Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TẬP ĐỌC
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- HS có năng khiếu thuộc một đoạn văn em thích.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - 2 HS tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Bài tập làm văn.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. - HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu thơ.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ, đặt câu với từ náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Nói thêm về ngày tựu trường.
- GV chia đoạn. HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
+ Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn?
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụ rè của đám học trò mới tựu trường?
4. Học thuộc lòng một đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc một đoạn trong bài.
- Bốn HS đọc lại đoạn văn.
- Cả lớp đọc nhẩm đoạn văn. – HSNK thi đọc thuộc lòng đoạn văn.
C. Củng cố , dặn dò. 5’
GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đoạn văn.
TUẦN 6 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy CHÍNH TẢ BÀI TẬP LÀM VĂN I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/oeo (BT2); Làm đúng BT (3) a. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ 3 HS lên bảng viết tiếng có vần oam; Cả lớp viết vào nháp: nắm cơm, gạo nếp, cái kẻng, thổi kèn. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Tìm tên riêng trong bài chính tả? + Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào? - HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: làm văn, lúng túng, Cô- li- a, ngạc nhiên. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: (Cá nhân) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) khoeo chân b) người lẻo khỏeo c) ngóeo tay Bài tập 3: (Nhóm 4)- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài theo nhóm sau đó chữa bài theo hình thức nối tiếp. a) Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm. Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Dặn HS về nhà luyện viết thêm. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên. - HSNK: Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. *KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’.- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? - GV nhận xét. B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. (Nhóm2) - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? - Từng cặp lên trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng tránh các bệnh về cơ quan bài tiết nước tiểu. 15’(Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK và nói xem các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS trình bày trong nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. + Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? + Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ - Cho HS liên hệ thực tế có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt là quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không. - Dặn HS cần biết giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu . Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020 TOÁN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ. I. Yêu cầu cần đạt: - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Các bài tập cần làm:1,2(a),3. Dành cho HSNK: Bài 2(b). II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi HS lên bảng làm lại BT3 trang 27.- GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 96 : 3 - GVviết phép chia lên bảng và cho HS nhận xét số bị chia là số có mấy chữ số? Sốchia là số có mấy chữ số? 96 3 Hướng dẫn HS: + Đặt tính. 9 32 * 9 chia 3 được 3, viết 3. + Thực hiện tính. 06 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0. 6 *Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 0 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0. Vậy 96 : 3 = 32 2. Thực hành Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính. (Cá nhân) - HS nêu, GV ghi bảng: Củng cố về cách chia. HS tự thực hiện lần lượt từng phép chia rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách tính. Bài 2: (Cặp)- a) HS nêu yêu cầu và một phép tính. - HS nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số; GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải: 1/3 của 69 kg là: 69 : 3 = 23 (kg). - HS tự làm các bài còn lại vào vở, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện. a) Tìm 1/3 của: 69 kg ; 36 m; 93 l 69 : 3 = 23 kg 36 : 3 = 12 m 93 : 3 = 31 l b) Dành cho HSNK - Tìm 1/2 của :24 giờ ; 48 phút ; 44 ngày 24 : 2 =12 giờ 48 : 2 =24 phút 44 :2 = 22 ngày. Bài 3: (Nhóm 4)- HS đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.- GV đánh giá, chốt kiến thức. Giải Mẹ biếu bà số cam là: 36 :3 = 12(quả cam) Đáp số; 12 quả cam. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại cách chia đã học. TẬP ĐỌC NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - HS có năng khiếu thuộc một đoạn văn em thích. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 2 HS tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Bài tập làm văn. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. - HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu thơ. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ, đặt câu với từ náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Nói thêm về ngày tựu trường. - GV chia đoạn. HS đọc từng đoạn trong nhóm. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - 1 HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường? + Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? + Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụ rè của đám học trò mới tựu trường? 4. Học thuộc lòng một đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc một đoạn trong bài. - Bốn HS đọc lại đoạn văn. - Cả lớp đọc nhẩm đoạn văn. – HSNK thi đọc thuộc lòng đoạn văn. C. Củng cố , dặn dò. 5’ GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đoạn văn. ĐẠO ĐỨC TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết2) I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. - HS khá giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. * KNS: Kĩ năng tự lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’ Lớp trưởng kiểm tra: - Thế nào là Tự làm lấy việc của mình? B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: HS tự liên hệ: (BT4) 10’ - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh: + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ? + Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ? - Gọi một số cặp trao đổi trước lớp. - Nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt các công việc của mình. ? Em đã được đi chơi xa cùng bố mẹ chưa? Khi đó em đã chuẩn bị những gì? Hoạt động 3: Đóng vai. (BT5) 10’ - GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung BT5 (VBT). - HS thảo luận theo nhóm 2. - Giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận tình huống 1 , 1 nửa còn lại thảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai . - Đại diện từng nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận chung. GV nêu tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy chương trình hoạt hình mà em yêu thích. Nhìn vào bếp, em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Khi đó em sẽ làm gì? HS nêu lên suy ngi và việc làm của mình. GV kết luận. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm. 10’ - GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng trước ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ vào ý kiến không đồng ý. - Sau khi thảo luận , từng HS độc lập làm việc . - Theo từng nội dung, một số em nêu kết quả , các em khác bổ sung. - GV kết luận theo từng nội dung. C. Hướng dẫn thực hành: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng của mình để phục vụ cho học tập và suộc sống hằng ngày. Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CƠ QUAN THẦN KINH I. Yêu cầu cần đạt: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; Hình cơ quan thần kinh. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ + Nêu những việc cần làm để vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? + GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh. Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát. - GV hỏi: Khi chạm tay vào một vật nóng, em phản ứng thế nào? (giật tay lại) + Khi gặp trời lạnh, em thấy thế nào? (run, hắt hơi...) - GV: Tất cả những phản ứng của cơ thể đều do một cơ quan điều khiển. Đó là cơ quan thần kinh. + Theo em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS - Bây giờ cô muốn các em viết ra giấy những điều em biết về cơ quan thần kinh. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 6. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về cơ quan thần kinh. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách viết ra giấy. - HS viết ra giấy các bộ phận của cơ quan thần kinh. - HS các nhóm dán ý kiến lên bảng, GV phân loại và phân tích các điểm giống xếp thành từng nhóm riêng. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi: - GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn. - GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm : + Theo em làm thế nào để chúng ta có thể biết được cơ quan thần kinh gồm có mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? - HS nêu các phương án. - GV nhận xét, giúp HS lựa chọn phương án tối ưu. Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - HS xem tranh vẽ, đọc SGK. - GV: Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại kết quả . Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức. - HS hoàn thiện xong GV yêu cầu các nhóm dán lại lên bảng phụ. - Hướng dẫn HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cơ quan thần kinh gồm 3 bộ phận: Não, tủy sống và các dây thần kinh. - Cho HS nhắc lại và chỉ trên sơ đồ. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của não, tủy sống và các dây thần kinh. (Nhóm 4) - Cho HS chơi trò chơi "Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. - Khi kết thúc trò chơi hỏi: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi: + Não và tuỷ sống có vai trò gì? + Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng? - HS làm việc cá nhân. - Chia sẻ trong nhóm rồi báo cáo. - GV kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh .. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ GV hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học. Cho HS liên hệ thực tế có thường luyện tập thể dục, tạo ra không khí thoải mái để tránh các bệnh về hoạt động thần kinh hay không. HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT. I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định bảo đảm an toàn giao thông. - HS biết thực hiện quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ( có rào chắn và không có rào chắn). - HS có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt,không ném đất đá hoặc hay vật cứng lên tàu. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5 phút) - Cả lớp hát bài Một đoàn tàu. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Đặc điểm của giao thông đường sắt. 10’ (Nhóm 2) Mục tiêu: - HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường sắt Việt Nam. - GV nêu các câu hỏi HS trao đổi cặp trả lời. - Để vận chuyển người và hàng hóa ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em nào biết có loại phương tiện nào nữa?(tàu hỏa). - Tàu hỏa đi trên loại đường như thế nào? (đường sắt). - Em hiểu thế nào là đường sắt? (là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray). - Em nào đã đi trên tàu hỏa, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hỏa và ô tô? - Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng? - Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có thể dừng ngay được không? vì sao?. - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiều các tuyến đường sắt ở nước ta. 7’ (Cá nhân) Mục tiêu:- HS biết nước ta có đường sắt đi những đâu. Tiện lợi của giao thông đường sắt. - GV nêu lần lượt các câu hỏi: Nước ta có đường sắt đi tới những đâu?Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào? - GV kết luận: Nước ta có sáu tuyến đường sắt. Hà Nội - Hải Phòng Hà Nội - THành phố Hồ Chí Minh Hà Nội - Lào Cai Hà Nội - Lạng Sơn Hà Nội - THái Nguyên Kép - Hạ Long Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ các đường sắt cắt ngang. 8’(Nhóm 4) Mục tiêu:- HS nắm chắc quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn. Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt. Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt ,không ném đất đá lên tàu. - Cho các nhóm thảo luận rổi trả lời các câu hỏi. - Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu? - Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không? - Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào? - Khi tàu chạy qua , nếu đùa nghịch ném đất đálên tàu sẽ như thế nào? - GV kết luận. Hoạt động 4: Cũng cố - dặn dò: 5’ - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn vận dụng kiến thức đã học vào thực tế khi tham gia giao thông chuẩn bị cho tiết học sau. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN-NHÂN, CHA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện tập về bảng nhân, bảng chia: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng nhân, chia. Bài 1: Tính nhẩm: 2 x 4 = 4 x 5 = 3 x 7 = 6 x 8 = 4 x 9 = 5 x 6 = 5 x 3 = 4 x 6 = 2 x 5 = 6 x 9 = Bài 2: Tính nhẩm: 20 : 4 = 18 : 3 = 24 : 6 = 35 : 5 = 12 : 2 = 16 : 4 = 27 : 3 = 42 : 6 = 20 : 5 = 18 : 2 = Bài 3: Viết phép tính thích hợp: a. của 16m là: b. của 15l là: c. của 20kg là: d. của 30 km là: + HS tự làm bài cá nhân. + Trao đổi theo cặp. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. * Nhóm 2: Luyện nhân, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có nhớ): - Tự luyện làm các bài tập về nhân, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1: Đặt tính rồi tính: 48 x 3 65 x 5 27 x 6 32 : 4 48 : 6 24 : 3 Bài 2: Tính. a, 86 x 4 + 137 = b, 75 x 6 - 129 = * Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá Bài 1. Chị hái được 145 quả táo, mẹ hái được 163 quả táo. Hỏi chi hái ít hơn mẹ bao nhiêu quả táo. Bài 2: An đọc quyển truyện 48 trang. An đã đọc được số trang. Hỏi An đã đọc được bao nhiêu trang? Bài 3: Hùng gấp được 24 cái thuyền, Dũng gấp được số thuyền bằng nửa số thuyền của Hùng. Hỏi: a. Dũng gấp được bao nhiêu cái thuyền? b. Cả Hùng và Dũng gấp được bao nhiêu cái thuyền? C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc thuộc các bảng nhân, chia. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_t.doc