): - GV cho HS làm bài mẫu: Nhẩm 52 + 23 = 75. Vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75. - HS trao đổi theo cặp làm các bài còn lại, GV giúp đỡ những HS yếu. - Mời 1 số HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét. D. Củng cố. - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Nhận xét tiết học. E. Hướng dẫn học ở nhà. * Ứng dụng: Dặn HS về ôn lại các bài tập. ------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI I. Mục tiêu: - Kể tên 1 số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. - Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. - HSNK: Kể được 1 hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. - KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống. Giới thiệu cho học sinh biết một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của biển. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK trang 60, 61. Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán... III. Các hoạt động dạy- học: A. Khởi động: - Kể 1 số hoạt động nông nghiệp nơi em đang sống? GV nhận xét, đánh giá. B. Khám phá: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động công nghiệp. (Nhóm 4) - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 4 trả lời: + Hoạt động trong tranh là gì? + Hoạt động đó sản xuất ra sản phẩm gì? Lợi ích của sản phẩm đó? - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GVKết luận : Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy; khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt; dệt cung cấp vải, lụa...những hoạt động trên gọi là hoạt động công nghiệp. GV cho HS quan sát tranh khai thác dầu khí. ? Hoạt đông công nghiệp trong bức ảnh là hoạt dộng gì? Hoạt động đó diễn ra ở đâu? GV giới thiệu cho học sinh biết dầu khí là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của biển. Chúng ta cần phải biết khai thác và sử dụng hợp lí. Giữ gìn và bảo vệ biển đảo chính là giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá. + Hoạt động công nghiệp bao gồm những hoạt động gì? + Sản phẩm của hoạt động công nghiệp có lợi gì? + Hãy kể tên một số hoạt động công nghiệp ở tỉnh em? (HSNK) - Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung. - GV Kết luận và có thể giới thiệu thêm: Khai thác quặng kim loại, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy... đều gọi là hoạt động công nghiệp. Hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh: Khai tác quặng sắt Thạch Khê, Khu công nghiệp Vũng Áng, nhà máy sản xuất bột giấy Vung Áng, Nhà máy may xuất khẩu... Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt đông thương mại. (Nhóm 4) - HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu ở SGK. Một số nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. GV gợi ý: + Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 (T 61) thường gọi là HĐ gì? + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em? GV kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt đông thương mại. + Hoạt đông thương mai có lợi gì? Hs nêu ý kến của mình . GV kết luận về ích lợi của hoạt động thương mại. C. Vận dụng, thực hành Chơi trò chơi “Bán hàng”. - GV đặt tình huống cho các nhóm đóng vai, 1 vài người bán, 1 số người mua. - Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. D. Củng cố. - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV hệ thống nội dung, nhận xét tiết học. E. Hướng dẫn học ở nhà. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. * Ứng dụng: Tìm hiểu về hoạt động thương mại ở địa phương. ---------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết công lao của các thương binh, liệt sỹ đối với quê hương, đất nước. - Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HSKG: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sỹ do nhà trường tổ chức. - KNS: KN trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích. III. Các hoạt động dạy - học: Khởi động : HS hát tập thể bài : Em nhớ các anh. B. Khám phá: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài Hoạt động 1: Phân tích truyện : Những chuyến đi bổ ích (BT1). 10’ Mục tiêu: - Biết công lao của các thương binh , liệt sĩ đối với quê hương ,đất nước. 1. GV kể chuyện Một chuyến đi bổ ích. 2. Đàm thoại theo câu hỏi: - Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7? - Qua câu chuyện em hiểu thương binh, liệt sỹ là những người như thế nào? - Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sỹ? 3. GV kết luận: Thương binh, liệt sỹ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sỹ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Mục tiêu:- Kính trọng , biết ơn và quan tâm ,giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 1. GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó treo bảng phụ có ghi các việc làm đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét các việc làm sau: a. Nhân ngày 27 tháng 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sỹ. b. Chào hỏi lễ phép các chú thương binh. c. Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng. d. Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường. 2. Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. GV kết luận. + Việc làm của các bạn ở tranh 1, 2, 3 là nên làm. + Việc làm của các bạn ở tranh 4 là không nên làm. 4. HS tự liên hệ những việc em đã làm đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ. C. Vận dụng, thực hành - Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ ở địa phương. D. Củng cố: Nhắc lại nội dang ghi nhớ. E. Hướng dẫn học ở nhà: * Ứng dụng: Sưu tầm các bài hát, bài thơ...về các gương chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. --------------------------------------------------------------- Thứ Tư, ngày 30 tháng 12 năm 2020 TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC I. Mục tiêu: - Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, phép chia. - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu“, =”. - Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3. Dành cho HSNK Bài 4 II. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức: 114 + 95 205 x 5 - GV nhận xét đánh giá. B. Khám phá: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của các biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ 2 quy tắc này. * GV nêu vấn đề: Khi tính giá trị biểu thức là thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện các phép tính đó. a. Đối với biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ: Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - GV viết biểu thức 60 + 20 - 5 rồi cho HS nêu cách làm . 60 + 20 - 5 = 80 - 5 - GV viết lên bảng. Gọi 1 số HS nêu lại. = 75. - Cho 1 vài HS, rồi cả lớp nêu lại nhiều lần quy tắc như SGK. b. Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - GV viết biểu thức 49 : 7 x 5 ; cho HS nêu cách làm. 49 : 7 x5 = 7 x5 - GV viết lên bảng. Gọi 1 số HS nêu lại. = 35. - Cho HS đọc nhiều lần quy tắc thứ hai trong bài học. - GV lưu ý HS cách trình bày như đã hướng dẫn. C. Vận dụng, thực hành Bài 1:(Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu, HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở nháp. - Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét. a) 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 b) 462 – 40 + 7 = 422 + 7= 429 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 Bài 2: (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu. HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở. - Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 3: (Cặp đôi) (Điền dấu >, <, =): Cho HS nêu cách làm bài, HS tự làm vào nháp rồi đổi chéo kiểm tra kết quả. Gọi 1HS lên bảng chữa bài. 55 : 5 x 3 > 32 47 = 84 – 34 – 3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 Bài 4 (dành cho HSNK): - HS thực hiện theo 2 bước: + Tính khối lượng của 2 gói mì (80 x 2 = 160 (g)). + Tính khối lượng của 2 gói mì và 1 hộp sữa(160 + 455 = 615 (g)). - HS nêu miệng bài giải. GV nhận xét, chữa bài. D. Củng cố. - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. E. Hướng dẫn học ở nhà. - Dặn HS về luyện tập thêm. Chuẩn bị tiết sau. * Ứng dụng: Luyện về tính giá trị của biểu thức ------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, 2). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị. Bảng phụ viết đoạn văn trong BT3. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động: - Kiểm tra miệng 2 HS kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. - GV nhận xét. B. Khám phá: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: (Cặp đôi)- Một HS đọc yêu cầu bài. GV giúp HS nắm yêu cầu bài. - GV nhắc các em chú ý: nêu tên các thành phố, mỗi em kể được ít nhất tên 1 vùng quê. - HS trao đổi nhanh theo nhóm 2. GV mời đại diện các bàn lần lượt kể (GV treo bản đồ VN, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ). - Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc - Nam. - GV yêu cầu HS kể tên 1 vùng quê mà em biết. Bài tập 2: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu. (Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn). - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. + HS tự làm vào nháp, nêu kết quả trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài làm. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cả lớp chữa bài vào VBT. Bài tập 3: (Cá nhân) (Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn). - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. GV theo dõi HS làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, chữa, chốt lại lời giải đúng. - Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu phẩy. C. Củng cố. - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Nhận xét tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà. * Ứng dụng: Tìm hiểu thêm về thành thị và nông thôn. Dặn HS về đọc lại các bài tập. _______________________________ CHÍNH TẢ NGHE- VIẾT: ĐÔI BẠN I. Mục tiêu: - Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả. - Làm đúng BT(2) a. II. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động: - GV đọc cho HS viết các từ ngữ: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. GV nhạn xét. B. Khám phá: 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn viết hoa? + Lời của bố viết thế nào? - HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. C. Vận dụng, thực hành Bài tập 2 a. GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b). - GV giải thích: Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu (hoặc dấu thanh) vào đúng chỗ trống trong câu, các em cần chú ý đến nghĩa của từ. - HS làm bài cá nhân vào vở nháp (Các em chỉ viết từ chứa tiếng cần điền). - GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV giải nghĩa từ: chầu hẫu (ngồi chực sẵn bên cạnh). - Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. D. Củng cố. GV nhận xét tiết học. E. Hướng dẫn học ở nhà. Ứng dụng: Nhắc HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT2. -------------------------------------------------------- Thứ Năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA M I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa M. Tên riêng và câu tục ngữ trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động:- GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Lê Lợi, Lời nói, Lựa lời); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng. B. Khám phá: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - HS đọc tên riêng (Mạc Thị Bưởi). - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu tục ngữ, GV h/dẫn HS viết chữ Một, Ba. C. Vận dụng, thực hành Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài. + Các chữ M : 1 dòng ; chữ B, T 1 dòng + Viết tên riêng : 1 dòng + Víêt câu ứng dụng : 1 lần Chấm, chữa bài. GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. D. Củng cố. - Nhận xét tiết học. E. Hướng dẫn học ở nhà. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng. * Ứng dụng: Luyện viết chữ đẹp thường xuyên. ------------------------------------------------------- TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HSNK: Bài 4 II. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức : 268 – 68 +17 8 x 5 : 2 - Cả lớp làm nháp. GV nhận xét, cho HS nhắc lại quy tắc. B. Khám phá: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ quy tắc này. - GV viết biểu thức 60 + 35 : 5 lên bảng, cho HS nêu các phép tính có trong biểu thức này là phép cộng và phép chia nên không thể áp dụng 2 quy tắc đã học ở giờ học trước. - GV nêu quy tắc tính,yêu cầu HS nhìn kỹ biểu thức 60 + 35 : 5 rồi nêu cách tính. - Cả lớp làm vào vở nháp, 1 HS làm trên bảng; GV và cả lớp nhận xét. - Gọi 1 vài HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trên. - GV viết biểu thức 86 - 10 x 4 lên bảng rồi hướng dẫn HS tương tự như trên. - Cho HS cả lớp đọc nhiều lần quy tắc ở bài học, củng cố bằng cách thi đọc nhanh, đọc đúng. C. Vận dụng, thực hành Bài 1: (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính giá trị biểu thức. - HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở nháp. - Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét. a) 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293 b) 500 + 6 x 7 = 500 + 42 = 542 41 x 5 – 100 = 205 – 100 = 105 30 x 8 + 50 = 240 + 50 = 290 93 – 48 : 8 = 93 – 6 = 87 69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 149 Bài 2. (N2) (Ghi Đ, S?): - GV giúp HS làm 1 biểu thức đầu, hướng dẫn HS làm theo thứ tự: + Trước hết, xác định phép tính cần thực hiện trước. + Nhẩm miệng hoặc tính kết quả ra nháp rồi thực hiện nốt phép tính còn lại. + So sánh với giá trị biểu thức đã ghi để biết Đ, S rồi ghi vào ô trống. - HS trao đổi cặp làm các phần còn lại rồi chữa bài. - GV yêu cầu HS suy nghĩ xem các phần mình làm sai hoặc các phần kết quả sai ở trong bài là sai lỗi gì. HS nêu, GV nhấn mạnh: phải thực hiện thứ tự các phép tính theo đúng quy tắc. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc