Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 (Buổi 1) - Năm học 2015-2016
* Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
* Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
* Tiến hành:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 4 - VBT rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.
- GV kết luận:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*. Hoạt động 1: Liên hệ và tự liên hệ
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tiến hành:
- Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau:
a. Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
b. Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?
c. Tiền giúp đỡ bạn Ân gọi là tiền gì? Tiền đó có khác với tiền thuế không?
- GV kết luận: Tiền giúp đỡ bạn Ân là tiền ủng hộ (tiền ủng hộ là tiền do tổ chức hoặc cá nhân tự nguyện đóng góp giúp những người có hoàn cảnh khó khăn) Còn tiền thuế là nghĩa vụ của mọi người phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật thuế.
Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
*. Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên (củng cố bài)
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.
*Kết luận chung:
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Thực hiện chia sẻ vui buồn cùng bạn.
D. ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét giờ học.
iêu mét? - Cho cả lớp thực hành theo nhóm đo và ghi số đo vào vở. - Mời 1 số nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị thước kẻ, ê ke, thước mét cho giờ sau. - HS lên bảng làm bài. - HS theo dõi. - Cả lớp vẽ các đoạn thẳng vào vở. - 1 HS lên bảng vẽ: EG =1 dm 2cm. - Một em nêu bài tập 2. - Lớp lắng nghe GV hướng dẫn cách đo. - Cả lớp thực hành đo chiều dài của cây bút, chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học của em ghi kết quả và đọc to kết quả đo được rồi ghi vào vở. - 3 em đọc kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung. - Theo dõi GV hướng dẫn cách đo. - Các nhóm thực hành đo, ghi kết quả vào vở - 3 nhóm đọc kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 18/10/2015 Ngày giảng: Thứ ba ngày 20/10 /2015 BUỔI 1: Toán: Tiết 47: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài(Bài 1, bài 2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước đo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: - Gọi HS lên đo chiều dài bảng lớp. - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn gợi ý. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Yêu cầu nêu cách đọc và so sánh số đo của từng bạn. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Hướng dẫn làm BT theo nhóm lần lượt đo và ghi chép các số đo vào nháp. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xếp số đo các bạn theo thứ tự nhất định. - GV tới các nhóm theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ HS. - Đại diện nêu số đo và đọc to kết quả . + Nhận xét chung về bài làm của học sinh. C. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu hai em nêu về cách đo chiều cao các bạn? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà tập đo các bạn khác. - HS lên bảng thực hành đo và đọc kết quả. - Nêu yêu cầu bài. - Quan sát và nhận xét về cách đổi về số đo có cùng một đơn vị đo rồi so sánh: + Hương: 1 m 32cm = 132 cm + Nam: 1m 15 cm = 115 cm + Hằng: 1m 20 cm = 120 cm + Minh: 1m 25 cm = 125 cm Bạn Hương cao nhất và bạn Nam thấp nhất . - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Các nhóm thực hành đo chiều cao từng bạn trong nhóm của mình và ghi vào nháp. - Các nhóm thảo luận trao đổi và sắp xếp về chiều cao của các bạn trong nhóm theo thứ tự từ cao nhất đến thấp hoặc ngược lại, đọc to kết quả đo được. - Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. _______________________________________ Chính tả: Tiết 19: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT ( Tích hợp BVMT) I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2). - Làm được BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: - Mời 2 HS viết các tiếng chứa có vần uôn/uông? - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS viết chính tả : a. Hướng dẫn chuẩn bị : - Giáo viên đọc bài một lượt. + Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? ( GV liên hệ về tình yêu quê hương tích cực bảo vệ môi trường ở quê hươngcủa HS) + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả và luyện viết các tiếng khó trên bảng con. - Giáo viên nhận xét đánh giá. b. Đọc chính tả cho HS viết vào vở. - Theo dõi nhắc nhở HS. - Đọc cho HS soát lỗi. c. Nhận xét bài viết. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - GV tổ chức cho HS làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ vào bảng phụ. - Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3 (3b). - Yêu cầu các nhóm nhìn sách giáo khoa. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc với nhau. - Mời 2 em lên bảng thi viết nhanh và đúng. - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh C. Củng cố dặn dò: - Vì sao cần yêu quê hương đất nước? - Dặn về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - HS lên bảng làm bài. - HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. + Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru ngọt ngào củạ mẹ chị và của chị. + Các chữ đầu câu, đầu đoạn phải viết hoa: Quê, Chị Sứ, Chính, và. - Lớp tập viết trên bảng con các từ khó VD: da dẻ, quả ngọ, ruột thịt ... - Nghe - viết bài vào vở. - Sửa lỗi. - 1HS đọc yêu cầu BT. - Các nhóm thi làm bài trên bảng phụ. - Trình bày bài. - Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Lớp làm vào VBT theo lời giải đúng: + khoan khoái, củ khoai, bà ngoại,.... + xoay quanh, nước xoáy, ngọ ngoạy, ... - HS nêu yêu cầu bài tập. - Lớp chia nhóm nhìn sách đọc bài . - Trong nhóm cử người đọc đúng, nhanh nhất lên thi đọc với nhóm khác. - 2HS lên bảng thi viết nhanh (nhớ và viết lại bài). - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc nhanh và bạn viết nhanh nhất. _____________________________________ Hoạt động giáo dục đạo đức: Tiết 10: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 2) ( GDCSPL THUẾ) I. MỤC TIÊU: - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.( Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.) - Phân biệt được tiền ủng hộ và tiền thuế. II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - Giáo viên: Thẻ màu. - Học sinh:VBT III. TIẾN TRÌNH: - Học sinh lấy đồ dùng. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: 3. Học sinh đọc mục tiêu: 4. Bài mới: * Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. * Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. * Tiến hành: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 4 - VBT rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn. - Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung. - GV kết luận: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *. Hoạt động 1: Liên hệ và tự liên hệ * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Tiến hành: - Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau: a. Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào? b. Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào? c. Tiền giúp đỡ bạn Ân gọi là tiền gì? Tiền đó có khác với tiền thuế không? - GV kết luận: Tiền giúp đỡ bạn Ân là tiền ủng hộ (tiền ủng hộ là tiền do tổ chức hoặc cá nhân tự nguyện đóng góp giúp những người có hoàn cảnh khó khăn) Còn tiền thuế là nghĩa vụ của mọi người phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật thuế. Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn. *. Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên (củng cố bài) * Mục tiêu: Củng cố bài * Tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. - GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng. *Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện chia sẻ vui buồn cùng bạn. D. ĐÁNH GIÁ: Nhận xét giờ học. - Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp. - 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung. + Các việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đúng. Các việc: e, h , là sai. - HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp - Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè. - Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học . ___________________________________________ Tự nhiên và xã hội: Tiết 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU: - Nêu được các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt được các thế hệ trong một gia đình. - Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình. Có ý thức nhắc nhở người thân trong gia đình giũ gìn môi trường sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình (SGK). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: - Nêu tên các bài hát nói về các thành viên trong gia đình? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: * Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình * Tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp: 1 em hỏi, 1 em trả lời câu hỏi: + Trong nhà bạn những ai là người nhiều tuổi, những ai là người ít tuổi ? Bước 2 : Gọi một số cặp lên hỏi đáp trước lớp - GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Đó là những thế hệ khác nhau. 3. Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo nhóm. * Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. * Tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm . - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 38 và 39, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Gia đình bạn Minh có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào? + Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào? Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. - Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét bổ sung. + Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? + Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình? + Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy ? + Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy ? + Những gia đình chưa có con mới chỉ hai vợ chồng gọi là gia đình mấy thế hệ ? GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống. 4. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. * Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thể hệ trong gia đình của mình bằng cách vẽ tranh * Tiến hành: Bước 1 : Làm việc theo nhóm . - Tổ chức cho HS chơi TC: Mời bạn đến thăm gia đình tôi: học sinh dùng ảnh gia đình để giới thiệu với các bạn trong nhóm về các thành viên trong gia đình của mình . Bước 2 : Làm việc cả lớp - Mời 1 số HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương những em giới thiệu hay. C. Củng cố dặn dò: - Nêu mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình em? - Trong gia đình có nhiều thế hệ chung sống cần làm gìn để giữ gìn môi trường? - Dặn HS về nhà xem trước bài mới. - HS nêu ý kiến. - HS hát. - Từng cặp thảo luận. - Lần lượt HS trả lời. - Lần lượt từng cặp lên hỏi - đáp trước lớp. - Các nhóm tiến hành quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. + Gia đình bạn Minh có 3 thế hệ cùng chung sống đó là ông bà , cha mẹ và con. + Nhà Lan có 2 thế hệ là cha mẹ và con. + Thế hệ thứ nhất là ông bà Minh. + Bố mẹ Minh là thế hệ thứ 2. + Minh và em Minh là thế hệ thứ 3. + Lan và em Lan là thế hệ thứ 2. + Gia đình chỉ có hai vợ chồng gọi là gia đình một thế hệ. - Tham gia chơi TC: HS dùng ảnh gia đình để và nói cho nhau nghe về những thế hệ có trong từng gia đình của mình. - Lần lượt từng HS lên giới thiệu cho các bạn trong lớp cùng nghe. - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 19/10 /2015 Ngày giảng: Thứ năm ngày 22/10/2015 BUỔI 1: Toán: Tiết 49: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ______________________________ Tập làm văn: Tiết 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. MỤC TIÊU: - Biết viết được một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK), biết cách ghi bì thư. - Rèn HS cách viết một đoạn văn ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một bức thư và phong bì thư mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: - Gọi hai học sinh đọc bài Thư gửi bà. - Bức thư gồm mấy phần? B. Bài mới: . 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - Gọi 1 học sinh đọc ND bài tập. - Gọi 2HS đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng. - Mời 4 -5 học sinh nói mình sẽ viết thư cho ai. - Gọi một em làm mẫu. - Nhắc nhở 1 số điều cần lưu ý trước khi viết thư. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu học sinh thực hành viết thư trên giấy rời. - Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Mời 1 số em thi đọc thư trước lớp. - Nhận xét. Bài 2 : - Yêu cầu HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì thư. + Góc bên trái (phía trên) viết gì? + Góc bên phải (phía dưới) viết gì? + Góc bên phải (phía trên) có gì? - Yêu cầu thực hành viết nội dung cụ thể trên phong bì . - Mời 5 - 7 em thi đọc kết quả trước lớp. - Giáo viên theo dõi nhận xét bài học sinh. C. Củng cố dặn dò: - Em hãy nhắc lại cách viết 1 bức thư, cách viết phong bì thư? - Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà hoàn thiện ND thư, phong bì thư, dán tem rồi gửi cho người nhận. - Hai em lên bảng đọc bài Thư gửi bà và trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. - Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này. - 1 em đọc ND bài tập. - 2 em đọc câu hỏi gợi ý. - Nêu về việc mình sẽ viết thư cho ai (cho ông bà, ba, mẹ hay anh chị, cô, chú, bác ) - Một em lên làm mẫu về bức thư theo gợi ý về hình thức lá thư, cách trình bày ( có 3 phần: mở đầu thư, phần chính bức thư, phần cuối bức thư) - Đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý. - Thực hành viết thư vào giấy rời. - 3 em lên thi đọc lá thư của mình. - Lớp theo dõi bình chọn bạn viết hay nhất. - Một học sinh đọc đề bài tập 2. - Quan sát mẫu trong SGK trao đổi về cách trình bày phong bì thư. + Tên, địa chỉ người gửi thư. + Tên, địa chỉ người nhận. + Tem thư của bưu điện. - Thực hành ghi nội dung vào phong bì thư. - 5 - 7 em lên thi đọc kết quả trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất. ________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 10: SO SÁNH - DẤU CHẤM (BVMT) I. MỤC TIÊU: - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2). - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3). - Yêu quý vẻ đẹp của đất nước, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Cho HS quan sát tranh cây cọ, giới thiệu hình ảnh cây cọ, lá cọ. - Yêu cầu cả lớp làm bài theo cặp. - Gọi HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu cả lớp viết bài vào VBT. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp. - GV tới các bàn nhắc nhở gợi ý. - Mời 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn(hoặc bảng phụ). - Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi nhận xét. GV: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh Hải Dương nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ tả cảnh rừng Việt Bắc; Đoàn Giỏi tả cảnh vường chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh rất đẹp trên đất nước ta. Bài 3: - HD HS làm bài vào vở ( lưu ý ngắt câu trọn ý, viết hoa chữ đầu câu) - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò - Em biết gì về các cảnh đẹp trên đất nước? Cần làm gì để giữ gìn các cảnh đẹp đất nước? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - 2 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm bài tập. - HS quan sát. - Thực hành làm bài tập theo cặp. - 1 vài HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. + Tiếng mưa trong rừng được so sánh với tiếng thác, tiếng gió. + Qua đó cho thấy tiếng mưa trong rừng cọ rất to và rất vang động. - Một em đọc bài tập 2, lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Các cặp trao đổi hoàn thành bài tập. - 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn đã treo sẵn. Âm thanh 1 Từ ss Âm thanh 2 a/ Tiếng suối b/Tiếng suối c/Tiếng chim Như Như Như T. đàn cầm T. hát xa T.xóc của rổ tiền đồng - Lớp theo dõi nhận xét và nhận xét. - Nêu đầu bài. - 3 HS đọc đoạn văn. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. ________________________________ Tiếng Việt(TC): Tiết 3: LUYỆN VIẾT I. MỤC TIÊU: - Biết viết một bức thư ngắn gửi cho người thân ở xa theo gợi ý trong sách bài tập củng cố kiến thức kỹ năng tiếng việt 3 tập 1. - Biết cách ghi phong bì thư. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT Seqap III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Trả bài và nhận xét về bài văn Kể về một người bạn mà em yêu quý. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm: - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý SGK: - Yêu cầu HS nêu miệng: + Em sẽ gửi thư cho ai ? + Dòng đầu thư em viết thế nào ? + Em viết lời xưng hô với ngời thân như thế nào cho tình cảm, lịch sự ? + Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư em viết những gì ? + Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ? +Em muốn chúc người thân của mình những gì ? + Em hứa với người thân điều gì? GV gọi một số em nêu trước lớp. - Gọi nhận xét chữa câu. - Nhận xét và cho điểm từng em. 2. Viết phong bì thư. Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ tronh SGK + Góc bên trái phía trên phong bì ghi những gì? + Góc bên phải phía dưới của phong bì ghi những gì? + Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào? để thư đến tay người nhận ? +Chúng ta dán tem ở đâu ? - Yêu cầu HS viết bì thư - GV quan sát HD thêm cho HS còn lúng túng. - Gọi 1 số em đọc phong bì thư. - GV nhận xét sửa sai. 4. Củng cố dặn dò: + Em hãy nhắc lại các nội dung chính của 1 bức thư ? - GV hệ thống ND bài. - Về nhà tập viết thư gửi cho ngời thân. - Nhận xét đánh giá tiết học. - HS xem lại bài, chữa lỗi. - HS nhắc lại đầu bài. - 2 HS đọc và xác định yêu cầu. - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của HS. - HS viết thư và đọc trước lớp. - HS khác theo dõi và nhận xét. - 2 HS đọc và xác định yêu cầu. - 2 em đọc. - Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư - Ghi họ tên, địa chỉ người nhận thư - Phải ghi đầy đủ, đúng: họ tên, bản, xã, huyện, tỉnh của người nhận thư - Dán tem ở góc bên phải, phía trên. - HS viết phong bì thư . - Lớp theo dõi nhận xét. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 21/10/2015 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23/10/2015 Toán: Tiết 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. - GDHS yêu thích học toán.( Bài 1, bài 3). II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra: - Nhận xét trả bài kiểm tra giữa học kì I. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: *. Bài toán 1: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt lên bảng. Hàng trên: 3kèn Hàng dưới: | 2kèn ? kèn ? kèn - Gọi 2 HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải. - Mời 1 số HS nêu miệng cách giải. - GV ghi bảng: Giải: Số kèn hàng dưới có là: 3 + 2 = 5 (cái) Số kèn cả 2 hàng có là: 3 + 5 = 8 (cái) Đáp số: a. 5 cái kèn b. 8 cái kèn. + Khi che câu hỏi b thì cách giải bài toán có gì thay đổi không ? Bài toán 2: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt: Bể 1: 4 con cá Bể 2: | 3con cá ? con cá - Gọi 2HS đọc lại bài toán dựa vào sơ đồ. - Nêu câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số cá ở 2 bể trước hết ta phải tìm gì ? + Khi tìm được số cá ở bể thứ hai, ta làm thế nào để tìm số cá ở cả hai bể? - Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. - GV nhận xét chữa bài trên bảng lớp. * KL: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. 3. Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài toán. - Gọi HS đọc lại bài toán trước lớp. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Bài toán dạng gì? - Tổ chức cho HS làm bài. - Theo dõi nhắc nhở hướng dẫn HS còn lúng túng. Bài 2**: - Yêu cầu HS làm vào vở. - Mời 1HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3: - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Yêu cầu HS làm vào vở. - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Khi giải bài toán c
File đính kèm:
- TUAN 10 BUOI 1.doc