Giáo án Lớp 3 học kì 2 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Tập đọc

Tiết 58: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC

I- Mục tiêu:

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dâu câu , giữa các cụm từ

- Bước đầu hiểu tính đúng đắn giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II- Đồ dùng dạy học:

ảnh Bác Hồ đang luyện tập thể dục (SGK)

III- Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:(3p)

2 học sinh đọc lại những khổ thơ mình thích trong bài: Bé thành phi công và trả lời câu hỏi (SGK).

 

doc237 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 học kì 2 - Trường Tiểu học Sơn Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giáo chủ nhiệm
+ Trực nhật sạch sẽ
+ Tổ chức các trò chơi dân gian
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng
- Đại diện tổ lên cam kết thực hiện
- ý kiến của HS 
------------------------------------------------------------------------
Chiều
Nghỉ cú lớ do
Thứ năm, ngày 9 tháng 4 năm 2014
Luyện chữ
 Luyện viết bài Bác sĩ Y–éc- xanh
 I Mục tiêu :
Rèn luyện cho HS viết đúng viết đẹp ,đạt tốc độ qui định . Biết trình bày đúng đẹp đoạn 1,2 trong bài : Bác sĩ Y –éc- xanh
II Các hoạt động dạy học 
1. GV nêu mục tiêu giờ học 1’
2. Hướng dẫn HS luyện viết 7’
GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn viết . Gọi HS đọc lại đoạn viết
GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ nội dung đoạn viết 
HS viết các từ khó trong bài 
3. HS viết bài vào vở 18’
GV đọc bài cho HS viết bài vào vở 
GV nhắc HS thế ngồi viết - cách trình bày bài viết
GV đọc HS khảo bài 
4. GV chấm bài – nhận xét 7’
5. Cũng cố dặn dò 2’
GV nhận xét giờ học 
 _________________________________________------------------------------------------------------------
(Dạy bự bài ngày thứ tư)
Thể dục
Giỏo ỏn viết tay
----------------------------------------------------------
Tập đọc
 Một mái nhà chung
I Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ , khổ thơ 	
- Hiểu nội dung : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất . Hãy yêu mái nhà chung ,bảo vệ và giữ gìn nó ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 thuộc 3 khổ thơ đầu ) HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4
II Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài thơ
III Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ :( 3p) Gọi 3 HS mỗi em kể lại bằng lời của mình 1 đoạn của câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc- xăm –bua và nêu ý nghĩa của bài 
B. Dạy bài mới ( 28p) 
1. Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát tranh minh hoạ (SGK)
2. Luyện đọc( 8p) 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ 
+ HS đọc từng dòng thơ 
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp GV nhắc HS cách ngắt nghỉ ở các dòng thơ
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ trong bài 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài( p) 
- Yờu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ. 
? Ba khổ thơ đầu núi đến những mỏi nhà riờng của ai ?( Của chim, cỏ, dớm, ốc và của bạn nhỏ).
? Mỗi mỏi nhà riờng cú nột gỡ đỏng yờu ?
- nghỡn lỏ biếc. Của cỏ là súng rập rỡnh
Của dớm nằm sõu trong lũng đất.Của ốc là vỏ trũn vo. Mỏi nhà của bạn nhỏ là giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.
- Mỏi nhà chung của muụn vật là gỡ ?
( Là bầu trời xanh)
Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ?( chỉ dành cho HS khá giỏi)?( Hóy yờu mỏi nhà chung hay là Hóy giữ gỡn bảo vệ mỏi nhà chung )
HS lần lượt trả lời từng câu hỏi – GV theo dõi nhận xét bổ sung
4. Học thuộc lòng bài thơ ( 8p) 
GV gọi 3 HS tiếp nối nhau thi đọc lại bài thơ 
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ 
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ , cả bài thơ
5 Cũng cố dặn dò( 2p) 
GV chốt lại nội dung bài – nhận xét giờ học 
 _____________________________________
Luyện từ và câu.
 Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? Dấu chấm- Dấu hai chấm.
I/ Mục tiêu: 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT1)
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? ( BT2,3) 
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu 2 chấm.( BT4)
II/ Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:( 5p) Em hãy kể một số môn thể thao mà em biết
HS nêu – GV nhận xét ghi điểm
 B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:( 1p) 
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :( 28p) 
a- Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài
- Mời 3 HS chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở BT (gạch dưới bộ phận TLCH bằng gì?
 Ví dụ: -Voi uống nước bằng vòi.
 - Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. 
 Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình 
b- Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Ví dụ: Chiếc bàn của em được làm bằng gỗ.
 - Cá thở bằng mang. 
c- Bài tập 3: 
- HS trao đổi theo cặp: 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Từng cặp HS thực hành hỏi, đáp trước lớp.
d- Bài tập 4.
GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng chốt lại lời giải đúng.
* Ví dụ : Một người kêu lên : Cá heo.
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi,ấm chén pha trà,.
3 /Củng cố, dặn dò:( 1p) 
GV chốt lại nội dung bài 
 GV nhận xét giờ học.
 _______________________________________
Toán.
Tiền Việt Nam.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các tờ giấy bạc: 20.000 đ, 50.000đ, 100.000đ.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết thực hiện các phép tính trên phép tính với đơn vị là đồng (BT 1,2,3,4dòng1,2)
II/ Đồ dùng dạy học: Các tờ giấy bạc trên.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:( 4p) 2 HS lên bảng làm bài:
 63780 - 18546 ; 91462 - 53406.
Nhận xét ghi điểm 
B/ Bài mới :( 29p) 
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi mục bài 
2/ Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ.
- GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi trên tờ giấy bạc.
3/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
HS quan sát các ví tiền được mô tả ở SGK 
HS nêu cách tính số tiền trong mỗi chiếc ví..và nêu miệng kết quả
GV nhận xét chốt kết quả đúng:
a) 50000 nghìn đồng b) 90000 nghìn đồng c) 90000 nghìn đồng 
d)14500 đồng e) 50700 đồng
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu đề bài 
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài – cả lớp làm vào vở- GV hướng dẫn cho HS yếu
Một HS làm bài ở bảng 
 Giải
 Mẹ mua hết số tiền là:
 15000 + 25000 = 40000 (đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại mẹ số tiền là
 50000 – 40000 = 10000 ( đồng)
 Đáp số: 10000 đồng
Bài 3: HS lên bảng điền vào ô trống.
Số cuốn vở
1 cuốn
 2 cuốn
 3 cuốn
 4 cuốn
Thành tiền
1200 đồng
Hỏi: Muốn biết 2 quyển vở mua hết bao nhiêu tiền ta làm thế nào? (lấy giá tiền 1 quyển x 2)
Bài 4: GV hướng dẫn HS kẻ bảng như SGK(dòng1, 2) cả lớp làm – GV chấm chữa bài 
*Củng cố, dặn dò:( 1p) GV nhận xét giờ học.
 ___________________________________
Chớnh tả
Giỏo ỏn soạn tay
---------------------------------------------------------------------------
Chiều Tập viết
Giỏo ỏn soạn tay
-----------------------------------------------
Toỏn
Giỏo ỏn soạn tay
-------------------------------------------------------------
Tự học
Tự ôn kiến thức
I. Mục tiêu : 
GV tổ chức cho HS định hướng nội dung học tập của mình và tự học dưới sự giúp đỡ của lớp phó phụ trách học tập cùng cô giáo.
II Chuẩn bị
Học sinh: Nội dung tự học
Giáo viên: Định hướng nội dung tự học
III Kế hoạch dạy học
1. GV nêu mục tiêu giờ học( 2p) 
2. Tổ chức cho các em tự học( 30p) 
a.Học sinh tự học nếu các em chọn được nội dung học tập.
GV chia chỗ ngồi cho các nhóm ( những HS lựa chọn nội dung giống nhau thì ngồi cùng nhóm)
b.GV nêu các nội dung tự học nếu HS không chọn được nội dung học tập.
- Tự học ôn lại các kiến thức đã ôn tập trong tuần
- Tự luyện kể chuyện : Kể lại câu chuyện : Gặp gỡ ở Lúc -xăm- bua
- Luyện đọc và trả lời các bài tập đọc đã học
- Tự hoàn thành vở bài tập tự nhiên xã hội...........
Tự học ôn lại các qui tắc tính chu vi , diện tích hình chữ nhật, hình vuông
. GV cho HS ngồi theo nhóm lựa chon nội dung học tập
GV phân nhóm trưởng để kiểm tra kết quả tự học
GV theo dõi chung hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
c. GV giải đáp những thắc mắc của HS nếu các em có ý kiến
3. Nhận xét đánh giá giờ tự học( 3p) 
 ___________________________________
 Thứ sỏu, ngày 11 tháng 4 năm 2014
 Tập làm văn.
Viết thư.
I/ Mục tiêu: 
-Biết viết được 1 bức thư ngắn cho 1 bạn thân dựa theo gợi ý của giáo viên
Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp : ứng xử lịch sự trong giao tiếp ( h/dẫn viết thư)
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: ( 4p) Mời một HS nhắc lại cách trình bày một bức thư 
GV nhận xét ghi điểm chốt lại cách trình bày
Dòng đầu thư : Nơi gửi, ngày..tháng năm
Lời xưng hô với người nhận thư 
Nội dung thư:.
Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên
B/ Bài mới :( 29p) 
1/ Giới thiệu bài:( 1p) 
2/ Hướng dẫn HS viết thư : ( 12p) 
- Một HS đọc yêu cầu bài tập .Em có một người bạn đã chuyển đi nơi khác . Hãy viết thư cho bạn để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của mình cho bạn biết.
Một HS đọc lại đề
Yêu cầu của đề bài là viết thư cho ai? ( viết thư cho bạn thân)
Viết thư cho bạn thân để làm gì? ( Để hỏi thăm sức khỏe, kể tình hình học tập của mình cho bạn biết )
GV chốt lại:..
Để giúp các em viết thư được tốt hơn cô mời các em cùng đọc thầm gợi ý sau
Gợi ý: 1. Lý do để em viết thư cho bạn 
- Đã lâu rồi em không gặp bạn hoặc lâu rồi em không nhận được thư bạn
2. Nội dung bức thư:
- Hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm tình hình học tập của bạn.
- Kể cho bạn nghe tình hình học tập của mình.
- Một số HS đọc gợi ý của bài 
Bây giờ các em sẽ dựa vào phần gợi ý và cách trình bày một bức thư để hoàn thành bài viết của mình
GV treo cách trình bày một bức thư lên bảng – HS đọc
Bây giờ cô mời một bạn cho cô biết đầu dòng thư con sẽ viết thế nào? ( 2 HS nêu- GV nhận xét )
-Hỏi một số HS viết thư cho bạn nào ? Vậy con xưng hô với bạn ra sao? ( HS nêu- GV nhận xét )
- Còn con sẽ kể gì với bạn? ( một số em nêu)
3/ Học sinh viết thư:( 17p) 
Nhắc HS phải lịch sự trong giao tiếp, cần lựa chọn từ ngữ cho phù hợp. Câu văn phải ngắn gọn đủ ý)
Sau khi viết xong HS tiếp nối đọc thư, GV hướng dẫn HS nhận xét theo gợi ý sau:
Cách trình bày đã đúng chưa?
Nội dung thư đã đúng theo yêu cầu chư?
Cách dùng từ đặt câu thế nào ? Cách xwng hô có lịch sự không?
- GV chấm 1 số bài viết hay.
4/ Củng cố, dặn dò:( 2p) Nhận xét giờ học.
 _____________________________________
 Toán .
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng trừ các số trong phạm vi 100 000
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị .(BT 1,2,3,4)
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:( 4p) 2 HS lên bảng thực hiện.
 23578 + 19425 ; 87032 - 56371.
B/ Bài mới :( 29p) 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 
 Bài 1: Tính nhẩm(HS nêu miệng).
GV ghi bảng 
a) 40000 + 30000 + 20000 =
b)40000 + ( 30000 + 20000 ) = 
HS nêu miệng kết quả- GV hỏi HS cách nhẩm 
Nhận xét kết quả- GV chốt lại
GV ghi bảng c và d
c) 60000- 20000- 10000 =
 60000- (20000- 10000)= 
Thực hiện tương tự bài trên
b- Bài 2: GV ghi bảng từng bài HS làm bài bảng con
35820 57370
25079 6821
 HS nêu cách tính- GV nhận xét chốt kết quả đúng
HS làm vào vở hai bài sau
 92684 72436 
 45326 9508 
Cả lớp cùng GV nhận xét chốt kết quả đúng
Bài3 HS đọc đề bài
Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu tính gì ?
GV tóm tắt ở bảng – Cả lớp làm bài vào vở- Một HS làm bài ở bảng 
 Bài giải
 Số cây ăn quả ở Xuân Hoà là:
 68700 + 5200 = 73900 ( cây)
 Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:
 73900 – 4500 = 69400 ( cây)
 Đáp số: 69400 cây 
Bài 4: Một HS đọc yêu cầu bài 
Bài toán cho biết gì? 
Bài toán yêu cầu ta tính gì?
Đây là bài toán thuộc dạng nào? ( Rút về đơn vị)
 GV hướng dẫn cho HS yếu- Cả lớp làm bài vào vở
Một HS làm bài ở bảng
 Bài giải
 Gía tiền mỗi cái com- pa là:
 10000 : 5 = 2000 ( đồng)
 Số tiền 3 cái com pa là:
 2000 x 3 = 6000( đồng)
GV cùng cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng
4/ Củng cố, dặn dò: 
GV chốt lại nội dung bài
Nhận xét giờ học.
 _______________________________________
: Tự nhiên xã hội.
Sự chuyển động của Trái Đất.
I/ Mục tiêu: 
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó ,vừa chuyển động quanh Mặt trời 
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của trái đất quanh mình nó và mặt trời .( HS khá giỏi biết cả hai chuyển động Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ)
Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp : Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu ( đưa vào hoạt động 1)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk trang 14, 15.
- Quả địa cầu.
III/ Hoạt động dạy và học:
A Bài cũ:( 4p) Trái đất có hình gì? 
Gọi HS lên bảng chỉ cực Bắc ,cực Nam trên quả địa cầu
GV nhận xét ghi điểm
B Dạy bài mới( 29p) 
1 Giới thiệu bài
2 Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm.
- Quan sát hình 1 sgk.
 Hỏi: Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- HS lần lượt quay quả địa cầu.
- HS nhận xét.
- GV kết luận .
3 Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp:
-Từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất.
+ Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển dộng? Đó là những chuyển động nào?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
* Kết luận: Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động: Tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Trái đất quay.
- Gv cho HS chơi theo nhóm, chỉ vị trí cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi.
( Một Hs vai mặt trời, một HS vai trái đất )
Cách chơi : HS đóng vai Trái đất sẽ quay quanh mặt trời cho đúng hướng
Quan sát nhận xét kết quả chơi
5. Củng cố, dặn dò:( 1p) 
GV chốt lại nội dung bài – Nhận xét giờ học
 ______________________________________
Tiếng Anh
Cụ Hằng dạy
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
i . mục tiêu
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động của HS trong tuần vừa qua
- Nêu kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần tới
ii. Hoạt động dạy học
1, Nhận xét, đánh giá các hoạt của HS trong tuần qua( 15p) 
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần
- GV nhận xét và chốt lại, tuyên dương những HS có nhiều ưu điểm và nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt sang tuần sau cố gắng hơn nữa.
Tuyên dương em : Hiếu, em Huyền , em Ngỏt tiến bộ nhiều trong giờ học 
2. Nêu kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần tới( 10p) 
- GV nêu ra những hoạt động trong tuần tới và yêu cầu HS thực hiện 
+ Đi học đầy đủ đúng giờ 
+ HS thuộc bài trước khi đến lớp 
+ Tổ trưởng kiểm tra sách vở các bạn vào đầu tuần – báo cáo cô giáo chủ nhiệm
+ Trực nhật sạch sẽ
+ Tổ chức các trò chơi dân gian
- Khảo sát 15 phút đầu giờ
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng`
- Đại diện tổ lên cam kết thực hiện
- ý kiến của HS 
 _________________________________
Chiếu HĐNGLL
 VSCN- VSMT:Tắm gội và bài Phòng tránh bệnh ngoài da
I Mục tiêu:
1 . Kiến thức : 
- Kể ra những thứ có thể dùng để tắm gội .
- Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh ngoài da 
- Trình bày được vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da
2. Kĩ năng : - Biết tắm gội đúng cách 
- Thường xuyên tắm ,giặt bằng nước sạch ; phơi quần áo ở nơi khô ráo thoáng khí và có ánh nắng mặt trời .
3. Thái độ : - Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo 
 - Thích tắm, giặt thường xuyên
II Đồ dùng dạy học: 
Tranh vệ sinh cá nhân số 9
- Bộ tranh VSCN số 10 (3 tranh); giấy trắng ,cát ,cốc nước; phiếu giao việc 
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tắm gội hợp vệ sinh( 8p) 
B1 GV phát cho các nhóm tranh VSCN số 9, yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm các câu hỏi :
+ Vì sao chúng ta cần phải tắm gội 
+ Nên tắm gội khi nào ?
+ Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh?
B2 .Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luậncá câu hỏi trên
B3 GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình ( một nhóm chỉ trả lời một trong 3 câu hỏi trên ) các nhóm khác bổ sung
GV nhận xét kết luận :
- Tắm gội hàng ngày làm cho con người mát mẻ, sạch sẽ ,thơm tho, phòng tránh được các bệnh ngoài da như: ghẻ ,lở, hắc lào, mụn nhọt
- Chúng ta cần tắm gội hàng ngày đặc biệt vào những lúc như : sau khi làm vệ sinh trong nhà , ngoài vườn , sau khi chơi, sau khi đi học về . sau khi đi thăm người bệnh về 
- Chúng ta nên tắm gội ở nơi kín gió ( tốt nhất là nơi buồng tắm) bằng nước sạch và xà phòng tắm
Hoạt động 2: Những việc cần làm khi tắm gội ( 7p) 
B1 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
Nhóm trưởng điều khiển các bạn liệt kê các công việc cần làm khi tắm gội 
B2 Từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm và kết luận
Các việc cần làm khi tắm gội là:
1. Chuẩn bị nước tắm ,xà phòng tắm,dầu gội đầu ,khăn tắm sach sẽ
2. Tiến hành tắm theo qui trình 
- Xả nước toàn thân
- Gội đầu bàng dầu gội hoặc bồ kết 
- Chà xát xà phòng khắp người
- Xả lại nước sạch 
- Lau khô toàn thân bằng khăn tắm . Nếu có điều kiện nên lau khô tóc bằng máy sấy tóc ,tránh để ẩm tóc ,dễ bị nấm
3. Mặc quần áo sạch
Hoạt động 3: Bài Phòng tránh bệnh ngoài da. Trò chơi : “ Tôi là”( 8p) 
B 1: GV gợi ý để HS có thể kể tên những con vật nhỏ có thể sống trên cơ thể các em
Ví dụ: Bọ chét ,rận ,chấy ,ghẻ.
Các em thử hình dung ra con vật bé nhỏ đó sống trên cơ thể các em, các em sẽ có cảm giác như thế nào?
HS tự nêu câu trả lời 
Cả lớp thảo luận : Những con vật trên thích sống ở đâu ?
HS trả lời GV chốt kết quả đúng: Chúng thích ẩn náu trên cơ thể chúng ta ,đặc biệt những người không thích tắm và ít thay quần áo ; chúng rất sợ nước sạch và xà phòng .
B2: GV hướng dẫn chuẩn bị theo nhóm trò chơi: “ Tôi là.”
GV cho mỗi nhóm nhận tên một sinh vật sống kí tên trên da người và phát cho các em tranh vẽ tương ứng . Cả nhóm sẽ bàn nhau giới thiệu về sinh vật đó.
Ví dụ: Nhóm1 vừa chỉ vào tranh vừa nói : “ Tôi là con ghẻ tôi tạo ra những mụn nước nhỏ trên người bạn Sơn . Vì bạn không thích tắm và ít thay quần áo”
+ Nhóm 2 vừa chỉ vào tranh vừa nói “Tôi là nấm gây bệnh hắc lào,.”
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm các nhóm khác nhận xét và đánh giá xem nhóm nào trình bày tốt .
Hoạt động 4: Trò chơi làm thí nghiệm ( 10p) 
B 1 GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm 2 tờ giấy trắng ;một ít cát ; một cốc nươc và phiếu làm thí nghiệm 
B2 Nhóm trưởng và các bạn đọc phiếu giao việc và làm theo hướng dẫn trên phiếu làm thí nghiệm 
Nội dung phiếu : Phiếu làm thí nghiệm 
 Nhóm 
 ( Phòng bệnh ngoài da )
 1. Cách tiến hành 
 + Đem thấm nước một tờ giấy ,tờ giấy kia để khô.
 + Rắc một ít cát lên cả hai tờ giấy 
 + Rũ cả hai tờ giấy 
2.Nhận xét , giải thích hiện tượng ,ghi lại vào bảng sau:
Sau khi rũ cả hai tờ giấy 
 Giải thích
 Rắc cát vào giấy ướt
Rắc cát vào giấy khô 
B3: GV mời đại diện của một nhóm báo cáo kết quả . Các nhóm khác nhận xét 
GV giảng : Những hạt cát dính trên giấy giúp chúng ta liên hệ đến những sinh vật nhỏ bé ,không nhìn thấy được bằng mắt thường có cơ hội ẩn náu trên da chúng ta ,khi da chúng ta không sạch sẽ .
GV yêu cầu HS trả lời 
- Muốn da khô ráo sạch sẽ thường xuyên chúng ta phải làm gì?
- Vì sao việc tắm rửa thường xuyên có thể ngăn được bệnh ngoài da ?
HS lần lượt trả lời GV nhận xét kết luận:
Thường xuyên tắm ,rửa thay quần áo giữ cho da luôn sạch sẽ khô ráo không còn chỗ ẩn nấp cho các sinh vật gây bệnh ngoài da .
--------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
chăm sóc cây trồng, vật nuôi (Tiết 1)
I. Mục tiờu: 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
	- HS khá giỏi biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
	- KNS: KN ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học: Vở bài tập Đạo đức. Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( 2p) 
Hoạt động 2: Trò chơi Ai đoán đúng?( 7p) 
- Nêu đặc điểm của con vật nuôi hoặc cây trồng mà em yêu thích, nêu lí do và lợi ích của con vật hoặc cây trồng đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác đoán và gọi tên con vật hoặc cây trồng đó.
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
Hoạt động 3: Quan sát tranh ảnh.( 8p) 
- GV cho HS xem tranh ảnh SGK. 
- HS đặt câu hỏi và đề nghị các bạn trả lời. Các bạn khác trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận. 
Hoạt động 4: Đóng vai ( 15p) 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất. 
V

File đính kèm:

  • docTuan_32_Cuon_so_tay.doc
Giáo án liên quan