Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hải Quế

Toán

TIẾT 148: TIỀN VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS biết tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết, phân biệt mệnh giá của các tờ giấy bạc (tờ tiền)

 - Bước đầu biết đổi tiền, biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết quý trọng tiền bạc. Yêu thích học toán.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4 (dòng 1, 2).

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- GV: Một số tờ tiền mệnh giá 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng

- HS: SGK, bộ đồ dùng Toán 3

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc43 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hải Quế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mô tả hình dạng của Trái Đất, người ta dùng quả địa cầu
+ Yêu cầu HS quan sát quả địa cầu và nêu cấu tạo của quả địa cầu
Bước 2:
- GV chỉ cho hs biết vị trí nước VN trên quả địa cầu để hs hình dung trái đất chúng ta đang ở rất lớn.
=>GVKL: Trái đất rất lớn và có hình dạng hình cầu
* Việc 2: Thực hành theo nhóm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Chia nhóm
+ Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu
+ Nhận xét về trục của quả địa cầu
+ Màu sắc trên quả địa cầu
+ Thảo luận trong nhóm-> thống nhất KQ
Bước 2:
- Y/c hs trong nhóm chỉ và nói cho nhau nghe:
Bước 3:
- GV gọi đại diện lên chỉ quả địa cầu theo y/c của gv.
=> GV chốt: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất.

- Hs quan sát hình 1 trang 112.
+ Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập -> chia sẻ: Trái Đất có dạng hình cầu (hình tròn, quả bóng ).
- Hs lắng nghe.
+ HS quan sát, thảo luận và nêu: giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Hs quan sát.
HS nhận biết: Trái Đất rất lớn và có hình dạng hình cầu
- HS chia nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn
+ HS chỉ và nói cho nhau nghe: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
+Trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
+ Màu xanh là biểu thị cho biển và đại dương, màu nâu, vàng, đỏ,...là biểu thị cho các châu lục
- HS lắng nghe
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (3 phút)

- Tìm vị trí của châu Á trên quả địa cầu
- Chỉ vị trí của biển Đông trên quả địa cầu
----------------------------------------
Tin
CHÈN HÌNH, TRANH ẢNH VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Chèn được hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu. Thay đổi được vị trí của hình, tranh ảnh trong trang trình chiếu.
- Học sinh nắm được cách sử dụng nút lênh để chèn tranh ảnh vào bài tập. Em biết di chuyển vị trí của hình, tranh ảnh vào vị trí thích hợp để trang trình chiếu rõ ràng, đẹp mắt.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng phần Power Point. Rèn luyện tư duy.
2. Năng lực:
- Hs tự sắp xếp thời gian làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
3. Phẩm chất:
- Hs tự giác thực hiện những công việc được giao, không cần nhắc nhở.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm PowerPoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy tạo bố cục hợp lí cho trang trình chiếu đã cho sẵn.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu :
- Đọc yêu cầu và nối chức năng với nút lệnh:
* Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu Power point thực hiện tương tự chèn hình, tranh ảnh vào trang soạn thảo Word.
- HS thực hành chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu.
- Gv nhận xét chung.
- Hs thực hiện tạo một trang trình chiếu mới. Thực hiện gõ nội dung rồi chèn vào trang trình chiếu theo mẫu.
* Để hình và chữ không đè lên nhau em nên bố trí phần chữ ở ô riêng, phần hình ở ô riêng.
- HS thực hành chèn hình vào trang trình chiếu.
- Gv nhận xét chung.
b. Thay vị trí, kích thước của tranh, ảnh:
- GV hướng dẫn các bước thay đổi kích thước của tranh ảnh.
+ Bước 1: Nháy chuột lên tranh ảnh cần thay đổi.
+ Bước 2: Di chuyển con trỏ chuột vào góc bất kì trên tranh, con trỏ sẽ hiện lên hình mũi tên hai chiều, kéo để thay đôi kích thước của hình rồi thả nút chuột.
- GV hướng dẫn các bước thay đổi vị trí của tranh ảnh.
+ Bước 1: Nháy chuột lên tranh ảnh cần thay đổi vị trí.
+ Bước 2: Nhấn giữ nút trái chuột, kéo đến vị trí mong muốn rồi thả nút chuột.
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
-----------------------------------------------------
Hoạt động thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
----------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Anh
------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? 
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?, sử dụng dấu hai chấm hợp lí.
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT4.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “ Dấu câu”
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? 
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm 
*Cách tiến hành: 
HĐ 1: Đặt và trả lời câu hỏi "bằng gì?"
Bài tập 1: HĐ cặp đôi -> Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.
+ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì”?
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
+ Dựa vào đâu em xác định được đó là bộ phận câu trả lời?
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập2: Trò chơi Hỏi - Đáp
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2.
+ Trả lời các câu hỏi sau:
a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
c. Cá thở bằng gì?
+ Các câu trả lời có chung đặc điểm gì?
* GV lưu ý đối tượng HS M1 biết đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu đặt và trả lời một số câu hỏi "bằng gì?"
*HĐ 2: Cách sử dụng dấu hai chấm
Bài tập 3: HĐ cá nhân
- GV giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
+ Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:
+ Vậy dấu hai chấm dùng để làm gì?
- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
=> GV củng cố về cách dùng dấu hai chấm hợp lí trong khi nói và viết.

- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
*Dự kiến đáp án:
a. Voi uống nước bằng vòi.
b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kín.
c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
+ Bộ phận đó bắt đầu bởi chữ "bằng"
*HĐ cặp đôi
- 2HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- HS chơi trò chơi Hỏi- Đáp: Hai HS ngồi cùng bàn hỏi và trả lời
* Dự kiến đáp án:
+ Hàng ngày, em viết bài bằng chiếc bút.
+ Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ
+ Cá thở bằng mang
+ Các câu trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"
- HS thực hành
-1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân 
a) Một người kêu lên:
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết:
c) Đông Nam Á gồm 11 nước là:
+ Dùng dấu hai chấm khi dẫn lời nói trực tiếp hoặc giải thích, làm rõ ý muốn nói ở phía trước.
- 1HS đọc lại bài đúng (đã bảng điền dấu câu đúng)
3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Đặt và trả lời các câu hỏi "bằng gì?"
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Tìm các đoạn văn khác trong sách có sử dụng dấu hai chấm và cho biết tác dụng của dấu hai chấm

......................................................................................
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp)
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
- Làm đúng bài tập 2a phân biệt tr/ch
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu tr/ch
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần nhớ - viết
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết ngoan””
- Lắng nghe
- Mở SGK
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ -viết
- Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết
 - GV đọc đoạn thơ một lượt.
+ 3 khổ thơ nói về những mái nhà của ai?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Các câu thơ cách lề mấy ô?
+ Mỗi khổ thơ cần trình bày như thế nào?
+ Những chữ nào cần viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.
- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.
- 3 HS nối tiếp đọc thuộc 3 khổ thơ cần viết
+ Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc và của các bạn nhỏ
+ Thể thơ 4 chữ
+ Các câu cách lề 3 ô
+ Khi hết một khổ thơ cần cách ra 1 dòng rồi mới chuyển sang khổ tiếp theo
+ Các chữ đầu câu thơ
- Học sinh nêu các từ: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp,..
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ - viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nhớ - viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hay ch
+ Chú mèo trong bài thơ có gì đáng chê?
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp
=>Đáp án: ban trưa, trời mưa, che, không chịu..
 - HS đọc lại bài thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh
 + Không chịu mang theo áo mưa, không chịu trú mưa nên bị ốm
6. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát nói về các loài vật và chép lại cho đẹp
-------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 148: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. 
2. Kĩ năng: 
	- Nhận biết, phân biệt mệnh giá của các tờ giấy bạc (tờ tiền)
	- Bước đầu biết đổi tiền, biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết quý trọng tiền bạc. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4 (dòng 1, 2). 
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà, ngay thẳng.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng: 
- GV: Một số tờ tiền mệnh giá 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng
- HS: SGK, bộ đồ dùng Toán 3
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Lớp hát tập thể bài Tiền và bạc của nhạc sĩ Hoàng Đăng Khoa

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút)
* Mục tiêu: HS biết tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. 
* Cách tiến hành: (HĐ cả lớp)
* Giới thiệu các tờ giấy bạc
 Giới thiệu tờ giấy bạc 20 000 đồng, 
50 000 đồng, 100 000 đồng.
+ Trước đây khi mua bán các em thường thấy người ta đã quen với những loại giấy bạc nào ? 
- GV: Ngoài những tờ giấy bạc có mệnh giá, người ta còn sử dụng các tờ giấy bạc có mệnh giá lớn để phục vụ cho chi tiêu
- GV đưa lần lượt từng tờ giấy bạc cho HS quan sát 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng..
+ Yêu cầu HS nhận xét từng tờ giấy bạc.
+ Màu sắc của từng tờ giấy bạc.
+ Từng tờ giấy bạc có cả phần chữ và phần số.
- GV củng cố một số đặc điểm của từng tờ giấy bạc và các hình ảnh mang tính chất biểu tượng trên các tờ giấy bạc

+ Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như: 100 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10 000 đồng 
- Lắng nghe
- HS quan sát cả 2 mặt của từng tờ giấy bạc và nhận xét một số đặc điểm của các tờ giấy bạc
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
3. HĐ thực hành (17 phút)
* Mục tiêu:
- Nhận biết, phân biệt mệnh giá của các tờ giấy bạc (tờ tiền)
- Bước đầu biết đổi tiền, biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng
* Cách tiến hành:
Bài 1: Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp.
+ GV giao nhiệm vụ
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1- chia sẻ
+ Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- TBHT điều hành
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
* Củng cố nhận biết mệnh giá của các tờ giấy bạc 
Bài 2: Nhóm đôi – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài N2
*GV lưu ý HS M1 +M2 (...)
- GV nhận xét, củng cố các bước làm:
B1: Tính số tiền đã mua
B2: Tính số tiền còn thừa. 
Bài 3: Cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
*GV lưu ý HS M1 +M2 cách phân tích các số liệu trong bảng .
=> GV nhận xét, củng cố cách làm bằng phép nhân
Bài 4: (dòng 1, 2) Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp
Bài 4: (dòng 3)(BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS làm bài cá nhân – Đổi chéo vở KT
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
Ví a: có 50000 đồng
Ví b: 90 000 đồng 
Ví c: có 90 000 đồng 
Ví d có 14 500 đồng
Ví e có 50 700 đồng
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài -> Trao đổi N2...
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
 Bài giải
 Số tiền mua hết là:
15000 + 25000 = 40000 (đồng)
 Số tiền còn thừa là:
 50000 – 40000 = 10000 ( đồng)
 ĐS : 10000 đồng
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài 
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
Số cuốn vở
1 cuốn
2 Cuốn

Thành tiền
1200
đồng
2400
đồng (...)

- HS quan sát mẫu, thực hiện và chia sẻ
* Dự kiến kết quả:
+ 90 000 đồng gồm: 1 tờ 10 000 đồng, 1 tờ 20 000 đồng và 1 tờ 50 000 đồng
+ 1 000 000 đồng gồm: 1 tờ 10 000 đồng, 2 tờ 20 000 đồng và 1 tờ 50 000 đồng
- HS làm cá nhân và chia sẻ lớp
 3. HĐ ứng dụng (1 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Tìm hiểu về các tờ tiền có mệnh giá khác.
- Tập "Đi chợ" 
-------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Sáng:
Âm nhạc
----------------------------------------------------
Tập viết
ÔN CHỮ HOA U
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa U
- Viết đúng tên riêng : Uông Bí 
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ
 Uốn cây từ thuở còn non 
 Dạy con từ thuở con còn bi bô 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: 
- Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa U, B, D viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
+ 2 HS lên bảng viết từ: Trường Sơn ,... 
+ Viết câu ứng dụng của bài trước 
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”
- Thực hiện theo YC
- Lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét, tuyên dương bạn
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Uông Bí
=> Là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi có nhà máy nhiệt điện Uông Bí
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Cây còn non thường dễ uốn, tạo dáng; con người lúc còn nhỏ thường dễ dạy bảo. Câu ca dao muốn đề cao vai trò của việc giáo dục sớm.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
 	
+ U, B, D 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: U, B, D 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
+ 2 chữ: Uông Bí
+ Chữ U, B, g cao 2 li rưỡi, chữ ô, n, i cao 1 li.
- HS viết bảng con: Uông Bí
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Uốn, Dạy
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa U
+ 1 dòng chữa B, D 
+ 1 dòng tên riêng Uông Bí
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 

- Về

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_soan_theo_dhptnlhs_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_v.doc