Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường Tiểu học số 2 Nhơn Hạnh

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ?

I/ Mục tiêu :

+ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ?

+ HS tìm được các từ chỉ đặc điểm; Vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh . HS tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và thế nào ?

II/ Các hoạt động dạy - học :

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường Tiểu học số 2 Nhơn Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết 9 x 6 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 và 54 : 6 được không? Vì sao?
* Bài 3 Gọi một HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Y/c HS giải, gọi 1 HS lên bảng làm.
+ Y/c HS nhận xét và sửa bài.
* Bài 4
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài 3/ 76
4.Củng cố: 
- GV gọi một số HS đọc thuộc lòng bảng chia 9. 
Dặn dò:
- Học thuộc bảng chia 9.
- Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện tập.”
- GV nhận xét tiết học.
-Hát TT
- 3 HS làm
* HS lấy 1 tấm bìa có 9 chấm tròn.
- 9 lấy 1 lần được 9.
- 9 1 = 9.
-Được 9 nhóm.
- 9 : 9 = 1 
- 9 chia 9 bằng 1.
- 9 nhân 1 bằng 9.
- 9 chia 9 bằng 1.
* HS lấy 2 tấm bìa 
- 9 lấy 2 lần được 18.
- 9 x 2 = 18.
- Có 2tấm bìa.
- 18 : 9 = 2 
- 18 chia 9 bằng 2.
- 9 nhân 2 bằng 18.
 18 chia 9 bằng 2.
- đều có số chia là 9.
- là dãy số đếm thêm 9, bắt đầu từ 9.
-  là:1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- HS học thuộc lòng bảng chia 9.
- Thi đọc theo nhóm, tổ ,cánhân .
- Điền số.
- HS làm vào VBT.
- HS đọc nối tiếp nhau các kết quả
- Tính nhẩm.
- Cả lớp làm vở , 4 em lên làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- được.Vì khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
- HS đọc đề.
- HS làm bài 
 - N/xét bài làm của bạn 
- Một số HS đọc thuộc lòng bảng chia 9. 	
Rút kinh nghiệm: .	
	 CHÍNH TẢ 
 Người liên lạc nhỏ.
I/ Mục tiêu :
- Nghe-viết chính xác đoạn từ “ Sáng hôm ấylững thững đằng sau” trong bài Người liên lạc nhỏ.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt ay/ây, l/n hoặc ơ/ê.
II/ Các hoạt động dạy -học :
T.G
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1’
 5’
 1’
15’
10’
 2’
 1’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : : Vàm Cỏ Đông.
- GV nhận xét bài viết chính tả tuần trước. Và y/c HS viết vào BC : suýt ngã, sử dụng, huýt sáo , giá sách
- GV nhận xét . 
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài : Nghe- viết một đoạn của bài :Người liên lạc nhỏ.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết 
a) GV đọc mẫu đoạn văn“Sáng hôm ấy  lững thững đằng sau”trong bài Người liên lạc nhỏ.
- Gọi HS đọc lại .
- Hướng dẫn HS nắm ý chính:
+ Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? 
 (HS xem tranh Kim Đồng dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới .)
b) Hướng dẫn HS viết từ khó
(mỉm cười, gậy trúc , Hà Quảng , bợt)
- Đoạn văn có những tên riêng nào?
- Đoạn văn, câu nào lời của nhân vật?
- Lời của nhân vật phải viết như thế nào?
- GV đọc câu có từ khó rồi rút ra ghi bảng
- Hướng dẫn HS phân tích từ khó.
- Y/c HS tập viết các từ khó vào bảng con.
- Y/c HS đọc lại các từ khó .
c) HS nghe viết bài chính tả .
- GV đọc bài chính tả lần 2 .
- GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết
+ GV theo dõi uốn nắn.
- GV đọc lại cả bài cho HS dò bài .
d) Chấm, chữa bài.
- Y/c HS đổi vở sửa bài .
- GV kiểm tra 5, 6 bài và nhận xét. 
* Hoạt động2: HD HS làm bài tập chính tả 
* Bài 1/69 VBT Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Mời 1 HS lên bảng lớp làm , y/c cả lớp làm vào VBT .
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn .
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
Cây sậy , chày giã gạo 
Dạy học , ngủ dậy .
Số bảy , đòn bẩy .
GV: Đòn bẩy: là 1 cái cây làm bằng tre, gỗ ,sắt giúp nâng một vật nặng bằng cách tì đòn bẩy vào 1 điểm tựa ,rồi dùng sức nâng ,nhấc vật nặng đó lên
Sậy:Là loại cây có thân cao lá dài thường mọc ở bờ nước, thân khẳng khiu
* Bài 2/69 VBT: GV chọn câu a hoặc câu b
* Câu a ) -Tổ chức cho HS thi tiếp sức 
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng :
( trưa nay ,nằm nấu cơm, nát mọi lần ) 
* Câu b) Làm như câu a
Tìm nước,dìm chết,chim gáy,thoát hiểm 
4. Củng cố: GV thu kiểm tra 1 số bài, nhận xét
5 Dặn dò: 
- Viết lại những từ đã viết sai.
- Xem trước bài “ Nhớ Việt Bắc”.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS viết vào BC :suýt ngã , sử dụng , huýt sáo, giá sách
- 1 HS viết BL 
- 1 HS đọc lại. 
- bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới .
- Đức Thanh , Kim Đồng , Nùng , HàQuảng 
+ Nào , Bác cháu ta lên đường
+ sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng .
- 2 HS tập viết từ khó BL.
- HS viết chính tả .
- HS đổi vở và sửa lỗi.
- HS đọc y/c của bài .
- HS làm bài .
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- HS xem tranh cái đòn bẩy, cây sậy
- HS điền vào các băng giấy trên bảng đã chuẩn bị trước BT2a
- HS chép lời giải vào vở
- HS nộp vở
Rút kinh nghiệm: .	
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Tỉnh (Thành phố ) nơi bạn đang sống.
I/ Mục tiêu :Sau bài học,HS biết:
+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáodục, y tế của tỉnh (thành phố).
+ Hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá,giáo dục, y tế của nơi mình đang sống.
/ Các hoạt động dạy-học :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1’
 5’
 1’
 12’
 10’
 5’
 1’
1) Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ : Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- Tổ chức trò chơi “Nên – Không nên” : 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, lên chọn và đính lên bảng những trò chơi nào nên chơi và những trò chơi nào không nên chơi
 - GV nhận xét . 
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tỉnh (TP) nơi bạn đang sống.
- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
+ Cách tiến hành:
- Y/c các 3 nhóm quan sát hình 52, 53, 54 và nói tên các cơ quan, công sở và địa danh có trong hình.
- GV đến các nhóm quan sát và gợi ý.
- Y/c HS trình bày điều mình đã thấy trong tranh.
- Ngoài những nơi này, các em còn phát hiện ra trong tranh những còn có những cơ quan công sở nào khác?
- Chốt: Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rấùt nhiều cơ quan, công sở. Đó là các cơ quan hành chính nhà nước như: UBND, HĐND, trụ sở công an. Các cơ quan y tế như: bệnh viện. Các cơ quan giáo dục như: trường học, những khu vui chơi giải trí.để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất tinh thần và sức khoẻ của nhân dân.
- Hoạt động2: 
 Nói về tỉnh (tp) nơi bạn đang sống.
+ Mục tiêu: HS hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của nơi mình đang sống.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tập trung quan sát các tranh ảnh và bài báo về các cơ sở văn hoá giáo dục, hành chính, y tế đã sưu tầm được.
- Phát cho mỗi nhóm 1 giấy A3
- Yêu cầu các nhóm dán và trang trí các ảnh sưu tầm được vào giấy A3.
- Đại diện mỗi nhóm cử người lên phát biểu trước lớp.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương HS đã biết tìm hiểu được nhiều điều về tỉnh và thành phố của chúng ta.
4.Củng cố: 
 Trò chơi: Thi vẽ tranh thành phố bạn đang sống
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị :bài“Các hoạt động thông tin liên lạc
- Hát
- Tổ chức trò chơi “Nên – Không nên” : 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, lên chọn và đính lên bảng những trò chơi nào nên chơi và những trò chơi nào không nên chơi
- Các nhóm trao đổi.
- HS nêu
- HS bổ sung.
- Các nhóm làm việc.
- HS trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thi vẽ . Theo thời gian quy định nhóm nào vẽ nhanh đúng đem đính lên bảng. Các nhóm khác nhận xét tuyên dương 
Rút kinh nghiệm: .	
 Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm2014
	TOÁN
	 	Luyện tập 
 I/ Mục tiêu :
+ Giúp HS củng cố bảng chia 9.
+Vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9.
II/ Các hoạt động chính :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1’
 2’
 1’
 30’
 5’
 1’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi một số HS đọc thuộc bảng chia 9. 
- GV nhận xét.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ luyện tập củng cố bảng chia 9.
* Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1
- Cho HS nêu yêu cầu bài..
- Y/c HS dựa vào bảng nhân 9 và bảng chia 9 để làm.
- Y/c HS nêu miệng kết quả từng cặp phép tính.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2
- Cho HS xác định đề bài.
- Y/c HS tự suy nghĩ và làm. Gọi một số HS lên bảng làm.
- GV có thể cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia, số chia.
- Y/c nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
 * Bài 3/69 SGK.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán: 
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm.
- Nhận xét bài làm của bạn và sửa bài.
- GV nhận xét.
* Bài 4
- Gọi HS đọc y/c của bài.
- Đính 2 bìa ô vuông lên bảng.
- Hướng dẫn HS làm theo 2 bước:
 + Đếm số ô vuông của hình.
 + Tìm 1/3 số ô vuông đó rồi tô màu.
- GV y/c HS tô màu. Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
4/ Củng cố: HS đọc bảng chia 9
5/ Dặn dò: 
- Làm bài 3/76 VBT trong giờ tự học.
- Xem trước bài “ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát.
-1 HS đọc
- HS nêu yêu cầu.
- HS cả lớp làm vào VBT.
- HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét . Sửa bài.
- Điền số vào ô trống.
- Cả lớp làm vào VBT. Một số HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài của bạn và sửa bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Một công ti dự định xây 36 ngôi nhà, đã xây được 1/3 số nhà đó.
- Hỏi công ti đó còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa?
- HS cả lớp làm vào vở BLL, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét . Sửa bài.
- Tô màu 1/ 3 số ô vuông trong mỗi hình.
- HS cả lớp làm vào VBT. 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Rút kinh nghiệm: .	
TẬP ĐỌC
 Nhớ Việt Bắc
I/ Mục tiêu :
+ Nắm được nghĩa các từ: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa. Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
+ Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: chuốt, rừng phách, đổ vàng... Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
+Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
II/ Các hoạt động dạy- học :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1’
 5’
 1’
14’
 10’
 5’
 3’
 1’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : “ Người liên lạc nhỏø” 
- Y/c 4 HS kể lại 4 đoạn của câu chuyện “Người liên lạc nhỏ ûûø” theo 4 tranh minh họa và trả lời câu hỏi: Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: “Nhớ Việt Bắc” 
* Hoạt động 1: LUYỆN ĐỌC.
- GV đọc mẫu với giọng đọc hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.
Hướng dẫn luyện đọc:
a) Luyện đọc từng dòng thơ:
- Y/c HS đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ
- Y/c HS nhận xét .
- GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng .
- Tương tự với những dòng thơ còn lại.
b) Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Y/c HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp
+ Lưu ý HS :Khổ 1 tách ra thành 2 phần : phần 1 là 4 câu thơ đầu , phần 2 là 6 câu thơ tiếp theo.
- Đính bảng phụ ghi câu thơ cần luyện đọc hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ đúng.
- Kết hợp giải nghĩa từ: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung.
- Y/c HS tập đặt câu với từ : ân tình.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ nối tiếp 
c) Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Gọi 3 nhóm thi đọc. 
- Gọi 1 HS đọc trước lớp 
- GV nhận xét .
* Hoạt động 2: HD TÌM HIỂU BÀI
* Y/c HS đọc 2 dòng thơ đầu, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Người cán bộ về xuôi nhớ gì ở Việt Bắc? 
- Theo các bạn nhớ hoa là nhớ những gì ? nhớ người là nhớ những gì ? 
- Trong bài thơ, các từ: ‘ta’ chỉ người về xuôi, ‘mình’ chỉ người Việt Bắc .
*Y/c HS đọc phần còn lại của bài thơ, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi nhau tìm những câu thơ cho thấy 
a) Việt Bắc rất đẹp; 
b) Việt Bắc đánh giặc giỏi? ân tình thuỷ chung với cách mạng. chăm chỉ lao động
* Y/c HS đọc thầm cả bài và cho biết bài thơ ca ngợi điều gì?
* Hoạt động 3: LUYỆN ĐỌC LẠI
* Luyện học thuộc lòng bài thơ:
* Thi đọc thuộc bài thơ theo nhóm
- GV nhận xét.
 Củng cố: 
- Bài thơ ca ngợi điều gì? 
5. Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục học thuộc khổ thơ 
- Xem bài“Một trường tiểu học ở vùng cao
- Hát
- 4 HS kể lại 4 đoạn của câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ ûûø” theo 4 tranh minh họa và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm trong SGK.
- HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi bạn đọc sai.
- HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa đúng.
- HS luyện đọc từ.
- 3 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cách ngắt nghỉ hơi đã được hướng dẫn .
- HS nêu nghĩa của từng từ theo như phần chú giải. 
- HS tập đặt câu với từ:“ân tình”
- 3 HS đọc. HS khác nhận xét
-HS luyện đọc trong nhóm. 
- 3 nhóm thi đọc. HS khác nhận xét .
- cả lớp đọc thầm.
- cả lớp đọc thầm.
- nhớ hoa , nhớ người.
- HS trả lời. 
- HS trao đổi theo nhóm 2,trả lời.
+ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang ; Nhớ cô em gái hái măng một mình; tiếng hát ân tình thuỷ chung.
- Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
- Các nhóm, thi đua đọc thuộc bài thơ.
- 2 HS đọc nội dung chính 
Rút kinh nghiệm: .	
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. 	Ôn tập câu Ai thế nào ?
I/ Mục tiêu :
+ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ?
+ HS tìm được các từ chỉ đặc điểm; Vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh . HS tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và thế nào ?
II/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1’
 4’
 1
 8’
 10’
 10’
 5’
 1’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên lần lượt đặt 3 câu với kiểu câu ‘ ai thế nào? ‘
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ôân tập về từ chỉ đặc điểm và tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ?
* Hoạt động 1: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Bài 1 : Gọi HS đọc y/c của bài .
- Giảng cho HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm : Ở dòng thơ thứ 2 , tre và lúa có đặc điểm gì ? 
- GV gạch dưới chữ “xanh” trong dòng thơ thứ 2 : Tre xanh , lúa xanh 
- Y/c HS suy nghĩ và gạch dưới các từ chỉ đặc điểm có trong các dòng thơ còn lại .
- Gọi 1 HS nên bảng làm . 
- Sửa bài: Y/c HS nêu các từ chỉ đặc điểm đã gạch dưới 
- GV nhận xét , chốt lời giải đúng
- Các từ xanh,xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre , lúa , sông máng , trời mây , mùa thu . Cũng như muối có đặc điểm là mặn , đường có đặc điểm là ngọt .
- Gọi HS đọc lại các từ chỉ đặc điểm trong bài .
Bài 2 : Gọi HS đọc y/c của bài 
- Hướng dẫn : Để làm được bài các em phải đọc lần lượt từng dòng thơ , từng câu thơ, tìm xem trong mỗi câu thơ tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì ?
- Gọi HS đọc câu a ) 
- Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau ? 
- Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì ? 
- Các câu còn lại các em hãy trao đổi trong nhóm 4 và làm bài vào trong VBT. 
- Sửa bài : Y/c HS nêu ý kiến .
GV điền kết quavào bảng và chốt lời giải đúng 
* Hoạt động 2 : Ôân kiểu câu Ai thế nào ?
Bài 3 : Gọi HS đọc y/c của bài . 
- Cả 3 câu trong bài viết theo mẫu nào ? 
- Nhiệm vụ của các em khi làm bài này là gì ?
- Y/c HS làm bài cá nhân vào VBT , gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 câu)
- HS nhận xét từng câu bạn làm trên bảng .
- GV chốt kết quả đúng, sửa bài
a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm .
b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê .
c)Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịtngười 
4. Củng cố: Học thuộc lòng các câu thơ BT2
5. Dặn dò: 
- Ôn lại các bài vừa làm . 
- Xem trước bài LTVC tuần 15 .
- Hát
- 3 HS trả lời: 
+ Hưng học giỏi môn toán
+ Cây tre có nhiều đốt
+ Bức tranh rất đẹp 
- 1 HS đọc y/c của bài, 1 HS đọc đoạn thơ .
- Tre và lúa có đặc điểm là xanh 
- HS nêu. HS khác nhận xét 
- 1 HS đọc lại 
- 1 HS đọc y/c của bài, 1 HS đọc các câu thơ . 
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa / Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
- SS tiếng suối với tiếng hát 
- .đặc điểm : trong .
- HS thảo luận nhóm 4 và làm bài .
- HS nêu ý kiến . HS khác nhận xét , bổ sung .
- 1 HS đọc y/c của bài, cả lớp đọc thầm
- Cả 3 câu trong bài viết theo mẫu Ai thế nào ?
- tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì ?) , và bộ phận trả lời Thế nào ?
- HS làm bài 
- HS nhận xét .
- HS sửa bài .
- 2 HS đọc
Rút kinh nghiệm: .	
 THỦ CÔNG
 Cắt dán chữ H , U (T2)
I . Mục tiêu : 
- HS biết cách kẻ, cắt, dán các chữ cái H, U.
- HS kẻ, cắt nét chữ cân đối, dán được chữ H , U đúng quy trình kĩ thuật.
II. Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1’
 2’
 1’
24’
 5’
 1’
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ :“ Kẻ, cắt, dán chữ H, U ” 
- Gọi 3 học sinh lên nhắc qui trình kẻ, cắt, dán chữ H, U?
- GV nhận xét
3/Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học bài 
“ Kẻ, cắt, dán chữ H, U ” (tiết 2)
HĐ3 : HS thực hành cắt, dán chữ H, U
 - Tiết trước cô đã hướng dẫn cho các em các thao tác kẻ, gấp, cắt, dán chữ H, U. Mời 1 em nhắc lại các bước thao tác.
- GV chốt và nhắc lại các bước theo qui trình :
Bước 1 : Kẻ chữ H, U
Bước 2 : Cắt chữ H , U
Bước 3 : Dán chữ H, U
- Mời 2 HS thực hiện các thao tác kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Mời cả lớp lấy giấy màu để thực hành theo nhóm 4.
- GV theo dõi HS thực hành. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm. 
- GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết nếp dán cho phẳng. 
4/ Củng cố:
- HS trình bày sản phẩm đã làm xong của mình vào vở
- GV kiểm tra, đánh giá.
- GV nhận xét tiết học - tuyên dương. 
5/ Dặn dò: 
- Bài về nhà : Tập kẻ, cắt chữ H, U nhiều lần. 
- Chuẩn bị : Giấy màu, kéo, hồ, chúng ta sẽ học bài mới “Cắt, dán chữ V ”.
- Hát
- HS trả lời: Các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo qui trình :
Bước 1 : Kẻ chữ H, U
Bước 2 : Cắt chữ H , U
Bước 3 : Dán chữ H, U
- 1 HS nhắc lại.
.
- 2 HS thực hiện
- Các nhóm thực hành. 
- HS trình bày sản phẩm đã làm xong của mình vào vở 
Rút kinh nghiệm: .	
	 	 Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
TOÁN
 	Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
 I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1chữ số (chia hết và chia có dư).
- Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán liên quan đến phép chia.
II/ Các hoạt động chính :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1’
 2’
 1’
 12’
 14’
4’
1’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Y/c 3 HS đọc thuộc bảng chia 9. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài :
 ‘Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ‘
HĐ 1: HD thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 a/ Phép chia 72 : 3.
- Y/c HS đặt tính vào vở nháp , gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện.
 * Lưu ý : HS tự làm , nếu đúng thì cho HS nêu cách tính đúng đó; sau đó GV nhắc lại. Nếu HS không làm được thì GV hướng dẫn HS tính từng bước.
- Y/c HS nhắc lại cách tính.
- Trong lượt chia cuối cùng số dư là mấy?
- Vậy phép chia 72 : 3 là phép chia hết hay phép chia có dư hay không? 
 b/ Phép chia 65 : 2.
- Tiến hành tương tự như phép chia 72 : 3 
- Giới thiệu đây là phép chia có dư.
* Hoạt động 2:Thực hành.
Bài 1 Đề nghị HS đọc đề bài. 
- Y/c HS làm bài vào VBT, gọi 8 HS lần lượt lên bảng làm.
- Y/c một số HS nêu cách tính của mình.
- Y/c HS nhận xét và sửa bài.
* Bài 2 Gọi HS đọc đề. 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
 + Bài toán cho biết gì? 
 + Bài toán hỏi gì? 
- Y/c HS tự làm, gọi 1 HS lên bảng làm.
- Y/c HS nhận xét về lời giải , phép tính.
* Bài 3 Đề nghị HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán: 
 +Bài toán cho biết gì? 
 +Bài toán hỏi gì? 
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
4/ Củng cố: 
- Nêu cách chia số có2 chữ số cho số có 1 chữ số 
- 
5/ Dặn dò: 
- Xem trước bài “ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tt)”
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 9
- 1 HS lên bảng đặt tính. Cả lớp thực hiện đặt tính vào Nháp.
- 1 HS nhắc lại.
- là 0.
- phép chia hết.
- Tính .
- 8 HS lên bảng làm (1 lượt 4HS). HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét và sửa bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Mỗi giờ có 60 phút .
- Hỏi 1/5 giờ có bao nhiêu phút ?
- Cả lớp làm vào vở,1 HS làm bảng 
- Nhận xét và sửa bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Có 31m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m vải 
- Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo , và còn thừa mấy mét vải?
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng 
 Giải
 Ta có 31 : 3 =10 (dư 1)
 Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần và còn thừa 1m vải
 Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải
- ‘ Bài làm đúng, trình bày đẹp.’
- Sửa bài. 
- HS nêu 
Rút kinh nghiệm: .	
 	TẬP VIẾT
 Ôn chữ hoa K
I/ Mục tiêu :
+ Củng cố cá

File đính kèm:

  • docTuan_14_Nho_Viet_Bac.doc