Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).

- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu hợp lí.

3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc41 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Từ Thị Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
- Phân loại các bông hoa sưu tầm được, nêu được chức năng và lợi ích của hoa.
*Hoạt động1: Tìm hiểu về các loài hoa. (KNS) 
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
 - GV nêu câu hỏi:
+ Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào? 
+ Các loài hoa thường khác nhau như thế nào?
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của hs:
 - GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình- Thảo luận nhóm 4- thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán:
 + Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
 + Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn, các em có điều gì băn khoăn không?
- HS nêu những câu hỏi thắc mắc GV ghi bảng. VD:
 + Bạn có chắc chắn rằng mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa không?
 + Vì sao bạn biết các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương?
- HS nêu lại các băn khoăn trên.
- Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất ra các phương án tìm tòi. (đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh,. ..).
- GV định hướng cho HS thực hành quan sát hình ở trang 90, 91(sgk) và những bông hoa được mang đến lớp để giải đáp thắc mắc.
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- GV cho HS thực hành quan sát hình ở trang 90, 91(sgk) và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm. Chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa.
* Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. 
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
* Kết luận:
 - Các loại hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương.
 - Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
* Hoạt động 2: ( Nhóm 4) Làm việc với vật thật:
Nhóm trưởng đều hiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. 
- Sau khi làm xong, các nhóm trình bày sản phẩm.
*.Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp:
- Hoa có chức năng gì?
- Hoa thường được để làm gì? 
+ Hoa để ăn: Hình 5, 6
+ Hoa để trang trí: Hình 7, 8
*Kết luận:
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa....
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Nêu tên một số loài hoa trồng ở nhà mình và nêu các bộ phận của mỗi bông hoa đó.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
Sưu tầm thêm các bông hoa và nêu chức năng, lợi ích của hoa.
..........................................................................................................
Tin
LUYỆN TẬP MỘT SỐ KĨ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Luyện tập các kĩ thuật trình bày văn bản: chon phông chữ, cỡ chữ và căn lề cho đoạn văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy –học:
1. Khởi động:
- Em hãy chỉ ra vị trí các nút lệnh căn lề.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
2. Hoạt động thực hành: 
a.Hoạt động 1:
Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau:
- Làm thế nào để viết hoa tiêu đề văn bản trong phần mềm word?
- Làm thế nào để chuyển một đoạn văn bản ở dạng chữ thường sang kiểu chữ khác ( in đậm, in nghiêng, gạch chân,...)?
- Làm thế nào để xóa một đoạn văn bản?
- HS trao đổi, thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
b. Hoạt động 2: Gõ lại đoạn thơ sau, thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ ở các dòng theo yêu cầu.
Hạt gạo làng ta ( Times New, cỡ 16, in đậm)
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy (Arial, cỡ chữ 14, in nghiêng)
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy (Arial, cỡ chữ 12, in đậm và nghiêng)
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay... (Arial, cỡ chữ 16, in nghiêng và gạch chân)
- HS thực hành trên máy.
- GV theo dõi.
- HS báo cáo kết quả.
3. Củng cố và dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học: 
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
................................................................................
Đạo dức
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Kĩ năng: Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.
*KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng ứng xử.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu bài tập. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Truyện kể về chủ đề dạy học.
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát: “Em yêu trường em”.
- Học sinh nêu: Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc phạm đến đám tang.
- Lắng nghe.

 2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: 
- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Bày tỏ ý kiến 
(Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)
- TBHT lần lượt đọc từng ý kiến:
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b, Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.
c, Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá.
- Giáo viên kết luận: Nên tán thành ý kiến b, c; không nên tán thành ý kiến a.
Việc 2: Xử lý tình hướng. 
(Làm việc nhóm -> Chia sẻ trước lớp)
- Phát phiếu học tập cho hs yêu cầu học sinh làm bài tập.
- Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống.
- Giáo viên kết luận:
+ Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn 
+ Tình huống b. Em không nên sang xem, chỉ trỏ.
+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.
- Giáo viên chốt 
Việc 3: Trò chơi “Nên và Không nên”
(Làm việc nhóm -> Cả lớp)
- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ biến luật chơi: Trong 1 thời gian nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng cuộc.
- Giáo viên nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.
*Giáo viên kết luận chung.

- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu vàng.
- Học sinh nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống -> đại diện nhóm chia sẻ -> lớp thống nhất ý kiến:
+ Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang. 
+ Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang.
+ Tình huống c: GĐ của bạn học cùng lớp em có tang.
+ Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ.
- Học sinh nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi.
- Học sinh tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá khả quan công việc của mỗi nhóm.
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.
- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.
......................................................................................
Thứ Tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Toán
TIẾT 118: LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
	- Nhận biết các số từ 1 đến 12 (để xem được đồng hồ); số 20, 21 (đọc và viết về “Thế kỉ XX”, “Thế kỉ XXI”).
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết số la mã.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3a, 4.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”: TBHT điều hành:
+ Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
+ Thực hiện phép tính: 1023 x 4
+ Khi chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
+ Thực hiện phép tính: 1205 : 5 ()
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ 1 đến 12 (để xem được đồng hồ); số 20, 21 (đọc và viết về “Thế kỉ XX”, “Thế kỉ XXI”).
* Cách tiến hành:
Giới thiệu chữ số La Mã
- Giáo viên cho xem mặt đồng hồ có ghi số bằng chữ số La Mã.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Giới thiệu về các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.
- Viết bảng: I và nêu: Đây là chữ số La Mã, đọc là “một”...
(Làm tương tự với các số khác).
- Giáo viên giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai (XII).
VD: Viết bảng III.
+ Số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ba”.
- Viết bảng IV.
+ Số IV do chữ số V (năm) ghép với chữ số I (một) viết liền trước để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị.
- Viết bảng VI, XI, XII.
=> Ghép với chữ số I vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị.
Lưu ý: Học sinh M1+ M2 nhận biết đúng các quy ước của chữ số La Mã.
=> Giáo viên chốt kiến thức.

- Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và mặt đồng hồ (bằng trực quan).
- Quan sát giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh đọc là “ba”.
- Học sinh đọc là “bốn”.
- Đọc là “sáu”, “mười”, “mười một”, “mười hai”.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết, sắp xếp được số la mã.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố cách đọc viết chữ số La Mã.
Bài 2: (Trò chơi: “Xì điện”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Xì điện” để hoàn thành bài nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 3a: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dỗi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) 
- Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố: 
+ Nhận dạng số La Mã từ bé đến lớn (ngược lại).
+ Viết số La Mã từ I -> XII.
Bài 3b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
I -> một II -> hai X -> mười (...)
- Học sinh tham gia chơi.
+ Đồng hồ A chỉ 6 giờ. 
+ Đồng hồ B chỉ 12 giờ.
+ Đồng hồ C chỉ 3 giờ.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
Theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
II, IV, V, VI, VII, IX, XI.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã: I; II; III; IV; V; VI; VII; VIII; IX; X; XI; XII.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:
Theo thứ tự từ lớn đến bé là: XI, IX, VII, VI, V, IV, II.
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà xem lại bài trên lớp. Trò chơi: “Đố bạn”: Viết các số la mã từ 1 đến 12 và ngược lại.
- Quan sát đồng hồ có số la mã rồi cho biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ.
......................................................................................
Anh
......................................................................................
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu hợp lí. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Dấu câu”: TBHT điều hành:
+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
+ Học sinh nêu sự vật nhân hoá...
 (...)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1: (Trò chơi: “Đố bạn”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để hoàn thành bài tập.
+ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
+ Chỉ các hoạt động nghệ thuật.
+ Chỉ các môn nghệ thuật.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài tập 2: (Cặp đôi -> Cả lớp)
- Yêu cầu trao đổi theo cặp. 
- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.
- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
=> Giáo viên củng cố cách đặt dấu phẩy 

- Học sinh tham gia chơi.
+ Diễn viên, ca sĩ, nhà văn,...
+ Đóng phim, ca hát, múa, vẽ,...
+ Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng,...
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Ví dụ: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. (...) 
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đặt 5 câu với 5 từ chọn trong bài tập 1.
- Viết đoạn văn ngắn kể về một môn nghệ thuật trong đó có sử dụng dấu phẩy.

......................................................................................
Chính tả (Nghe - viết)
TIẾNG ĐÀN
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đoạn bài chính tả Tiếng đàn; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập bài tập 2a; phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x.
- Viết đúng: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh, rụng xuống,...
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II.Chuẩn bị :
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - Giáo viên đọc 10 dòng thơ một lượt.
+ Hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hòa cùng tiếng đàn?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 học sinh đọc lại.
- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở, mấy con chim câu lướt nhẹ trên mái nhà.
+ Tả khung cảnh thanh bình ngồi gian phịng như hịa với tiếng đàn.
+ ... 6 câu
+ Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, danh từ riêng: Tiếng, Vài, Dưới, Hồ Tây,...
- Học sinh nêu các từ: Hồ Tây, mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh, rụng xuống 
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập 2a; phân biệt s/x viết đúng các từ gồm hai tiếng bắt đầu bằng s/x.
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: (Làm việc nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)
- TBHT điều hành chung:
+ Bắt đầu bằng s?
+ Bắt đầu bằng x?
- Nhận xét, đánh giá, giáo viên kết luận.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn (Học sinh M1).

- Học sinh (N2) làm vào phiếu bài tập. 
- Học sinh lên bảng thi làm bài (chia sẻ trước lớp).
+ Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, sòng sọc,...
+ Xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xông xênh, xúng xính,...
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm bạn thắng cuộc. 
- 1 số em đọc lại bài đã hoàn thành. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
6. HĐ ứng dụng (1 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
- Sưu tầm đoạn văn, bài văn viết về những người đán

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_soan_theo_dhptnlhs_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_t.doc