Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP LÀM VĂN

NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1).

 - Viết được những điều nói ở BT1 thành 1 đoạn văn (khoảng 5 câu).

* KNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy - học: Ảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước. Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở BT1.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ 1 HS kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11 (Tôi có đọc đâu!); 2 HS làm lại BT2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở).

B. Dạy bài mới: 25’

1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1: (Nhóm 4)- Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý ở SGK.

- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, ảnh cho tiết học. Yêu cầu mỗi em đặt trước mặt 1 bức tranh (hoặc tấm ảnh) đã chuẩn bị. Nhắc HS chú ý:

+ Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK.

+ Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.

- GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, nói lần lượt theo từng câu hỏi.

- 1 HS giỏi làm mẫu: nói đầy đủ về cảnh đẹp của biển Phan Thiết.

- HS tập nói cho nhau nghe theo nhóm 4.

- Một số HS tiếp nối nhau thi nói trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.

Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của BT (Viết những điều nói trên thành đoạn văn 5 - 7 câu).

- HS viết bài vào VBT. GV nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt.

- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em; phát hiện những HS viết bài tốt.

- Một vài HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm. GV chấm điểm 1 số bài viết hay.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trả lời: 35kg nặng gấp 7 lần 5kg.
Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
 ( Củng cố giải toán : so sánh số lớn gấp mấy lần số bé )
Giải: Số bò gấp số trâu một số lần là: 20 : 4 = 5 (lần)
 Đáp số: 5 lần.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
+ B1: Tìm số kg cà chua thu hoạch được ở thửa ruộng thứ 2: 127 x 3 = 381 (kg).
+ B2: Tìm số kg cà chua thu hoạch được ở cả 2 thửa ruộng: 127 + 381 = 508 (kg).
Bài 4: (Cặp đôi) Giúp HS ôn tập và phân biệt “So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị” và “So sánh số lớn gấp mấy lần số bé”.
+ Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
+ Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
HS thực hiện phép trừ, phép chia trong mỗi cột (Theo mẫu).
 Số lớn
 15
 30
 42
 42
 70
 32
 Số bé
 3
 5
 6
 7
 7
 4
 Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị?
 12





Số lớn gấp mấy lần số bé?
 5





C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. 	
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
CHÍNH TẢ
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ooc (BT2); Làm đúng BT(3) a.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết các từ ngữ ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ: khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương...
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại bài văn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài: 
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
- HS tập viết các tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự tìm từ.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Con sóc mặc quần soóc Cần cẩu móc hàng kéo xe rơ - moóc
Bài tập 3 (lựa chọn): HS nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm bài 3a, HSNK làm cả.
- HS làm việc cá nhân kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải và ghi vào bảng con. Cả lớp và GV cùng chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS nhìn bảng đọc lại lời giải. GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu. Cả lớp chữa bài vào VBT.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
GV rút kinh nghiệm cho HS về KN viết bài chính tả. Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT2; HTL các câu đố ở BT3.
TẬP ĐỌC
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ 
 - Kiểm tra 3HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện. Sau đó, TLCH: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
B. Dạy bài mới: 28’
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. 
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV giải nghĩa thêm: Tô Thị, Tam Thnh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Gia Định.
- Đọc từng câu ca dao trong nhóm. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân; + HS đọc trong nhóm. 
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng câu ca dao – nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài (giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài thơ trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng. Đó là những vùng nào?
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
4. Học thuộc lòng các câu ca dao. (Nhóm 4)
- GV đọc diễn cảm bài thơ. - HS luyện đọc thuộc theo nhóm 4 theo các bước:
+ Đọc cá nhân; + Đọc trong nhóm.
- Đại điện một số nhóm thi đọc.- GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 6 câu ca dao.
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2020
Lớp học môn đặc thù
Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2020
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
Tin
Thầy Thắng soạn và dạy
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
- Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3). Bài 2( cột 1,2,3). Bài 3,4.
- Bài 1( cột 4). Bài 2(cột 4) dành cho HSNK.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ 
- HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng chia 8 rồi báo cáo.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập. 
Bài 1: (cột 1, 2, 3)(Cặp đôi). 
- HS tự làm bài vào vở nháp.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Gọi 1 số em nêu miệng cách tính.
a) 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 8 x 8 = 64 8 x 9 =72
 48 : 8 =6 56 : 8 =7 64 : 8 = 8 72 : 8 = 9
b) 16 : 8 = 2 24 : 8 =3 40 : 5 = 8 16 : 8 = 2
 42 : 7 =6 36 : 6 = 6 48 : 8 =6 48 : 6 =8 
Bài 2: (cột 1, 2, 3): (Cá nhân)
- Cho HS làm bài vào vở. Sau đó gọi HS nêu miệng kết quả bài làm của mình.
 32 : 8 = 4 24 : 8 = 3 40 : 5 = 8 16 : 8 = 2 
 42 : 7 =6 36 : 6 = 6 48 : 8 = 6 48 : 6 = 8
Bài 3: (Nhóm 4) 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.	
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
+ Bước 1: Tìm số thỏ còn lại (42 – 10 = 32 (con)).
+ Bước 2: Tìm số thỏ trong mỗi chuồng (32 : 8 = 4 (con thỏ)).
Bài 4: (Cặp đôi). (Tìm1/8 số ô vuông trong mỗi hình):
- HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả.
GV gợi ý cách giải: Đếm số ô vuông có trong mỗi hình rồi chia nhẩm, tìm số ô vuông . 
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất.
- Làm đúng BT(2) a/b. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - HS kiểm tra theo cặp viết 3 từ có tiếng chứa vần ooc. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. 
B. Dạy bài mới:25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. 1 HS đọc thuộc lòng lại, cả lớp đọc thầm ở SGK. Chú ý cách trình bày, những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- Hướng dẫn HS nhận xét bài chính tả và cách trình bày: 
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào?
- HS viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả: quanh quanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh... 
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 bài tập 2a, 2b.
a: Cây chuối, chữa bệnh, trông.
b: Vác, khát, thác.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. 
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1).
	- Viết được những điều nói ở BT1 thành 1 đoạn văn (khoảng 5 câu).
* KNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học: Ảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước. Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở BT1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ 1 HS kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11 (Tôi có đọc đâu!); 2 HS làm lại BT2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở).
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Nhóm 4)- Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý ở SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, ảnh cho tiết học. Yêu cầu mỗi em đặt trước mặt 1 bức tranh (hoặc tấm ảnh) đã chuẩn bị. Nhắc HS chú ý: 
+ Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK.
+ Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.
- GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, nói lần lượt theo từng câu hỏi. 
- 1 HS giỏi làm mẫu: nói đầy đủ về cảnh đẹp của biển Phan Thiết.
- HS tập nói cho nhau nghe theo nhóm 4.
- Một số HS tiếp nối nhau thi nói trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của BT (Viết những điều nói trên thành đoạn văn 5 - 7 câu).
- HS viết bài vào VBT. GV nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em; phát hiện những HS viết bài tốt.
- Một vài HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm. GV chấm điểm 1 số bài viết hay. 
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020
TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1 ,2 .Bài 3 (cột a,b). HSNK: Bài 3 (cột c).
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 8, bảng chia 8 rồi báo cáo. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới : 28’
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học.
2. Nêu ví dụ: - Đoạn thẳng AB dài 2cm; đoạn thẳng CD dài 6cm. 
	- Hỏi: Độ dài đoạn thẳng CD 2 cm	 	
gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? A | | B 	
HS thực hiện phép chia: 6: 2 = 3 C | | D 
 6cm
- GV nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
* Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau:
+ Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB: 6 : 2 = 3 (lần).
+ Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
2. Giới thiệu bài toán.
- GV giới thiệu và hướng ẫn hS phân tích bài toán.
- HS tự tìm hiểu cách làm theo nhóm 4 rồi nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kiến thức.
Thực hiện theo 2 bước (Tương tự như ví dụ).
+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? (30 : 6 = 5 (lần)).
 Vẽ sơ đồ minh hoạ: 
 30 tuổi
 Mẹ: |	|
 6 tuổi 
 Con: | | 
+ Trả lời: Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? 
- HS nêu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3. Thực hành.
Bài 1: (Cá nhân)HS thực hiện và viết theo mẫu vào ô trống.
Sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả bài làm của mình.
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
 8
 2
 4
 
 6
 3


 10
 2


- Củng cố về: + Số lớn gấp mấy lần số bé. + Số bé bằng 1 phần mấy số bé.
Bài 2: )- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải: Số sách ở ngăn dưới hơn số sách ở ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 (lần)
 Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới.
 Đáp số: 1/4.
Bài 3 (cột a, b): (Cặp đôi)HS tự làm bài vào vở nháp, sau đó đổi chéo kiểm tra và nêu miệng kết quả bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
a) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng.
b) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng.
c) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. 	
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 
II. Đồ dùng dạy - học: Ảnh anh hùng Núp trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 3- 4 HS đọc thuộc lòng các câu ca dao trong bài Cảnh đẹp non sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, sau đó cho HS xem ảnh anh hùng Đinh Núp.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV viết bảng từ bok, 2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT: boóc.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ địa phương: kêu (gọi, mời); coi (xem, nhìn).
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. Có thể chia đôi đoạn 2 (P1: Từ Núp đi đại hội... cầm quai súng chặt hơn; P2: còn lại của Đ2).
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc cả bài.
Tiết 2
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
+ Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng Đ3 (Giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động).
- Một vài HS thi đọc đoạn 3. 
- Ba HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện: 18’
1. GV nêu nhiệm vụ: Tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của 1 nhân vật.
2. Hướng dẫn HS kể bằng lời của nhân vật.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Trong đoạn văn mẫu, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? (Nhập vai anh Núp).
- GV nhắc nhở HS trước khi kể.
- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp HS tập kể .
- Ba HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể. 
- GV kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS đọc bài tốt, kể chuyện hay; khuyến khích HS về kể lại câu chuyện.
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
Toán
Cô Minh soạn và dạy
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, LƯỜN, BỤNG VÀ NHẢY 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện hai động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi. Các vòng.
III. Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung giờ học.
- Xoay các khớp.
2.Phần cơ bản: (25’) 
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung
+ HS chia tổ tập luyện 
+ Các tổ trưởng điều khiển.GV theo dỏi nhận xét.
+ Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của cán sự lớp
- Học động tác nhảy
+ GV làm mẫu và giải thích từng nhịp. HS làm theo GV hô nhịp.
+ HS làm theo sự điều khiển của cán sự lớp
+ GV nhận xét, sửa sai
- Trò chơi “Ném trúng đích”
+ GV nêu tên trò chơi và cách chơi
+ HS chơi, GV nhận xét.
3.Phần kết thúc: (5’)
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà
CHÍNH TẢ
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (BT2); Làm đúng BT(3) a. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết : chông gai, trông nom, lười nhác, khát nước. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: 28’ 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài. 
+ Đêm trăng trên Hồ Tây có gì đẹp?
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng.
b. GV đọc cho HS viết 
c. Đánh giá, chữa bài. 
3. Hướng dẫn HS làm bài chính tả
Bài tập 2: (Cá nhân)- GV nêu YC của bài, HS tự làm bài vào VBT.
- GV mời 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. Sau đó đọc kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. (đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay).
Bài tập (3a): (Cặp đôi)- 2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu đố.
- HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, viết lời giải ra giấy nháp. Sau đó, GV gọi một số HS nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 HS đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào VBT.(con ruồi, quả dừa, cái giếng)
C. Củng cố, dặn dò . 5’
GV yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà luyện tập; HTL các câu đố.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. 
Thi viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
	- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- Từng HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: nói chuyện riêng, vệ sinh chậm, chưa thuộc bảng nhân chia
- GV nhận xét tuyên dương những bạn tham gia tốt các sân chơi Trạng nguyên TV, Giải toán trên báo, Mượn và đọc nhiều sách, báo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc