Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số( có nhớ).

- Rèn kĩ năng vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

II. Đồ dùng:

II. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ : GV viết bảng: 32 x 3 42 x 2

- 2 HS lên bảng đặt tính và tính, GV và HS ở dưới nhận xét.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn cách nhân

*Ví dụ 1 : 26 x 3

- HS lên bảng đặt tính.

- GV hướng dẫn cách nhân:

 26 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.

 x 3 . 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7.

 78

 26 x 3 = 78

- HS nhắc lại cách nhân nhiều lần.

=> GV kết luận : Đây là phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, có nhớ sang hàng chục.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
HS vận dụng làm tốt các BT có liên quan.
II. Đồ dùng: vở nháp, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. HDHS làm BT:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 32 x 3 44 x 2 22 x 4 33 x 2 56 x 1 33 x 3
2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào bảng con.
Lớp, GV nhận xét về cách đặt tính và kết quả.
Vài HS nêu lại cách đặt tính và tính 
Bài 2: Tìm x
a. x : 5 = 11 b. x : 4 = 22 c. x : 3 = 23
 HS nhắc lại tên gọi của x và cách tìm x.
 3 HS làm bảng lớp, HS làm vào vở.
 HS, GV nhận xét.
HS nêu lại cách tìm số bị chia.
Bài 3: Mỗi lớp Ba có 30 học sinh. Hỏi 3 lớp Ba như thế có bao nhiêu học sinh?
 HS đọc và phân tích đề bài.
 GV gợi ý HS nêu phép tính giải. HS tự giải BT vào vở.
Củng cố cách giải BT có lời văn gấp lên 1 số lần.
Bài 4 *: (nếu còn tg) Phép tính sau là sai: 
 3 + 5 + 210 = 555
 Chỉ được thêm một đoạn thẳng để được phép tính đúng. Các bạn sẽ làm thế nào đây?
 HS suy nghĩ và làm bài.
 GV chốt kết quả: 345 + 210 = 555
3. Củng cố- dặn dò
Muốn nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào?
Nhận xét tiết học - dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tự làm lấy việc của mình (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- HS tự biết làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà.
 + KNS: tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; thương lượng với người khác để
thực hiện lời hứa của mình; đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.	
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Đồ dùng: 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
	 	 - Thế nào là giữ lời hứa?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động1: Xử lí tình huống
+ Mục tiêu: Biết được một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
+ Cách tiến hành:
GV nêu tình huống 1SGK.
HS K tìm cách giải quyết và nêu trước lớp.
=> GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình, và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình.
c. Hoạt động2:
+ Mục tiêu: HS hiểu như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
+ Cách tiến hành: 
GV yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung bài tập 2.
2 HS một nhóm thảo luận để điền vào nội dung bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ GV bổ sung và kết luận
d. Hoạt động 3: Xử lí tình huống	
+ Mục tiêu: HS có kĩ năng sử lí tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
+ Cách tiến hành: 
GV nêu các tình huống của bài tập 3.
HS suy nghĩ giải quyết, sau đó nhận xét bổ sung.
HSK đại diện trình bày trước lớp.
=> GV kết luận : Đề nghị của Dũng là sai, hai bạn tự làm lấy việc của mình.
3. Củng cố dặn dò
Vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình? 
Về nhà sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về việc tự làm lấy việc của mình	.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
So sánh
I. Mục tiêu
- Nắm được 1 kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1),
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2. Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4). 
- HS yêu thích thơ văn và luôn sử dụng hình ảnh so sánh khi nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn 3 khổ thơ ở BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
Bài 3 (33) : 4 HS lên bảng đặt câu theo mẫu: Ai là gì?
- Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT:
Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập . 3 HS đọc 3 khổ thơ, lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân các hình ảnh so sánh.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV mở bảng phụ chép sẵn nội dung BT, yêu cầu 3 HS lên bảng gạch chân.
- GV nhận xét, chữa bài, giải thích nội dung các câu thơ, phân biệt hai kiểu so sánh hơn kém , ngang bằng và không ngang bằng.
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
Cháu khoẻ hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
hơn kém
ngang bằng
ngang bằng
Trăng khuya sáng hơn đèn
hơn kém
Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
hơn kém
ngang bằng
Bài 2: Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên.
- HS đọc yêu cầu của BT: Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến, GV dùng phấn màu gạch dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ ( từ ngữ in nghiêng).
Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT. GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT. 	
- GV hướng dẫn cách làm: . Tìm câu có hình ảnh so sánh. 
	 . Tìm hai sự vật được so sánh với nhau.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải: quả dừa- đàn lợn; tàu dừa- chiếc lược.
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của BT và mẫu.
- GV nhắc HS: có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối.
- HS làm bài vào vở nháp. 2 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lại: như, là, tựa như là, như là, như thế, ...
3. Củng cố – dặn dò: 
- HS nhắc lại bài học.
- Có mấy kiểu so sánh, đó là những kiểu so sánh nào? 
- Nhận xét- dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Tập chép)
Mùa thu của em
I. Mục tiêu
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Biết cách trình bày bài thơ thể 4 chữ.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oam (BT2). Làm đúng BT(3)a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài thơ Mùa thu của em
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - 1 HS lên bảng viết- Lớp viết vào vở nháp: hoa lựu, đỏ nắng
 - HS đọc thuộc lòng, đúng thứ tự 28 tên chữ đã học 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS tập chép:
- HS HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài thơ trên bảng phụ – 2 HS đọc lại
 . Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày bài thơ như thế nào?
 . Những chữ nào được viết hoa?
+ HD HS tập viết vào vở nháp các tiếng khó: lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở, .
- HS chép bài vào vở - GV theo dõi, uốn nắn.
- Chấm một số bài, chữa bài.
c. HD HS làm bài tập:
Bài 2 : Tìm tiếng có vần oa, thích hợp thích hợp với chỗ trống
- HS nêu yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở nháp - 1 HS chữa bài trên bảng.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a. oàm b. ngoạm c. nhoàm.
Bài 3(a): HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- HS làm bài- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Gọi vài HS đọc lời giải: a. nắm b. lắm c. gạo nếp.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bài thơ và cho biết nội dung bài? Nêu cách trình bày thơ?
- Nhận xét tiết học – dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 23: Bảng chia 6
I. Mục tiêu
- HS dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6. Bước đầu thuộc bảng chia 6
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có 1 phép chia 6)
II. Đồ dùng dạy học: 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn( GV- HS)
III.Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 2 HS lên bảng làm – lớp làm vở nháp
 Đặt tính rồi tính:	 45 x 5 53 x 4
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS lập bảng chia 6
- Cho HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn
 + 6 lấy 3 lần bằng mấy? - GV ghi bảng: 6 x 3 = 18
- GV chỉ vào 18 chấm tròn ở trên bảng và hỏi
 + Lấy 18 chấm tròn, chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?)
 + 18 chia 6 được mấy? - GV ghi: 18: 6 = 3
- GV chỉ vào phép nhân 6 x3 =18; 18: 6 = 3 và gọi HS đọc
-HDHS lập bảng chia 6 từ bảng nhân 6.
- HS học thuộc bảng chia 6
c) Thực hành: HS làm BTT 24.
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nêu miệng- GV ghi bảng
Bài 2: Làm tương tự bài 1
+ Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?(Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia)
Bài 3: - HS đọc bài toán. HS giải BT vào vở
 - HS chữa bài
 Tóm tắt
 6 đoạn: 48 cm
 Mỗi đoạn: ... cm?
Bài giải
Mỗi đoạn dài số cm là:
 48 : 6 = 8 ( cm)
 Đáp số: 8 cm
Bài 4: (Nếu còn tg cho HS làm thêm)
- HS làm bài vào vở
	Số đoạn dây cắt được là: 48 : 6 = 8 ( đoạn)
- HS nêu nhận xét đặc điểm của từng BT( Bài 3 chia thành các phần bằng nhau, bài 4 chia theo nhóm)
3. Củng cố- dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố bảng chia 6
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng chia 6. 
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động bài tiết nước tiểu 
I. Mục tiêu
Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
Kể được các cơ quan bài tiết nước tiểu. Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người cần uống đủ nước.	
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng: Tranh ảnh, sơ đồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ - Để đề phòng bệnh tim mạch em cần phải làm gì?
 - HS trả lời
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
+ Cách tiến hành
 	 *Bước 1: Làm việc theo cặp.
	- GV yêu cầu quan sát hình1.
	- HS thảo luận theo cặp chỉ đâu là thận, ống dẫn nước tiểu.
	*Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Đại diện vài HSK chỉ tên các cơ quan đó trên hình.
=> GV kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, 	bóng đái và ống đái.
c. Hoạt động 2: Thảo luận
	 *Bước 1: Làm việc cá nhân
	- HS quan sát hình 2 đọc các câu hỏi và trả lời
	* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời câu hỏi GV nêu
	+ Nước tiểu được tạo thành từ đâu?
	+ Trong nước tiểu có chất gì?
	+ Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
	+ Trước khi thải ra ngoài, nước tiểu chứa ở đâu?
	+ Nước tiểu được thải ra bằng đường nào?
	+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
=>KL: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải đọc hại có trong máu tạo thành nước tiểu, ...
3. Củng cố dặn dò
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
 Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa C
- HS viết đúng chữ hoa C (1 dòng ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôndễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng ( HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa Ch, V, A, N Tên riêng Chu Văn An
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Cửu Long, Công
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: Ch, V, A, N
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ ( trọng tâm là chữ Ch)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Chu Văn An
+ Gv giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần đượccoi là ông tổ của nghề dạy học ở nước ta.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Chim khôn Người khôn
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ - GV bổ sung: Con người phải biết ăn nói dịu dàng, lịch sự
+ HS tập viết trên bảng con: Chim, Người - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bài viết. HS đọc lại toàn bài. Nhận xét tiết học 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn: So sánh
I. Mục đích yêu cầu 
Nắm và hiểu được các kiểu so sánh.
HS vận dụng để tìm các sự vật, các hình ảnh so sánh, các từ so sánh có trong BT. Biết thêm các hình ảnh so sánh, các sự vật so sánh vào các câu văn chưa có hình ảnh so sánh.
HS có hứng thú về môn học
II. Đồ dùng: - Bảng phụ, phiếu BT
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài .
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b) Lá cọ xoè ra trông giống như mặt trời xanh.
c) Nắng như lửa đổ xuống núi rừng.
d) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.
đ) Trăng khuya sáng hơn đèn.
GV treo bảng phụ đã chép nội dung BT1. Gọi HS đọc đề bài.
GV phát phiếu học tập, HS làm trong phiếu.
3 HS làm bài trên bảng phụ
Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Các hình ảnh so sánh ở BT1 thuộc kiểu so sánh nào?(câu a,b,c, d so sánh ngang bằng, câu đ so sánh hơn kém) 
Bài 2: Tìm các từ dùng để so sánh trong câu trên.
HS đọc yêu cầu của BT 
HS ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong các câu ở BT1: như, như, như, như, hơn.
HS phát biểu ý kiến, GV dùng phấn màu gạch dưới các từ so sánh trong các câu ở BT1
Bài 3: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:
Tiếng suối ngân vang như...........( tiếng hát )
Mặt trăng tròn vành vạnh như.......( cái mâm ngọc khổng lồ) 
Trường học là .......( ngôi nhà thứ hai của em ) 
Mặt nước hồ trong tựa như .......( mặt gương soi ) 
+HS chép bài và làm bài vào vở.
+GV chấm, chữa bài.
Bài 4 (Nếu còn thời gian): Gạch dưới những câu có nội dung so sánh nhưng không sử dụng từ so sánh. Tìm các từ so sánh thêm vào những câu chưa có từ so sánh trong đoạn thơ sau:
 Một chị gà mái 
 Áo trắng như bông
 Yếm đỏ hoa vông 
 Cánh phồng bắp chuối. 
3. Củng cố dặn dò 
HS nhắc lại các kiểu so sánh đã được học.
- HS liên hệ lấy một số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh so sánh.VD: Đẹp như tiên.
Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn: Bảng chia 6 - giải toán
 I. Mục đích yêu cầu
Củng cố cho HS thuộc bảng chia 6, giải toán có liên quan đến phép chia 6
Có kĩ năng tính, giải toán có lời văn đúng, chính xác.
 II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc bảng chia 6 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài :Trực tiếp.
 b. HDHS làm BT:
 Bài 1:Tính nhẩm
 a. 60 dm : 6 = b. 24kg : 6 + 7 kg =
 30dm: 6 = 18kg: 6 + 9kg =
 48dm : 6 = 36kg : 6 + 10 kg = 
HS tính nhẩm vào vở - 2 em thực hiện trên bảng
Chữa bài: -HS nêu cách thực hiện ở phần a - 1HS nêu lại cách thực hiện ở phần b => GV củng cố cách làm
Bài 2: Tính 
 a. 54: 6 + 73 = b. 28: 4 +76 = c. 48+ 42 : 6 =
HS làm vào vở - 3 em làm trên bảng
Chữa bài, HS nêu cách làm? 
GVcủng nhân chia trước rồi tính cộng trừ sau 
Bài 3: An có 36 hòn bi, An chia đều cho 6 bạn.Hỏi mỗi bạn được mấy hòn bi?
GV nêu đầu bài - HS đọc - HS phân tích bài toán
HS tự làm vào vở - 1 em làm bảng
Chữa bài HS nêu cách làm => GV củng cố: ĐS: 6 hòn bi
Bài 4:( nếu còn thời gian)Tìm một số biết rằng số đó nhân với 6 rồi cộng với 20 được KQ cuối cùng là 50 
HS đọc đầu bài
HS trao đổi để tìm đề bài toán và cách giải
HS giải vào vở - 1 em giải bảng
=>GV củng cố cách giải tính ngược từ cuối : 
50
?
X
+ Ta có sơ đồ: x 6 + 20
+ Lúc chưa cộng với 20 số đó là: 50 - 20= 30
+Số cần tìm là: 30 : 6 = 5
 *Hoặc: Gọi số cần tìm là X. Theo bài ra ta có: X x 6 + 20 = 50
 X x 6 = 50 -20
 X x 6 = 30
 X = 30 : 6
 X = 5
3.Củng cố, dặn dò 
HS đọc lại bảng chia 6.
GV nhận xét tiết học, dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 24: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, chia 6. Biết xác định 1/6 của 1 hình đơn giản.
- HS vận dụng để làm BT có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn BT4
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - 3 HS đọc bảng chia 6
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS làm BT T25
* Bài 1(25) Tính nhẩm
- GV đọc các phép tính.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả các phép nhân, chia.
- GV yêu cầu HS nhận xét về các phép nhân, chia (Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia)
*Bài 2 (25): Tính nhẩm
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả.
- GV củng cố các phép chia trong bảng 2; 3; 4; 5; 6.
*Bài 3 (25): HS đọc đề bài. HS tóm tắt bài toán, xác định dạng toán.
- HS giải vở rồi 1 HS lên chữa bài:
May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là:
18 : 6 = 3 ( m )
 Đáp số : 3 mét vải.
- GV củng cố dạng toán tìm thành phần chưa biết trong p.nhân.
*Bài 4(25): GV mở bảng phụ đẫ chép sẵn nội dung bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài.	
- GV hướng dẫn: Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau và có 1 trong các phần bằng nhau được tô màu?
- HS tìm kết quả để trả lời miệng - HS giải thích.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc lại bảng nhân, chia 6.
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
HS biết cách gấp, cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh .
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình. Các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối.(HS cắt được các cánh của ngôi sao đều nhau, hình dán phẳng, cân đối).
II. Đồ dùng
Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .
Bài làm của HS lớp trước .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
b. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu .
GV giới thiệu lá cờ đỏ sao vàng đựơc cắt dán từ giấy thủ công và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét :
+ Lá cờ hình chữ nhật màu đỏ , ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh .
+ Ngôi sao vàng có năm cánh bằng nhau .
+ Ngôi sao được dán chính giữa hình chữ nhật màu đỏ , một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật đó .
* Nhận xét : 
+ Tỉ lệ chiều dài và chiều rộng .
+ Kích thước ngôi sao .
+ Có thể gấp , cắt , dán ngôi sao có tỉ lệ cao hơn .
GV hỏi : Cờ thường treo dịp nào ? Ở đâu ? 
* Hoạt động 2 : GVhướng dẫn mẫu .
Bước 1 : Gấp giấy để gấp sao vàng năm cánh .
+ Cắt hình vuông .
+ Gấp lấy điểm giữa .
+ GV hướng dẫn gấp theo quy trình .
Bước 2 : Cắt ngôi sao vàng năm cánh .
Bước 3 : Dán ngôi sao vàng năm cánh vào giữa tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng .
+ 1 HS nhắc lại cách thực hiện .
+ GV có thể làm lần 2 .
3. Củng cố dặn dò
HS nêu lại các bước gấp ngôi sao 5 cánh .
Dặn chuẩn bị tiết sau gấp tiếp .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 4
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa D, Đ theo kiểu chữ đứng nét thanh, nét đậm thông qua bài tập ứng dụng. 
- Viết đúng, đẹp mẫu chữ hoa, tên riêng và câu ứng dụng theo mẫu chữ.
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng
	- Gv: Mẫu chữ viết hoa: D, Đ.
 - Hs: Vở luyện viết chữ đẹp
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: C; Của, Chọn bạn mà chơi.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa D, Đ 
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài?
– GV treo chữ mẫu – HS quan sát.
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết chữ D, Đ.
- Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng – Học sinh đọc câu ứng dụng: 
 Đất có lề, quê có thói.
 Đói cho sạch, rách cho thơm.
	Áo mẹ mưa bạc màu
	Đầu mẹ nắng cháy tóc
	Mẹ ngày đêm khó nhọc
	Con chưa ngoan chưa ngoan,
+ Em hiểu câu tục ngữ muốn nói gì ? 
+ Nhận xét về độ cao, khoảng cách, đường nét, kiểu chữ của các câu ứng dụng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Đất, Đói, áo, Đầu, Mẹ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_05_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc