Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2020
TOÁN
BẢNG CHIA 7
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).
- Các bài tập cần làm: 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’: - HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 7.
- Các nhóm đánh giá.- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2: Lập bảng chia 7
- HS thực hành trên bộ đồ dùng học toán.
- Cho HS thực hành lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 lấy 1 lần đư¬ợc mấy?
- HS nêu phép nhân. GV nêu: các tấm bìa đều có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- HS viết phép tính tư¬ơng ứng 7 : 7 = 1; Gọi HS đọc lại.
- Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng chia 7 vào vở nháp rồi báo cáo.
- HS luyện học thuộc bảng nhia 7: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo.
3: Thực hành
TUẦN 7 Thứ hai ngày 02 tháng 11năm 2020 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). - KNS: Kĩ năng giao tiếp. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi 1 HS lên kể về gia đình em. HS và giáo viên nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: (Nhóm 2)- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Gọi 1 HS đọc bài tập đọc đã học. - GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. - HS khá kể mẫu. Cả lớp nhận xét. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. - HS thi kể trước lớp. Bài tập 2: Một HS đọc YC (Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu). - GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. - HS viết bài, sau đó GV mời 3 – 5 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn người viết tốt. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu những gì em đã tiếp thu được qua tiết học. GV yêu cầu những HS chưa xong bài viết về nhà viết tiếp. TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Xác định được phép chia hết và phép chia có dư. - Vận dụng phép chia hết trong giải toán. - Các bài tập cần làm: bài 1,2 (cột 1,2,4). Bài 3,4. HSNK làm cả. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV ghi bảng: 27 : 3; 29 : 5 . HS làm bài và kiểm tra theo cặp. - Các nhóm đánh giá. - Gv nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: (Cặp đôi) - HS tự làm bài vào vở nháp. - HS đổi chéo vở kiểm tra nhau. 17 2 35 4 42 5 58 6 16 8 32 8 40 8 54 9 1 3 2 4 Bài 2: (Cặp đôi) - HS tự làm bài vào vở ô li. - HS đổi chéo vở kiểm tra nhau. - Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. Bài 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải Số học sinh giỏi lớp đó là: 27 : 3 = 9 (học sinh) Đáp số: 9 học sinh. Bài 4: (Cá nhân) - HS làm bài cá nhân rồi nêu kết quả. - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: B. 2. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện nhân, chia cho thành thạo. Thứ ba ngày 03 tháng 11 năm 2020 TOÁN BẢNG NHÂN 7 I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu thuộc bảng nhân 7. - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán. - Các bài tập cần làm:1, 2, 3. II. Các hoạt động dạy, học: A. Bài cũ: 5’ – HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 6 rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Lập bảng nhân 7 - Hướng dẫn HS lập các công thức 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; GV cho HS quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 1 = 7. HS nêu lại. GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 2 = 14. Vì sao 7 x 2 = 14; HS trả lời: 7 x 2 = 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14 - Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng nhân 7 vào vở nháp rồi báo cáo. - HS luyện học thuộc bảng nhân 7: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo. 2. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. 7 x 3 = 21 7 x 4 = 28 7 x 2 = 14 7 x 1 = 7 7 x 5 = 35 7 x 6 =42 7 x 10 = 70 0 x 7 = 0 7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 7 x 0 = 0 - GV kết luận. Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: 4 tuần lễ có số ngày là: 4 x 7 = 28 (ngày) Đáp số : 28 ngày. Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Một HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - 2 HS đọc lại bảng nhân 7. GV nhận xét giờ học. TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - HSNK kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. *KNS : Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện phóng to và trong SGK. Tiết 1 A. Bài cũ: 5’ - Nhóm trưởng kiểm tra các bạn đọc thuộc lòng một đoạn trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc từ khó: GV ghi bảng từ khó cho HS luyên đọc. + Từ khó: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV kết hợp hướng dẫn HS cách đọc một số câu dài, câu hỏi. - Đọc từng đoạn trong nhóm: + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + Chia sẻ trong nhóm. Báo cáo. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu? + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? + Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? + Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra? + Tìm các chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 4. Luyện đọc lại. 5’ (nhóm 4) - GV và 3 HS đọc mẫu toàn truyện theo phân vai. Hướng dẫn cách đọc. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - Đại điện một số nhóm thi đọc. 5. Kể chuyện. a. GV nêu nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựng lại câu chuyện: Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn trong câu chuyện. b. Hướng dẫn HS phân các vai trong câu chuyện theo từng đoạn. - HS các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. - Bình chọn nhóm dựng hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2020 TOÁN BẢNG CHIA 7 I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7). - Các bài tập cần làm: 1,2,3,4. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’: - HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 7. - Các nhóm đánh giá.- Gv nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2: Lập bảng chia 7 - HS thực hành trên bộ đồ dùng học toán. - Cho HS thực hành lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 lấy 1 lần được mấy? - HS nêu phép nhân. GV nêu: các tấm bìa đều có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? - HS viết phép tính tương ứng 7 : 7 = 1; Gọi HS đọc lại. - Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng chia 7 vào vở nháp rồi báo cáo. - HS luyện học thuộc bảng nhia 7: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo. 3: Thực hành Bài 1: (Cá nhân)- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Tính nhẩm: - GV hướng dẫn HS tính nhẩm rồi chữa bài. Bài 2: (Cặp đôi)- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia. - Cả lớp làm vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 35 : 5 = 7 42 : 6 = 7 Bài 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Bài giải Mỗi hàng có số học sinh là: 56 : 7 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh Bài 4: - Hướng dẫn HS giải tương tự bài 3. - Cả lớp làm bài-1HS lên bảng làm bài. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại bảng nhân, chia 7 đã học. TẬP LÀM VĂN Nghe - kể: KHÔNG NỠ NHÌN I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1). II. Đồ dùng dạy - học: Gợi ý về nội dung; 5 bước tổ chức cuộc họp. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi HS đọc bài văn kể lại buổi đầu đi học đã viết lại. - HS và Gv nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp quan sát tranh và nghe GV kể chuyện. GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh. HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi. + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? + Bà cụ bên cạnh hỏi anh điều gì? + Anh trả lời thế nào? - 1-2 HS khá xung phong kể lại chuyện. - HS luyện kể chuyện theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. GV hỏi: Truyện này khôi hài ở điểm nào? - HS và GV bình chọn người kể đúng và hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu những gì em đã tiếp thu được qua tiết học. GV yêu cầu những HS chưa kể được về nhà luyện kể thêm. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. - HSNK: Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. - KNS: Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm rồi báo cáo câu hỏi: Phản xạ là gì? Nêu ví dụ về pản xạ. - GV nhận xét. B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của não.(Nhóm 4) - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 30 SGK và thảo luận theo nhóm 4 trả lời: + Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển? + Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó đi đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? + Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam là không vứt chiếc đinh ra đường? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - GV giải thích thêm và kết luận. Hoạt động 3: Nêu một số ví dụ về vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người. (Nhóm 2). - HS quan sát hình vẽ SGKvà đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả trên cơ sở đó nghĩ và nêu thêm một số ví dụ để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc. - HS làm việc theo cặp: nói về kết quả làm việc cá nhân. - Gọi đại diện một số em trình bày. + Theo em bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học? + Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? - Cho HS chơi trò chơi Thử trí nhớ. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - Dặn HS về cần biết bảo vệ cơ quan thần kinh.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_t.doc