Giáo án Lớp 3 mới - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền

Tập viết

ÔN CHỮ HOA T

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa T, D, Nh.

- Viết đúng, đẹp tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:

Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

3. Thái độ: Nhớ về ngày giỗ tổ. Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- GV: Mẫu chữ hoa T, D, N viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc52 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 mới - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
Kết luận: Tôm, cua, cá có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt.
Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng có vảy bao phủ, có vây.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Tìm hiểu ích lợi của tôm, cua, cá
- GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Tôm, cua, cá sống ở đâu?
+ Nêu ích lợi của tôm, cua, cá?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua, cá mà em biết?
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
+ Cá có những ích lợi gì với đời sống con người?
+ Cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập chúng sống ở đâu?
+ Các loại cá này có ích lợi gì? 
+Em biết thêm loại cá nào sống ở biển? Hãy nêu các lợi ích của chúng?
+ Các loài cá có ích lợi như vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng? 
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
Kết luận: Tôm, cua, cá là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ, biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua, cá. Không nên khai thác và đánh bắt một cách bừa bãi, phải bảo vệ môi trường cho các loại cá sinh sống và sinh trưởng. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đó trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
IV. Củng cố, dặn dò. 
 GV cho HS xem tranh, ảnh một số loại tôm, cua và các sinh vật biển khác: mực, ghẹ, sứa... giúp HS hiểu thêm về tài nguyên hải sản biển.
 GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau
Hoạt động thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KĨ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Sử dụng một số phím tất để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
- Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
2. Năng lực:
- Hs chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Hs có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học.
II. Đồ dùng học tập:
1. Giáo viên: Giáo án. phòng máy, phần mềm Word.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy thực hiện thao tác chèn hình, tranh ảnh vào văn bản.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1 :
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi ở hoạt động 1 trang 84 SGK.
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in nghiêng?
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu gạch chân?
* Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in đậm, chữ kiểu in nghiêng, chữ gạch chân, nhấn tổ hợp phím tương ứng Ctrl + B, Ctrl + I, Ctrl + U. Khi đang gõ kiểu chữ in đậm, chữ in nghiêng, chữ gạch chân, muốn quay lại gõ kiểu chữ thường thì lặp lại thao tác trên một lần nữa.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
b. Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 2 trang 84 SGK. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được câu đúng.
- HS trả lời. Nhận xét.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- Gv yêu cầu hs tiến hành soạn một đoạn văn bản, chèn hình ảnh hợp lí cho văn bản. Tiến hành thao tác một số kỹ thuật trình bày văn bản:
+ Chọn kiểu chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân.
+ Căn lề trái, lề phải, căn giữa, căn đều.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.

- HS lắng nghe, thực hành.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
d. Hoạt động 4 :
- Gv yêu cầu hs thực hành làm bài tập ở hoạt động 3 trang 85 SGK. Gõ đoạn văn bản theo mẫu” Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta”. Thực hiện các yêu cầu:
+ Chọn kiểu chữ in đậm.
+ Chọn kiểu chữ in nghiêng.
+ Chọn kiểu chữ gạch chân.
+ Lưu bài soạn thảo vào máy tính. 
- GV cho HS quan sát bài thực hành của một vài bạn làm tốt trong lớp.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
e. Hoạt động 5:
- Gv yêu cầu hs làm bài tập ở hoạt động 4 trang 85 SGK. Em trao đổi với bạn cách in văn bản ra giấy theo hướng dẫn sau.
- Muốn in được văn bản ra giấy, máy tính của em phải được kết nối với máy in. Có hai cách để in văn bản ra giấy.
+ Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, sau đó chọn OK để in.
+ Cách 2: Em thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chọn File.
Bước 2: Print.
Bước 3: Chọn OK để in.
- GV nhận xét.
g. Hoạt động 6:
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động ứng dụng mở rộng trang 86 SGK.
+ Khởi động Word.
+ Gõ một câu bất kì.
+ Sau đó nhấn lần lượt các nút .
+ Quan sát sự thay đổi trên trang soạn thảo.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS 

- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
Lắng nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
Thứ Tư, ngày 24 tháng 3 năm 2021
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ “LỄ HỘI”. DẤY PHẨY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu nghĩa các từ lễ , hội , lễ hội . Tìm được1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các lễ hội truyền thống, yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ viết nội dung BT 1.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Lớp chơi trò chơi: “ Bắn tên”
- TBHT điều hành:
 +Nội dung chơi : Kể tên các lễ hội mà em biết.
- GV nhận xét, tổng kết TC - Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS tham gia chơi
- Lắng nghe. 
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : 
- HS hiểu nghĩa các từ lễ , hội , lễ hội . Tìm được1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp .
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Mở rộng vốn từ 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Treo bảng ghi nội dung BT.
- GV giao nhiệm vụ: Nối các từ ở cột A với các nghĩa thích hợp ở cột B.
- GV nhận xét chung.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
* Giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
* GV giải thích cho HS biết về 1 số lễ hội, hội, trò chơi trong lễ hội.
Việc 2: Ôn luyện về: dấu phẩy
Bài 3: (Cá nhân - Lớp)
* Lưu ý HS: Mỗi câu bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ vì, tại, nhờ).
- Đánh giá, nhận xét một số bài.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS.
- Gọi 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp.
=> GV củng cố về chủ đề MRVT: Lễ hội- Dấu phẩy

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- HS chia sẻ bài làm trong cặp.
- Chia sẻ KQ trước lớp:
*Dự kiến KQ:
Lễ - Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa lớn
Hội - Cuộc vui tổ chức cho đông người dự ....
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân => chia sẻ N2.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+Tên lễ hội: Đền Hùng, Chùa Hương,...
+Tên hội: Hội Lim, Hội Bơi chải, Hội đua voi,...
+Hoạt động lễ hội: đua thuyền, chọi gà, cờ tướng, đu quay,...
- HS tự đọc thầm, tìm hiểu yêu cầu của BT.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
a/Vì thương dân, Chử Đồng Tử...dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b/ ...người khác,...
c/.... ra giúp đời, ....

3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Tìm hiểu về các lễ hội mà em biết. Sử dụng dấu phẩy đúng chỗ.

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Suy nghĩ về cách sử dụng các dấu câu trong Tiếng Việt.
 
Toán
Tiết 129: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích số liệu 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu bài tập 1.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Trò chơi: Bắn tên
+ TBHT điều khiển.
+ Nội dung: Nêu số liệu về chiều cao của các bạn mình đã lập ở buổi học trước.
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
2. HĐ thực hành (28 phút):
* Mục tiêu: Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp
- Treo bảng phụ và hỏi :
+ Bảng trên nói gì ? 
+ Ô trống ở cột thứ hai ta phải điền gì ? 
+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki lô gam thóc?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi lần lượt từng em lên điền vào các cột còn lại (chia sẻ nội dung bài trước lớp)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
*GV giúp HS M1 phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản
Bài 3: HĐ nhóm 6
*Kĩ thuật khăn trải bàn (N6)
- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn 
* GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm
* GV củng cố nhận biết giá trị số trong dãy ...
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

- HS quan sát bảng thống kê và trả lời:
+ Bảng này nói lên số liệu thóc thu hoạch trong các năm của gia đình chị Út.
+ Ta phải điền thêm “ Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong năm“
+ Thu hoạch được 4200 kg.
- HS làm bài cá nhân.
- Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền và chia sể cách làm để hoàn thành bảng số liệu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở - Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ KQ trước lớp:
a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 số cây bạch đàn là:
2165 – 1745 = 420 ( cây)
b) Năm 2003 bản Na trồng được nhiều số cây bạch đàn và cây thông là:
2540 + 2515 = 5055 (cây)
- Tự tìm hiểu bài.
- HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)
- Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung.
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Dự kiến bài giải:
a) 9 số b) 60
- Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.
*Dự kiến đáp án: 
+Kể chuyện: Nhất: 2; Nhì: 1; Ba: 4
+Cờ vua: Nhất: 1; Nhì: 2; Ba: 0
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Tìm đọc, phân tích và xử lí số liệu ở các bảng số liệu có trong Toán 3.
- Thử tìm cách lập bảng thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng và số tuổi của các thành viên trong gia đình mình. 
 
Tập viết
ÔN CHỮ HOA T
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa T, D, Nh.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Nhớ về ngày giỗ tổ. Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa T, D, N viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Ở trường cô dạy em thế
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm. 
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Tân Trào 
 => Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang...
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
-Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
=> Giải thích: Tục lễ của nhân dân ta nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. 
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
 
- T, D, N
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: T, D, N
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Tân Trào 
- 2 chữ T cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết bảng con: Tân Trào 
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Dù, Nhớ.
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa T 
+ 1 dòng chữa D, N 
+ 1 dòng tên riêng Tân Trào 
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Đánh giá – Nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Ghi nhớ ngày giỗ Tổ
- Tìm hiểu về các vua Hùng.

Thủ công 
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Làm được lọ hoa gắn tường . Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối
- HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. 
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận, kỹ năng gấp giấy, cắt, dán.
3. Thái độ: Hứng thú với giờ học thủ công, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Nhân ái, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- GV: Sản phẩm lọ hoa mẫu.
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, keo dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động (5 phút):
- TC: Bắn tên:
+ TBHT điều khiển.
+ Nội dung: Nêu quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Nhận xét – Kết nối kiến thức.
- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- HS tham gia chơi: 
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Lắng nghe 
- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV
- Lấy dụng cụ để thực hành.
2. HĐ thực hành (25 phút)
*Mục tiêu: - Làm được lọ hoa gắn tường . Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối
- HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. 
* Cách tiến hành: 
Việc 1: Nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- GV sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Cho HS nhắc lại các thao tác.
Việc 2: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy thủ công.
* GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Việc 3: Trưng bày sản phẩm 
- Yêu cầu HS đặt các sản phẩm lên bàn
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.
Việc 4: Đánh giá sản phẩm 
- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài (trước lớp) của một số học sinh làm xong trước.
- TBHT cho các bạn bình chon sản phẩm đẹp nhất
=> Kết luận chung, nhắc nhở HS thu dọn sạch sẽ giấy thừa để đảm bảo môi trường lớp học.
* HĐ Cả lớp
- Theo dõi
- HS tương tác, chia sẻ, nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
* HĐ cá nhân
- HS thực hành cá nhân.
- HS cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
*Học sinh khéo tay:
+Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
+ Có thể trang trí lọ hoa đẹp
* HĐ Cả lớp:
- HS trưng bày sản phẩm.
* HĐ cả lớp:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Bình chọn HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...
4. HĐ ứng dụng (4 phút):
5. HĐ sáng tạo (1 phút): PASTE 
- Về nhà tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, trang trí cho đẹp hơn.
- Sáng tạo làm các lọ hoa bằng các phế liệu khác như chai, lọ nhựa,...
 
Thứ Năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Toán.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả học tập môn Toán giữa học kì II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng.
- Xác định được số liền trước hoặc số liền sau số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có bốn số ,mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt rồi thực hiện cộng ,trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Giải bài toán bằng 2 phép tính.
II. Đề kiểm tra: 40’
A. Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. ( 4 điểm: mỗi bài 1 điểm)
Bài 1: Số liền sau của 7529 là:
 A. 8572 B. 7852 C. 7530 D. 7539
Bài 2:
Trong các số 8572, 7852 ,7285 ,8752, số lớn nhất là.
 A. 8572 B. 7852 C. 7285 D. 8752
Bài 3:Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là ngày thứ năm, ngày 5 tháng 4 là:
 A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy
Bài 4: 2 m 5 cm = .... cm .Số thích hợp điền.
 A. 7 B. 25 C. 250 D. 205
B.Làm các bài tập sau: ( 3 điểm: mỗi phép tính đúng 0,75 điểm)
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 5739 +

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_moi_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_bich_hie.doc