Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

ĐÔI BẠN (tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.

II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ truyện– Bảng phụ viết gợi ý (trong SGK).

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên và TLCH: Nhà rông thường dùng để làm gì?

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nêu nội dung tranh.

- GV giới thiệu chủ điểm – bài đọc.

2. Luyện đọc.

a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.

- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.

- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Yêu cầu HS đặt câu với các từ: sơ tán, tuyệt vọng để các em hiểu chắc hơn nghĩa của từ.

- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.

- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc.

- Một HS đọc cả bài.

C. Củng cố, dặn dò. 5’

- Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện, nêu cách đọc.

- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép nhân.
+ 213 x 3 phép nhân không nhớ. 
+ 374 x 2 phép nhân có nhớ 1lần. 
+ 208 x 4 phép nhân có nhớ 1 lần và phép nhân có 0.
Bài 2. (a, b, c): (Cặp đôi) 
- HS đặt tính rồi tính.
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. 3 HS lên làm bài trên bảng. Cả lớp và GV chữa bài.
Bài 3. (Nhóm 4) 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.	
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải:
 Quảng đường BC dài là: 172 x 4 = 688 (m)
 Quảng đường AC dài là: 172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số: 860 m
Bài 4. (Nhóm 4) 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.	
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải:
 Đã dệt được số áo len là: 450 : 5 = 90 (áo).
 Còn phải dệt tiếp số áo len nữa là: 450 - 90 = 360 (áo)
 Đáp số: 360 áo.
Bài 5. (dành cho HSNK): Thực hiện tính tổng của 4 số.
- HSNK tự làm rồi nêu kết quả.
3. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA L
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng chữ hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và câu ứng dụng Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ hoa L. Câu ứng dụng, từ ứng dụngviết sẵn. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- GVđọc cho HS viết: Ông Ích Khiêm, Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. 
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con 
a. Luyện viết chữ hoa: - HS nêu tên các chữ hoa có trong bài: L.
 - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
 - HS luyện viết vào bảng con các chữ hoa.
b. Luyện viết từ ứng dụng và tên riêng 
- HS đọc từ ứng dụng Lê Lợi; GV giới thiệu về Lê Lợi.
- HS quan sát chữ mẫu, nhận xét số lượng chữ, kích cỡ các con chữ.
- HS tập viết từ trên bảng con Lê Lợi. 
c. Luyện viết câu ứng dụng 
- 2 HS đọc câu ứng dụng; GV nêu ý nghĩa câu tục ngữ.
- HS tập viết chữ: Lời nói, Lựa lời vào bảng con. 
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu : + Các chữ L : 2 dòng ;
 + Viết tên riêng : Lê Lợi: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
CHÍNH TẢ
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng).
- Làm đúng BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết 6 từ trong BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho HS viết: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài dễ viết sai? 
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ưi hay ươi).
- khung cửi, gửi thư; mát rượi, sưởi ấm; cưỡi ngựa, tưới cây.
Bài tập 3 (lựa chọn): 
- GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 5 em) thi tiếp sức, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.	
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. 
TẬP ĐỌC 
ĐÔI BẠN (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. 
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ truyện– Bảng phụ viết gợi ý (trong SGK).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên và TLCH: Nhà rông thường dùng để làm gì?
B. Dạy bài mới: 30’
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nêu nội dung tranh.
- GV giới thiệu chủ điểm – bài đọc. 
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. 
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Yêu cầu HS đặt câu với các từ: sơ tán, tuyệt vọng để các em hiểu chắc hơn nghĩa của từ.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc cả bài.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện, nêu cách đọc. 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
Lớp học môn đặc thù
(Tiết 1+2+3+4)
TOÁN
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - HS làm bảng con. 630 : 9 842 : 4 - GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới : 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Làm quen với biểu thức – Một số ví dụ về biểu thức.
- GV đặt vấn đề vào bài học mới, sau đó viết lên bảng 126 + 51, nói: “Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51”.Cho một số HS và cả lớp nhắc lại.
- GV viết tiếp 62 - 11 lên bảng, nói: “Ta có biểu thức 62 trừ 11” và cho HS nhắc lại.
- GV viết tiếp 13 x 3 lên bảng, cho HS phát biểu: Có biểu thức nào?
HS trả lời: Có biểu thức 13 nhân 3.
- GV làm tương tự với các biểu thức: 84 : 4; 125 + 10 - 4. (Các biểu thức trên viết mỗi biểu thức ở một dòng).
2. Giá trị của biểu thức.
- GV: Chúng ta xét biểu thức đầu 126 + 51: Các em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu? (HS tính và nêu kết quả: 126 + 51 = 177).
GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: “Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177”.
- GV cho HS tính 62 - 11 và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 - 11 là 51.
- Hướng dẫn HS làm việc như trên với việc nêu giá trị của các biểu thức: 
	13 x3; 84 : 4; 125 + 10 - 4.
3.Thực hành.
Bài 1. (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau( theo mẫu) .
- GV giải thích mẫu. HS nêu miệng cách thực hiện.
- HS làm vào vở: a. 125 + 18 ; b, 161 -150 c. 21 x 4 d. 48 :2 
- HS lên bảng chữa bài, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 2. (Cặp đôi) (Mỗi biểu thức có giá trị là số nào?):
- GV cho HS làm bài mẫu: Nhẩm 52 + 23 = 75. Vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75.
- HS trao đổi theo cặp làm các bài còn lại, GV giúp đỡ những HS yếu.
- Mời 1 số HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về đọc lại các bài tập.
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
Tin
Thầy Thắng soạn và dạy
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HSNK: Bài 4
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức : 268 – 68 +17 8 x 5 : 2
- Cả lớp làm nháp. GV nhận xét, cho HS nhắc lại quy tắc.
B. Bài mới : 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ quy tắc này.
- GV viết biểu thức 60 + 35 : 5 lên bảng, cho HS nêu các phép tính có trong biểu thức này là phép cộng và phép chia nên không thể áp dụng 2 quy tắc đã học ở giờ học trước.
- GV nêu quy tắc tính,yêu cầu HS nhìn kỹ biểu thức 60 + 35 : 5 rồi nêu cách tính.
- Cả lớp làm vào vở nháp, 1 HS làm trên bảng; GV và cả lớp nhận xét.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trên.
- GV viết biểu thức 86 - 10 x 4 lên bảng rồi hướng dẫn HS tương tự như trên.
- Cho HS cả lớp đọc nhiều lần quy tắc ở bài học, củng cố bằng cách thi đọc nhanh, đọc đúng.
3. Thực hành.
Bài 1: (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính giá trị biểu thức. 
- HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở nháp. 
- Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét. 
 a) 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293 b) 500 + 6 x 7 = 500 + 42 = 542 
 41 x 5 – 100 = 205 – 100 = 105 30 x 8 + 50 = 240 + 50 = 290 
 93 – 48 : 8 = 93 – 6 = 87 69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 149
Bài 2. (N2) (Ghi Đ, S?): - GV giúp HS làm 1 biểu thức đầu, hướng dẫn HS làm theo thứ tự:
+ Trước hết, xác định phép tính cần thực hiện trước.
+ Nhẩm miệng hoặc tính kết quả ra nháp rồi thực hiện nốt phép tính còn lại.
+ So sánh với giá trị biểu thức đã ghi để biết Đ, S rồi ghi vào ô trống.
- HS trao đổi cặp làm các phần còn lại rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ xem các phần mình làm sai hoặc các phần kết quả sai ở trong bài là sai lỗi gì. HS nêu, GV nhấn mạnh: phải thực hiện thứ tự các phép tính theo đúng quy tắc.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
+ Tìm số táo có tất cả? (60 + 35 = 95 (quả))
+ Tìm mỗi túi có bao nhiêu quả? (95 : 5 = 19 (quả)).
Bài 4. (dành cho HSNK):
Một HS đọc bài toán; 2 HS nêu cách làm.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về đọc lại các bài tập.
TẬP ĐỌC
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’. GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Đôi bạn; TLCH về ND đoạn kể. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 28’
1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh, giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ:quê ngoại, bất ngờ.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn ở đâu? + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
4. Học thuộc lòng bài thơ. - Một HS đọc lại toàn bài thơ.
- HS luyện học thuộc từng khổ, cả bài thơ theo nhóm 4. - HS thi đọc TL cả bài thơ.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS nêu nội dung bài, GV chốt ý. - GV dặn HS về tiếp tục HTL bài thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, 2).
	- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị. Bảng phụ viết đoạn văn trong BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’: - Kiểm tra miệng 2 HS kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Cặp đôi)- Một HS đọc yêu cầu bài. GV giúp HS nắm yêu cầu bài.
- GV nhắc các em chú ý: nêu tên các thành phố, mỗi em kể được ít nhất tên 1 vùng quê.
- HS trao đổi nhanh theo nhóm 2. GV mời đại diện các bàn lần lượt kể (GV treo bản đồ VN, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ).
- Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc - Nam.
- GV yêu cầu HS kể tên 1 vùng quê mà em biết.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu. (Kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn).
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
+ HS tự làm vào nháp, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3: (Cá nhân) (Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn).
	- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. GV theo dõi HS làm bài.
	- 1 HS làm bài trên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, chữa, chốt lại lời giải đúng.
	- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu phẩy. 
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về đọc lại các bài tập.
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Bài 4 : Dành cho HSNK.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ. 5’ 
	- GV kiểm tra HS học thuộc 3 quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học. Cho mỗi HS nêu lại 1 quy tắc, sau đó cho 1 số HS khác nêu lại cả 3 quy tắc, động viên HS nêu nhanh, nêu đúng.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập. 
Bài 1. (Cá nhân)
- Cho HS quan sát kỹ các bài trong BT, sau đó nêu được cách tính giá trị của biểu thức.
	- GV cùng với HS làm mẫu 1 bài: 
	- HS nêu các phép tính có trong biểu thức. 
	- Một HS vận dụng quy tắc tương ứng nêu cách làm cụ thể; GV ghi lên bảng.
	- Cho HS tự làm các phần còn lại rồi chữa bài.
 a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10
 = 120 = 90
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 = 168 = 126
Bài 2. (Cặp đôi) 
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. Củng cố tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.
- HS làm bài và kiểm tra theo cặp.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
 a) 375 – 10 x 3 b) 306 + 93 : 3
 64 x 9 : 2 5 x 11 – 20
Bài 3. (Cặp đôi)
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. 
- Củng cố tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.(tương tự bài 2)
Bài 4. (dành cho HSNK): GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài.
- HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh 
 80 : 2 x 3 90 39 50 + 20 x4
 130
 70 + 60 : 3 120 68 11 x 3 + 6
 81 – 20 + 7
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA M
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa M. Tên riêng và câu tục ngữ trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Lê Lợi, Lời nói, Lựa lời); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - HS đọc tên riêng (Mạc Thị Bưởi). 
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu tục ngữ, GV h/dẫn HS viết chữ Một, Ba.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài.
 + Các chữ M : 1 dòng ; chữ B, T 1 dòng
 + Viết tên riêng : 1 dòng + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
4. Chấm, chữa bài. GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng.
CHÍNH TẢ
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho HS viết các từ ngữ: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 10 dòng đầu bài thơ Về quê ngoại; 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát. Sau đó cho HS đọc ĐT đoạn thơ.
b. Hướng dẫn HS viết bài.
- HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở; GV nhắc nhở cách trình bày và tư thế ngồi viết.
c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập 2 (Lựa chọn):
	- GV chọn cho HS làm bài tập 2b (HSNK làm cả bài).
a. cha, trong, chảy, cha, tròn, chữ
b.lưỡi, những, thẳng, để, lưỡi, thuở, tuổi, nửa, tuổi, đã
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	GV yêu cầu HS về nhà HTL câu ca dao và 2 câu đố trong BT2. Tiếp tục chuẩn bị nội dung để làm tốt BT2, tiết TLV tới.
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học:	
- Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui; gợi ý làm bài tập 2.
	- Một số tranh ảnh về cảnh nông thôn (hoặc thành thị).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ Kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 của tiết TLV tuần 15.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Giảm tải
Bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc
Giáo án liên quan