Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 3

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA: A

I. Mục đích yêu cầu:

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em như thể đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

* Mở rộng: HS viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết 3.

II. Chuẩn bị:

- GV: Mẫu chữ viết hoa A; Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. Bảng con, phấn, vở tập viết 3 tập 1.

- Học sinh: Bảng con, phấn, vở tập viết 3 tập 1.

II. Hình thức - Phương pháp:

1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân.

2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: KT đồ dùng học sinh.

B. Bài mới: Giáo viên nêu MĐYC tiết học.

1. HD HS viết trên bảng con.

a. Luyện viết chữ hoa:

- Học sinh tìm các chữ cái viết hoa trong bài.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết của từng chữ - HS chưa đạt yêu cầu nêu lại cách viết.

 

doc22 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dùng học sinh.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
1. HD học sinh tập chép:
a. Chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết trên bảng - HS đọc lại.
- Đoạn này chép từ bài nào?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn và tự viết những chữ học sinh dễ viết sai.
b. HS chép bài và soát lỗi.
- GV theo dõi nhắc nhở HS.
c. Chấm chữa một số bài và nhận xét.
2. HD làm BT 
Bài 2b: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.
- GV - HS nhận xét chốt lời giải.
Bài 3: GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ, nêu YC của BT.
- Một HS làm mẫu: ă - á.
- Một HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở BT. HS nhận xét bài trên bảng và chữa bài.
- Vài HS nhìn bảng đọc 10 chữ và tên chữ.
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - giao bài về nhà. 
TOÁN:
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Không nhớ)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn ít hơn.
- Bài tập cần làm: 1 (cột a, b), 2, 3.
* Mở rộng: HS làm được Bài 1 (cột b), 5 trong SGK.
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng làm: 126+332 ; 598+367
- HS nêu cách làm - Lớp nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
* Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm (cột a, c)
- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. Một số HS lên bảng thực hiện. (Học sinh chưa đạt yêu cầu)
- HS và GV nhận xét chữa bài. Chốt kq đúng.
Bài 1: (cột b) mở rộng 
- HS tự làm bài vào vở nháp, 1 HS lên nêu nhanh k/q.
- Lớp và GV n/x, chốt k/q đúng
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. 4 HS lên bảng thực hiện. (Học sinh chưa đạt yêu cầu)
- HS và GV nhận xét chữa bài. Y/C HS nêu cách làm.
Bài 3: Giải toán.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở bài tập - 1 Học sinh lên bảng làm (học sinh chưa đạt yêu cầu). 
- HS và GV nhận xét chữa bài. (Đáp số: 213 học sinh) 
- Học sinh yếu nêu lại cách làm.
Bài 5: Mở rộng
- HS tự đọc đề và làm bài vào vở nháp, 1 HS làm bài trên bảng.
- GV n/x, chốt k/q đúng
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT. 
Tự nhiên - Xã hội
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
* Mở rộng: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Sơ đồ phóng to cơ quan hô hấp.
2. Học sinh: SGK
II. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, sách vở của HS.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Thực hành cách thở sâu.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và khi ta thở ra hết sức. + Cách tiến hành:
- Bước 1: Học sinh bịt mũi nín thở. Gv hỏi em thấy cảm giác như thế nào ?
- Học sinh trả lời giáo viên nhận xét bổ sung.
- Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm đôi; hít vào thật sâu và khi ta thở ra hết sức. Giáo viên kết luận.
HĐ2: Làm việc với SGK. 
+ Mục tiêu: 
- Chỉ trên bản đồ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra. 
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. + Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra. 
Bước 2: Học sinh làm việc trong nhóm.Mời vài nhóm chỉ trước lớp.
* Kết luận: (SGV trang 21)
* Mở rộng: GV cho HS liên hệ thực tế và giúp HS hiểu: Người BT có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Nếu nhịn thở 3 đến 4 phút có thể bị chết. 
C. Củng cố dặn dò:
- HS nêu kiến thức toàn bài. - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà. Chuẩn bị tiết sau
MĨ THUẬT:
TẬP MÔ TẢ CÁC HÌNH ẢNH, CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH
(Cô Dung dạy)
HÁT NHẠC:
HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam.
- Giáo dục cho học sinh ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
II. Chuẩn bị: 
- Hát chuẩn xác bài Quốc ca Việt Nam.
- Tranh ảnh về lễ chào cờ. Nhạc cụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức ổn định lớp 
2. Bài mới: 
HĐ1: Dạy bài hát Quốc ca Việt Nam. 
- Giáo viên hát mẫu. 
- Cho HS đọc lời ca. 
- Giải thích từ khó: Đường vinh quang xây xác quân thù
Đay là cách nói tượng trng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của kẻ thù. 
 “Sa trường": Chiến trường. 
- Dạy hát từng câu, nối tiếp đến hết lời 1. 
* Lưu ý: Câu đầu tiên thể hiện nhịp đi
 hùng mạnh “Đoàn quân Việt Nam đi“
- Hướng dẫn học sinh luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân.
(Giáo viên nhận xét và sửa sai nếu có).
HĐ2: Trả lời câu hỏi. 
- GV nêu câu hỏi: 
? Bài hát Quốc ca được hát khi nào ? Hát khi chào cờ.
? Ai là tác giả ? Văn Cao
? Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào ? phải đứng 
nghiêm trang 
HĐ3: Củng cố - Dặn dò. 
- Cho hs hát lại bài hát. 
- Dặn các em về học thuộc lời 1 bài hát và xem trước lời 2.
Thứ tư ngày 20 tháng 08 năm 2014
TẬP ĐỌC: 
HAI BÀN TAY EM
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch; Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ
- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài).
* Mở rộng: HS thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS đọc lại bài: “Cậu bé thông minh” và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Giáo viên - học sinh nhận xét.
B. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học bằng lời kết hợp với tranh minh hoạ SGK.
1. Luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài. 
+ Đọc từng dòng thơ: 
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ - sửa lỗi phát âm các từ, tiếng khó mà học sinh phát âm sai.
+ Đọc từng khổ thơ: 
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới: ( siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ)
+ Đọc nhóm: HS đọc theo nhóm 2. HS sửa lỗi trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh cả bài.
2. HD tìm hiểu bài:
- 1HS đọc cả bài thơ, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGK.
Câu hỏi 1 SGK: Học sinh trả lời (nụ hoa, cánh hoa). Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Câu hỏi 2 SGK: Học sinh trả lời (đánh răng, chải tóc ) 
Câu hỏi 3: (HS tự do phát biểu những suy nghĩ của mình)
- Bài thơ nói lên điều gì? (HS đạt yêu cầu trả lời và rút ra ND; HS chưa đạt yêu cầu nhắc lại.
Nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
3. luyện đọc lại (HTL)
- GV hướng dẫn đọc TL 3 khổ thơ.
- Vài HS đọc thuộc lòng 
* Mở rộng: Học sinh đọc thuộc lòng toàn bài 
- Cả lớp - GV nhận xét bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
C. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài - Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I. Mục đích yêu cầu:
- Xác định được từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: 2 tờ giấy khổ to viết ND BT1; Bảng phụ viết khổ thơ trong BT 1; Bảng lớp viết các câu văn, thơ trong BT2.
- Học sinh VBT
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành, quan sát.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra VBT của HS
B. Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ - YC tiết học.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu HS đạt yêu cầu
- Cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Mời 3 học sinh lên bảng làm. (học sinh chưa đạt yêu cầu)
- Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả đúng. VD: tay, tóc, răng
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu BT2a. (học sinh đạt yêu cầu)
- Cả lớp làm bài theo nhóm đôi vào VBT.
- Mời 3 học sinh lên bảng làm. (học sinh chưa đạt yêu cầu).
- Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả đúng. VD: Hai bàn tay em so sánh với Hoa đầu cành
Bài 3: Tìm hình ảnh so sánh mà em thích:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên khuyến khích học sinh tiếp nối nhau phát biểu tự do.
- Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả.
C. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về tìm x, giải toán có lời văn (có 1 phép trừ).
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
* Mở rộng: HS làm BT 4 trong SGK.
II. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát , luyện tập, thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng làm: 352 + 416 ; 732 +511. 
- Giáo viên nhận xét. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
Luyện tập thực hành 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp. Vài HS lên bảng chữa bài. Y/C HS nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét, chốt kq đúng. 
- 1 học sinh nhắc lại cách làm (Học sinh chưa đạt yêu cầu).
Bài 2: Tìm x:
- HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh nêu cách làm (Học sinh đạt yêu cầu).
- HS làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng thực hiện. (Học sinh chưa đạt yêu cầu).
- HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: Giải toán:
- Học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm
- Cả lớp làm vào vở bài tập. 1 Học sinh lên bảng làm (học sinh đạt yêu cầu). - Cả lớp - GV nhận xét, chữa bài. - Học sinh nêu lại cách làm (Học sinh chưa đạt yêu cầu) Bài 4: Mở rộng - HS đọc thầm y/c BT quan sát hình trong SGK và tự xếp hình. 
- HS GV n/x, chốt cách làm đúng. C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà - Chuẩn bị bài sau. 
THỂ DỤC:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH - TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
(Cô Thanh dạy)
 Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2014 
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA: A
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em như thể  đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* Mở rộng: HS viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết 3.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Mẫu chữ viết hoa A; Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. Bảng con, phấn, vở tập viết 3 tập 1.
- Học sinh: Bảng con, phấn, vở tập viết 3 tập 1.
II. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: KT đồ dùng học sinh.
B. Bài mới:	Giáo viên nêu MĐYC tiết học.
1. HD HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- Học sinh tìm các chữ cái viết hoa trong bài.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết của từng chữ - HS chưa đạt yêu cầu nêu lại cách viết. 
- HS viết trên bảng con từng chữ A,V, D
b. Học sinh viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV: Vừ A Dính là tên một thiếu niên người dân tộc H mông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. 
- HS viết bảng con Vừ A Dính.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng : Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ. 
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao ntn? (học sinh chưa đạt yêu cầu)
- HS viết bảng con: Anh, Rách.
2. HD học sinh viết vào vở TV.
- Giáo viên nêu YC viết như phần mục tiêu.
- HS viết trong vở tập viết. Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh.
- HS khá ,giỏi viết đúng đủ các dòng tập viết trên lớp. 
3. Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài và nhận xét, cả lớp rút kinh nghiệm. C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - giao bài về nhà: Luyện viết phần bài ở nhà.
TOÁN:
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột 1, 2, 3); Bài 3a; Bài 4.
* Mở rộng: HS làm BT 5 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: SGK, SGV, Giấy bạc loại 200, 500, 1000, 2000
III. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
1. Giới thiệu phép cộng 435 + 127
- Giáo viên nêu phép tính 435 + 127 = ?
- Cả lớp làm vào vở nháp. Một HS lên bảng làm bài. Y/C HS nêu cách làm (HS đạt yêu cầu)
- Cả lớp nhận xét GV chốt kq đúng. Vài HS nêu lại cách làm (HS chưa đạt yêu cầu)
Lưu ý: Nhớ 1 chục vào hàng chục.
2. Giới thiệu phép cộng 256 + 162
- Giáo viên nêu phép tính: 256 + 161.
- Hướng dẫn HS Thực hiện tương tự như trên.
Lưu ý HS nhớ 1 trăm sang hàng trăm.
3. Thực hành:
Bài 1: (cột 1, 2, 3)
- HS nêu Y/C của bài, tự làm bài vào vở nháp .
- Một số HS lên bảng chữa bài.Y/C nêu cách tính (HS đạt yêu cầu)
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt kq đúng .
Bài 2: (cột 1, 2, 3) (Tiến hành tương tự như đối với BT1)
Bài 3a: HS nêu Y/C của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kq đúng
- Vài HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. (HS chưa đạt yêu cầu)
Bài 4: HS đọc thầm Y/C của bài. GV vẽ hình lên bảng.
- HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và tự làm bài vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kq đúng.
Bài 5: Mở rộng
- HS tự làm BT vào vở nháp. 
- 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp n/x , chốt k/q đúng.
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau.
THỦ CÔNG:
	GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối..
* Mở rộng: HS Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối.
* SDNLTK&HQ: Liên hệ (Tàu thủy chạy trên sông biển cần xăng dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thủy tiết kiệm xăng dầu.)
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên : 
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói làm bằng giấy thủ công.
- Tranh quy trình ,giấy thủ công, kéo.
2. Học sinh: Giấy thủ công, kéo, giấy nháp.
III. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành, quan sát.
IV. Các họat động dạy học:
A. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi để học sinh quan sát nhận xét.
- GV gọi 1 học sinh lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông.
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước1: Gâp, cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. 
GV gọi 1 học sinh lên bảng thao tác lại. Giáo viên - Học sinh quan sát, nhận xét.
- GV cho học sinh tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy. 
C. Củng cố dặn dò: YC học sinh nhặt giấy vụn trong lớp.
- GV nhận xét tiết học. - Dặn HS: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI:
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ.
* Mở rộng: Biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ them vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra khí các - bô - níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi. 
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi; Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình SGK trang 6, 7
- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
III. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nêu tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp? (HS trả lời)
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: 
- Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. 
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình và TLCH: Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+ Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+ Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
- Bước 2:Đại diện học sinh lên bảng trình bày quay quả địa cầu.
- Học sinh nhận xét và bổ sung cho bạn.
- Giáo viên - học sinh nhận xét 
HĐ2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí cac-bo-nic, nhiều khói bụi đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành.
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Học sinh quan sát hình 3, 4, 5 trang 7 và thảo luận theo cặp:
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên gọi vài học sinh lên trình bày kết quả thảo luận theo cắp.
* Kết luận: (SGV trang 23).
C. Củng cố dặn dò: HS nêu kiến thức toàn bài.
- GV Nhận xét tiết học - giao bài về nhà. 
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2014
CHÍNH TẢ:
NGHE - VIẾT: CHƠI CHUYỀN
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/ oao vào chỗ trống (BT2).
- Làm đúng BT 3b.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2. VBT
- Học sinh: Vở ô li, VBT.
II. Hình thức - Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, làm mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 học sinh lên bảng đọc cho 3 em viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con: lo sợ, siêng năng, đàng hoàng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: Giới thiệu bài Nêu MĐ - YC của tiết học.
1. HD HS nghe - viết:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài thơ. 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
- Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ.
- Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa, cách trình bày.
- HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai. 1 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
b. Đọc cho học sinh viết:
- Giáo viên đọc thong thả. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
- Giáo viên chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày
2. HD HS làm bài tập.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV mở bảng phụ. Mời 3 học sinh lên bảng thi điền nhanh. Cả lớp làm vào giấy nháp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. 2 học sinh nhìn bảng đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm. - Cả lớp làm vào VBT. Bài 3b: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm vào bảng con.Giáo viên yêu cầu giơ bảng; mời một số bài làm đúng giơ cho cả lớp xem và đọc lời giải. - Học sinh làm vào VBT. C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà 
TẬP LÀM VĂN:
NÓI VỀ ĐỘI TNTP - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách; Vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn.
2. Bài mới: Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu của tiết Tập làm văn.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giới thiệu sơ qua về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
+ Đôị TNTP Hồ Chí Minh thành lập vào ngày nào? ở đâu?
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP 

File đính kèm:

  • docDoc_viet_so_sanh_cac_so_co_ba_chu_so.doc
Giáo án liên quan