Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý

Đạo đức

TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC .

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

2. Kĩ năng: Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.

3. Thái độ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng tự trọng.

- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, thật thà.

II.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ

- HS: VBT

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc52 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng BT2a 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Thi đua: Tìm nhanh - viết đúng
a) Tìm và viết tên các con vật, đồ vật:
+ Bắt đầu bằng r:
+ Bắt đầu bằng d:
+ Bắt đầu bằng gi:
*GV kết luận chung, tuyên dương những HS làm bài đúng và nhanh.
- Học sinh tự đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thi đua làm bài nhanh, viết đúng -> Báo cáo kết quả trước lớp.
*Dự kiến đáp án: 
+ rổ, rá, rựa, rùa, rắn,...
+ dao, dây, dê, dế,...
+ giá sách, giáo mác, gián, giun,..

6. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tìm hiểu về các hoạt động được tổ chức vào Tết trung thu ở dịa phương

...........................................................................................
Tin
THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KĨ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Sử dụng một số phím tất để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
- Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
2. Năng lực:
- Hs chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Hs có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học.
II. Đồ dùng học tập:
1. Giáo viên: Giáo án. phòng máy, phần mềm Word.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy thực hiện thao tác chèn hình, tranh ảnh vào văn bản.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1 :
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi ở hoạt động 1 trang 84 SGK.
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in nghiêng?
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu gạch chân?
* Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in đậm, chữ kiểu in nghiêng, chữ gạch chân, nhấn tổ hợp phím tương ứng Ctrl + B, Ctrl + I, Ctrl + U. Khi đang gõ kiểu chữ in đậm, chữ in nghiêng, chữ gạch chân, muốn quay lại gõ kiểu chữ thường thì lặp lại thao tác trên một lần nữa.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
b. Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 2 trang 84 SGK. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được câu đúng.
- HS trả lời. Nhận xét.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- Gv yêu cầu hs tiến hành soạn một đoạn văn bản, chèn hình ảnh hợp lí cho văn bản. Tiến hành thao tác một số kỹ thuật trình bày văn bản:
+ Chọn kiểu chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân.
+ Căn lề trái, lề phải, căn giữa, căn đều.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.

- HS lắng nghe, thực hành.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
d. Hoạt động 4 :
- Gv yêu cầu hs thực hành làm bài tập ở hoạt động 3 trang 85 SGK. Gõ đoạn văn bản theo mẫu” Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta”. Thực hiện các yêu cầu:
+ Chọn kiểu chữ in đậm.
+ Chọn kiểu chữ in nghiêng.
+ Chọn kiểu chữ gạch chân.
+ Lưu bài soạn thảo vào máy tính. 
- GV cho HS quan sát bài thực hành của một vài bạn làm tốt trong lớp.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
e. Hoạt động 5:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 4 trang 85 SGK. Em trao đổi với bạn cách in văn bản ra giấy theo hướng dẫn sau.
- Muốn in được văn bản ra giấy, máy tính của em phải được kết nối với máy in. Có hai cách để in văn bản ra giấy.
+ Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, sau đó chọn OK để in.
+ Cách 2: Em thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chọn File.
Bước 2: Print.
Bước 3: Chọn OK để in.
- GV nhận xét.
g. Hoạt động 6:
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động ứng dụng mở rộng trang 86 SGK.
+ Khởi động Word.
+ Gõ một câu bất kì.
+ Sau đó nhấn lần lượt các nút .
+ Quan sát sự thay đổi trên trang soạn thảo.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS 

- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
Lắng nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
 ...........................................................................................
Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
2. Kĩ năng: Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.
3. Thái độ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS:
- Kĩ năng tự trọng.
- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, thật thà.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
- TC: Bắn tên
+ TBHT điều hành.
+ Nội dung TC: Kể về 1 việc mình làm thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Tổng kết trò chơi – kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

- Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe

 2. HĐ thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Sắm vai xử lý tình huống
HĐ nhóm -> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.
=> Tình huống: An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “A, đây là thư của anh Hùng đang học Đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé! Nếu em là An, em sẽ nói gì với Hạnh? Vì sao?”.
- Yêu cầu 1à2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.
- Yêu cầu học sinh cho ý kiến về:
+ Cách giải quyết nào hay nhất?
+ Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư?
+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? 
=> GV kết luận: 
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác, nên cất đi và chờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.
Việc 2: Việc làm đó đúng hay sai.
(Làm việc theo cặp=> Cả lớp)
- Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận về 2 tình huống sau: Em hãy nhận xét hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai, vì sao?
+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không?
+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi Mai mượn.
- Yêu cầu một số học sinh đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
=> GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta cần tôn trọng, không được tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
- Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ 
Việc 3: Trò chơi: Nên hay không nên.
Làm việc nhóm -> Cả lớp
- Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để học sinh theo dõi. Yêu cầu các em chia thành 2 đội, sẽ tiếp sức nhau gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào hai cột “nên” hay “không nên” sao cho thích hợp.
1. Hỏi trước khi xin phép bật đài hay xem tivi.
2. Xem thư của người khác khi người đó không có ở đó.
3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.
4. Nhận giúp đồ đ5c, thư từ cho người khác.
5. Hỏi trước, sử dụng sau.
6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn.
7. Bố mẹ, anh chị ... xem thư của em.
8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bảo quản.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, nếu có ý kiến khác và giải thích vì sao.
=> GV kết luận: Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản, giữ gìn khi dùng.
=> Liên hệ thực tế: Y/c học sinh kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.

+ Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống.
+ Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
*Dự kiến ý kiến chia sẻ:
à Bác Hải sẽ trách Hạnh vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép và bác cho Hạnh là người tò mò.
à Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.
- Học sinh theo cặp thảo luận rồi chia sẻ kết quả trước lớp, xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Và giải thích vì sao?
à Sai, vì muốn sử dụng đồ đạc người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.
à Đúng.
- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.
- Theo dõi hành vi mà giáo viên nêu. Chia nhóm, chọn người chơi, đội chơi và tham gia tiếp sức.
à Nên làm.
à Không nên làm.
à Không nên làm.
à Nên làm.
à Không nên làm.
à Không nên làm.
à Không nên làm.
à Nên làm.
- Lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ bổ sung hoặc nêu ý kiến khác và giải thích vì sao.
- 1 số học sinh kể.

 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hiện nội dung bài học, không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện như mình.
...........................................................................................
Thứ Tư, ngày 24 tháng 3 năm 2021
Toán
Tiết 129: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích số liệu 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu bài tập 1.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Trò chơi: Bắn tên
+ TBHT điều khiển.
+ Nội dung: Nêu số liệu về chiều cao của các bạn mình đã lập ở buổi học trước.
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
2. HĐ thực hành (28 phút):
* Mục tiêu: Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp
- Treo bảng phụ và hỏi :
+ Bảng trên nói gì ? 
+ Ô trống ở cột thứ hai ta phải điền gì ? 
+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki lô gam thóc?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi lần lượt từng em lên điền vào các cột còn lại (chia sẻ nội dung bài trước lớp)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
*GV giúp HS M1 phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản
Bài 3: HĐ nhóm 6
*Kĩ thuật khăn trải bàn (N6)
- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn 
* GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm
* GV củng cố nhận biết giá trị số trong dãy ...
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

- HS quan sát bảng thống kê và trả lời:
+ Bảng này nói lên số liệu thóc thu hoạch trong các năm của gia đình chị Út.
+ Ta phải điền thêm “ Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong năm“
+ Thu hoạch được 4200 kg.
- HS làm bài cá nhân.
- Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền và chia sể cách làm để hoàn thành bảng số liệu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở - Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ KQ trước lớp:
a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 số cây bạch đàn là:
2165 – 1745 = 420 ( cây)
b) Năm 2003 bản Na trồng được nhiều số cây bạch đàn và cây thông là:
2540 + 2515 = 5055 (cây)
- Tự tìm hiểu bài.
- HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)
- Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung.
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Dự kiến bài giải:
a) 9 số b) 60
- Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.
*Dự kiến đáp án: 
+Kể chuyện: Nhất: 2; Nhì: 1; Ba: 4
+Cờ vua: Nhất: 1; Nhì: 2; Ba: 0
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Tìm đọc, phân tích và xử lí số liệu ở các bảng số liệu có trong Toán 3.
- Thử tìm cách lập bảng thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng và số tuổi của các thành viên trong gia đình mình. 

......................................................................................
Anh
......................................................................................
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤY PHẨY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu nghĩa các từ lễ , hội , lễ hội . Tìm được1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các lễ hội truyền thống, yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ viết nội dung BT 1.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Lớp chơi trò chơi: “ Bắn tên”
- TBHT điều hành:
 +Nội dung chơi : Kể tên các lễ hội mà em biết.
- GV nhận xét, tổng kết TC - Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS tham gia chơi
- Lắng nghe. 
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : 
- HS hiểu nghĩa các từ lễ , hội , lễ hội . Tìm được1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp .
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Mở rộng vốn từ 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Treo bảng ghi nội dung BT.
- GV giao nhiệm vụ: Nối các từ ở cột A với các nghĩa thích hợp ở cột B.
- GV nhận xét chung.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
* Giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
* GV giải thích cho HS biết về 1 số lễ hội, hội, trò chơi trong lễ hội.
Việc 2: Ôn luyện về: dấu phẩy
Bài 3: (Cá nhân - Lớp)
* Lưu ý HS: Mỗi câu bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ vì, tại, nhờ).
- Đánh giá, nhận xét một số bài.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS.
- Gọi 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp.
=> GV củng cố về chủ đề MRVT: Lễ hội- Dấu phẩy

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- HS chia sẻ bài làm trong cặp.
- Chia sẻ KQ trước lớp:
*Dự kiến KQ:
Lễ - Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa lớn
Hội - Cuộc vui tổ chức cho đông người dự ....
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân => chia sẻ N2.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+Tên lễ hội: Đền Hùng, Chùa Hương,...
+Tên hội: Hội Lim, Hội Bơi chải, Hội đua voi,...
+Hoạt động lễ hội: đua thuyền, chọi gà, cờ tướng, đu quay,...
- HS tự đọc thầm, tìm hiểu yêu cầu của BT.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
a/Vì thương dân, Chử Đồng Tử...dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b/ ...người khác,...
c/.... ra giúp đời, ....

3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Tìm hiểu về các lễ hội mà em biết. Sử dụng dấu phẩy đúng chỗ.

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Suy nghĩ về cách sử dụng các dấu câu trong Tiếng Việt.
......................................................................................
Tập viết
ÔN CHỮ HOA T
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa T, D, Nh.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Nhớ về ngày giỗ tổ. Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa T, D, N viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Ở trường cô dạy em thế
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm. 
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Tân Trào 
 => Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang...
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
-Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
=> Giải thích: Tục lễ của nhân dân ta nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. 
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
 
- T, D, N
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: T, D, N
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Tân Trào 
- 2 chữ T cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại ca

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_soan_theo_dhptnlhs_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_t.doc
Giáo án liên quan