Giáo án Lớp 3 mới - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Bích Hiền
Chính tả (Nghe - viết)
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng đoạn bài chính tả Hội đua voi ở Tây Nguyên; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
- Viết đúng: xuất phát, cuốn mù mịt, man- gát, khéo léo, nhiệt liệt,.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà.
II.Chuẩn bị :
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a. Bút dạ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. Các hoạt động dạy học:
các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân *Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích. *Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích. - Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau - Giáo viên cho các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật. - Học sinh trình bày sản phẩm. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”: Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên. - Gọi 10 học sinh lên chơi. - Nêu một số hoạt động công nghiệp thương mại ở nơi mình ở. Tiết đọc thư viện ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN Tin học CHÈN HÌNH, TRANH ẢNH VÀO VĂN BẢN (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – kĩ năng: - Chọn hình, tranh ảnh từ máy tính và chèn vào văn bản. - Thay đổi vị trí của hình, tranh ảnh trong văn bản. - HS nắm được cách sử dụng các nút lệnh và các thao tác chèn hình, tranh ảnh vào bài. 2. Năng lực: - Hs có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ bạn. 3. Phẩm chất: - Hs tự giác thực hiẹn những công việc được giao, không cần nhắc nhở. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Word. 2. Học sinh: SGK, vở ghi bài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Em hãy thực hiện thao tác thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho đoạn văn bản có sẵn. - Nhận xét. 2. Các hoạt động: a. Hoạt động 1 : - Gv yêu cầu hs soạn thảo một đoạn văn bản. - GV hướng dẫn học sinh thao tác chèn hình vào văn bản theo hướng dẫn: + Bước 1: Trong thẻ Insert, chọn Shape.. + Bước 2: Nháy chuột vào hình muốn chèn trong danh sách. + Bước 3: Di chuyển con trỏ chuột vào trang soạn thảo, con trỏ chuột chuyển thành +, nháy chuột lên vị trí muốn chèn hình để chèn hình. - Gv hướng dẫn HS thực hành chèn các hình sau vào văn bản: - GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS. b. Hoạt động 2: - GV yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí của hình ảnh đã chèn trong văn bản ở hoạt động 1. → Vậy làm thế nào để hình không đề lên chữ? - GV hướng dẫn học sinh thao tác thay đổi vị trí của hình trong văn bản theo hướng dẫn: + Bước 1: Nháy chuột vào hình đè lên chữ. + Bước 2: Trong thẻ Format, chọn WrapText. + Bước 3: Chọn một trong các cách thay đổi vị trí của hình trong danh sách. - Hs nhận xét sự thay đổi của hình khi chọn vài kiểu thay đổi vị trí. HS thực hành. - GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt. - GV nhận xét chung kết quả thực hành của cả lớp. - HS lắng nghe, thực hành. - HS lắng nghe - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy. - Lắng nghe. IV. Củng cố, dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài học - Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới. Thứ Tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021 Luyện từ và câu NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá. - Ôn luyện về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu con người, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Hai tờ phiếu kẻ bảng giải bài tập 1. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: - TBHT điều hành: + Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật? + Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật? + (...) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Rèn kĩ năng về phép nhân hoá: bước đầu nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận. - Củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? *Cách tiến hành: Việc 1: Ôn về phép nhân hoá Bài tập 1: (Nhóm 5 -> Cả lớp) - Giáo viên giao nhiệm vụ. + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ? + Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? + Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay? - Dán bảng phiếu học tập. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành bài tập. - Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Việc 2: Ôn câu hỏi Vì sao? Bài tập 2: (Cá nhân -> Cả lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: (Cá nhân -> Cả lớp) - Giáo viên đánh giá, nhận xét một số bài - Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng. =>Giáo viên củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? - Học sinh làm bài (phiếu học tập). - Học sinh chia sẻ trong nhóm 5 -> Cả lớp: + Mỗi nhóm 5 em (2 nhóm) thi tiếp sức. + Học sinh đọc lại kết quả của nhóm mình và trả lời: Cách gọi và tả các sự vật, con vật có gì hay? *Dự kiến kết quả: Tên các sự vật, con vật ...được gọi Các sự vật, con vật được tả Cách gọi và tả. Lúa chị phất phơ bím tóc Làm cho các sự vật, con vật gần gủi, đáng yêu hơn Tre cậu bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng, khiêng nắng qua sông Gió cô chăn mây trên đồng Mặt trời bác đạp xe qua ngọn núi - Học sinh chữa bài theo lời giải đúng - Học sinh làm vào vở nháp. - Học sinh chia sẻ bài làm. a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá. b) Những chàng...... vì họ thường là những ...phi ngựa giỏi nhất. c) Chị em Xô- phi đã về ngay vì nhớ lời... - Hoàn thành bài vào vở. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - 1 học sinh đọc bài tập đọc: Hội vật. - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh chia sẻ kết quả. *Dự kiến KQ: - Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông? (TL: ...vì ai cũng muốn xem tài,xem mặt ông Cản Ngũ) - Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt? (TL: ...vì ông Cản Ngũ cứ lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ) - Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống? (TL: ...vì ông bước hụt, thực ra là ông giả vờ bước hụt để lừa Quắm Đen) - Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ? (TL: ...vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, giàu kinh nghiệm và có sức khỏe) 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Đặt 3 câu theo mẫu Vì sao? Và trả lời các câu hỏi ấy. - Tìm trong sách giáo khoa bài văn, đoạn văn, bài thơ hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra phép nhân hóa đó. Chính tả (Nghe - viết) HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng đoạn bài chính tả Hội đua voi ở Tây Nguyên; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a. - Viết đúng: xuất phát, cuốn mù mịt, man- gát, khéo léo, nhiệt liệt,... 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả. - Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu. - Kĩ năng trình bày bài khoa học. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà. II.Chuẩn bị : 1. Đồ dùng: - Giáo viên: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a. Bút dạ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3 phút) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - Hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”. - Nêu nội dung bài hát. - Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút): *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - Giáo viên đọc 10 dòng thơ một lượt. + Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? b. Hướng dẫn cách trình bày: + Chữ đầu tiên trong đoạn chính tả viết như thế nào? + Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa? c. Hướng dẫn viết từ khó: + Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn? - Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết. - 1 học sinh đọc lại. - Khi trống nổi lên thì mười con voi lao đầu chạy , cả bầy hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mịt. + Viết cách lề vở 1 ô li, chữ đầu câu viết hoa. + Tây Nguyên, Đến, Cái, Các, Những... - Học sinh nêu các từ: xuất phát, cuốn mù mịt, man - gát, khéo léo, nhiệt liệt,... - 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con. 3. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh viết chính xác bài chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng quy định. - Lưu ý khi viết phụ âm l/n; ch/tr; s/x; ưc/ưt - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài. 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi - Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập (7 phút) *Mục tiêu: Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần tr/ch (Bài tập 2a). *Cách tiến hành: Bài 2a: (Trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Tổ chức học sinh thi đua. - Chữa bài và tuyên dương. - Giáo viên tuyên dương bạn thắng cuộc. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo. *Dự kiến đáp án: Thứ tự cần điền: Trông- chớp- trắng – trên. 6. HĐ ứng dụng (1 phút) 7. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai. - Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr. - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn nói về một lễ hội của quê hương đất nước và tự luyện viết cho đẹp. . Toán TIẾT 123: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố cách giải dạng toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“, tính chu vi hình chữ nhật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 2, 3, 4. 5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng lớp thể hiện tóm tắt bài tập 3. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (5 phút) - Trò chơi “Đố bạn”: Cứ 5 người thì may được 25 bộ quần áo. Hỏi 3 người như thế may được bao nhiêu bộ quần áo? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ thực hành (25 phút) * Mục tiêu: Củng cố cách giải dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật. * Cách tiến hành: Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp *Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT *GV củng cố giải toán rút về đơn vị: - B1. Tìm số quyển vở của 1 thùng - B2. Tìm số quyển vở của 5 thùng Bài 3: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài của HS. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS - Gọi 2 HS chia sẻ lại kết quả trước lớp. *GV lưu ý HS M1 giải bài toán theo 2 bước (...). - GV nhận xét, củng cố các bước giải bài toán. Bài 4: Kĩ thuật khăn trải bàn (N4) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn => GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT => GV lưu ý một số HS M1 về cách tóm tắt và lời giải của bài toán * GV củng cố tính chu vi HCN và giải toán có lời văn. Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở - Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả: *Dự kiến KQ: Tóm tắt 7 thùng có : 2135 quyển 5thùng có: quyển vở? Bài giải Số quyển vở trong mỗi thùng là: 2137 : 7 = 305 (quyển) Số quyển vở trong 5 thùng là: 305 x 5= 1525 (quyển) Đ/S: 1525 quyển vở - HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở - 1 HS chia sẻ đề toán, 1 HS chia sẻ bài giải trước lớp: Bài giải: Mỗi xe chở được số viên gạch là: 8520 : 4 = 2130 (viên gạch) 3 xe chở được số viên gạch là: 2130 x 3 = 6390 (viên gạch) Đáp số: 6390 viên gạch - HS nêu yêu cầu của bài. - Lắng nghe - HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân) - Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chun.g - Đại diện HS chia sẻ trước lớp Dự kiến bài giải: Tóm tắt: Chiều dài: 25m Chiều rộng kém chiều dài: 8m Chu vi HCN: ...m? Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là; 25 – 8 = 17 (m) Chu vi hình chữ nhật là: ( 25 + 17 ) x 2 = 84 (m) Đ/S: 84 m - HS đọc nhẩm YC bài + Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên. *Dự kiến đáp án: 508 cây 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Lập đề toán và giải bài toán đó theo tóm tắt sau: 5 bao: 225 kg 6 bao: ...kg? - Tìm cách giải bài toán sau: Biết rằng cứ 100 quyển sách thì xếp đầy 2 thùng. Hỏi cần mấy thùng để xếp hết 510 quyển vở. Thứ Năm , ngày 18 tháng 3 năm 2021 Toán TIẾT 124: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 2, 3, 4 (a, b). 5. Góp phần phát triển phẩm chất: Tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt. II.Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (5 phút): - Trò chơi: Hái hoa dân chủ: + Nêu các bước giải Bài toán giải bằng hai phép tính. + Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị (Bt 2 trang 129). + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? () - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: - Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Học sinh tính giá trị của biểu thức. * Cách tiến hành: Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài. Bài 3: (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét chung, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên củng cố cách tính giá trị của biểu thức. Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Học sinh chia sẻ kết quả. Bài giải Số viên gạch lát nền mỗi căn phòng là: 2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là: 425 x 7 = 2975 (viên) Đáp số: 2975 viên gạch - Học sinh tham gia chơi. Thời gian đi 1 giờ 2giờ 4 giờ 3 giờ 5 giờ Quãng đường đi 4km 8km 16km 12km 20km - Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp. a) 32 chia 8 nhân 3 32 : 8 x 3 = 4 x 3 = 12 b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5 = 450 - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. Đáp số: 2700 đồng 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau: Số người làm 2 4 5 6 10 Số sản phẩm 6 21 - Suy nghĩ và làm bài tập sau: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức: a) 125 chia 5 nhân 7. b) 3252 chia 3 nhân 9. c) 9860 chia 4 nhân 3. d) 7420 chia 7 nhân 8. Tập viết ÔN CHỮ HOA S I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa S, C, T. - Viết đúng, đẹp tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Sơn suối chảy....... rì rầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 5. Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước, có tinh thần tự học, chăm chỉ, kiên trì linh hoạt, thật thà. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Mẫu chữ hoa S, C, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - Học sinh: Bảng con, vở
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_moi_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_bich_hie.doc