Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Tuyết

CHÍNH TẢ

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT(2) a/b; Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, giáo dục. - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 25’

1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.

2. Hướng dẫn HS viết chính tả

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

 - GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.

+ Đoạn văn này kể chuyện gì?

 + Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày lời của các nhân vật như thế nào?

 - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.

b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.

c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)

- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.

Bài tập (2): a. Hoa lựu nở đầy một v¬¬ườn đỏ nắng.

 Lũ b¬ướm vàng lơ đãng l¬ướt bay qua.

 b. Tháp m¬ời đẹp nhất bông sen

 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Bài tập 3: - HS nối tiếp điền 9 chữ cái và tên chữ. Cả lớp và GV sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng: en - nờ; en- nờ giê( en giê); en - nờ giê hát( en giê hát); en- nờ hát (en hát); o; ô; ơ pê; pê hát.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV hệ thống nội dung, nhận xét tiết học.- Dặn về nhà.
Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Bài tập cần làm: Bài 1,Bài 2(a,b)Bài 3,4. Dành cho HSNK: Bài 2( c).Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’. HS kiểm tra theo nhóm (Đặt tính) 25 x 6 24 x 5
- HS và GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: (Cá nhân)- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp làm bài bảng con. HS lần lượt nêu cách nhân và kết quả.
 49 27 57 18 64
 x 2 x 4 x 6 x 5 x 3
Bài 2: (Cặp đôi)- Cột c (Dành cho HSNK) Gọi HS nêu yêu cầu và một phép tính.
- HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài đổi chéo vở kiểm tra. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính.
a) 38 x 2 53 x 4 c ) 84 x 3
 27 x 6 45 x 5 32 x4
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải 6 ngày có số giờ là: 24 x 6 = 144( giờ)
 Đáp số: 144 giờ 
Bài 4: (Cặp đôi) HS tự nêu nhiệm vụ rồi làm bài và chữa bài.
GV sử dụng mô hình đồng hồ gọi 3 HS lên bảng quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ.
 a) 3 giờ 10 phút: b) 8 giờ 20 phút:
 c) 6 giờ 45 phút: d)11 giờ 35 phút:
Bài 5 (Dành cho HSNK): Tổ chức trò chơi: Nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau.
- Thi đua nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau?
- Ví dụ: 4 x 6 = 6 x 4 = 24 5 x 6 = 6 x 5 = 30
* GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò. 5’	
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia, cách chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
CHÍNH TẢ
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b; Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, giáo dục. - GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Đoạn văn này kể chuyện gì?
	+ Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày lời của các nhân vật như thế nào?
	- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay...
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập (2): a. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
 b. Tháp mời đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bài tập 3: - HS nối tiếp điền 9 chữ cái và tên chữ. Cả lớp và GV sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng: en - nờ; en- nờ giê( en giê); en - nờ giê hát( en giê hát); en- nờ hát (en hát); o; ô; ơ pê; pê hát.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Thủ công
Cô Xuân soạn và dạy
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2019
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2019
Hoạt động thư viện
Chủ đề : Mẹ và cô giáo
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: TÌNH BẠN
I. Mục tiêu: 
Hiểu ý nghĩa của tình bạn, cần phải đối xử với bạn bè như thế nào. 
Biết đoàn kết, thương yêu chia sẻ và giúp đỡ bạn.
Có thói quen đoàn kết, giúp đỡ và luôn luôn đối xử tốt với bạn.
II. Chuẩn bị:
GV: 1 quả bóng bay; các bản nhạc bài hát thuộc chủ đề tình bạn.
HS: giấy A4, bút chì, màu
III. Hoạt động lên lớp:
TBHT báo cáo kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của các bạn.
TBVN điều hành lớp chơi trò chơi “Trái bóng yêu thương”.
+ HS chuyền nhau một quả bòng và nói một lời yêu thương với bạn.
GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu: 
5. TBHT nêu lại mục tiêu.
- TBHT Mời người dẫn chương trình lên làm việc:
6. Người dẫn chương trình điều hành các hoạt động:
- Tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm Tình bạn hôm nay gồm hai phần.
+ Phần thứ nhất là phần : Trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài hát”
+ Phần thứ hai là phần : Trổ tài sáng tạo.
Phần I. Bây giờ mình mời các bạn bước vào phần thứ nhất: Trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài hát”
- NDCT phổ biến Luật chơi: Các bạn sẽ được nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát. Bạn nào đoán đúng và thể hiện được bài hát sẽ được thưởng một chiếc khăn quàng đỏ.
- GV bật nhạc – TBHT theo dõi mời người có kết quả trả lời.
- HS trả lời, thể thể hiện 1 đoạn bài hát đó.
HS và Gv nhận xét - Tuyên dương bạn trả lời đúng.
Trao thưởng cho bạn trả lời đúng.
- GV: ? Các bài hát trên có chủ đề nói đến gì? (bạn bè)
? Em cần đối xử với bạn như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
Phần II. Bây giờ sang phần thứ hai : Trổ tài sáng tạo.
Người dẫn chương trình giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ của phần 2.
Chọn 4 bạn làm nhóm trưởng của 4 nhóm.
+ Nhóm 1: HỌA SĨ NHÍ.
+ Nhóm 2: CA SĨ NHÍ.
+ Nhóm 3: KHÉO TAY HAY LÀM.
+ Nhóm 4: TUYÊN TRUYỀN VIÊN NHỎ
Các nhóm trưởng giới thiệu, các bạn chọn về nhóm theo sở thích.
Các nhóm tập luyện.
Các nhóm trình bày.
Bình chọn nhóm xuất sắc.
Trao thưởng
7. GV nhận xét kết luận.
- Hướng dẫn HS liên hệ bản thân, đối với bạn trong lớp,trường và ở nhà.
- Gv nhận xét tiết học. Dặn dò.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc các bài tập đọc trong tuần và trả lời câu hỏi.
+ HS luyện đọc.
+ Trả lời các câu hỏi về bài đọc.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần.
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
Bài 1. Điền vào chỗ trống d, gi hay r:
a. Gặp khi ông bão, òng sông cuồn cuộn nổi sóng. Không hiểu lúc ấy cánh buồm suy nghĩ ì?
b. Tháng iêng, sở thích iêng, múa ẻo, ẻo cao, cặp a, a đình, a chơi.
Bài 2. 1. Gạch dưới các hình ảnh so sánh và ghi ra từ so sánh của các câu dưới đây:
a. Sóc bay có hình dáng nhỏ bằng quả dưa chuột.
b. Lá cọ xoè ra trông giống như mặt trời xanh.
c. Nắng như lửa đổ xuống núi rừng. 
Bài 3. Tìm các từ:
a. chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi hoặc r có nghĩa như sau:
- Làm cho các sợi kết vào nhau thành tấm vải.
- Công việc của thây, cô giáo ở trường.
- Trái nghĩa với nghèo khổ.
- Trái nghĩa với khó.
- Chỉ len hoặc dây bị mắc, vướng vào nhau nhằng nhịt, khó gỡ
b. Chứa tiếng có vần ân/âng:
- Chỉ sự gần gũi, gắn bó giữa bạn bè.
- Trái nghĩa với xa
- Mực nước tăng lên cao
- Trái nghĩa với nhàn rỗi.
- Nhân vật linh thiêng, có phép lạ trong truyện cổ.
Bài 4. (HSNK) Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh:
a. Đọc như 
b. Học thầy không tày 
c. Tốt gỗ hơn 
* Nhóm 3: Luyện viết (HSNK): - HS tự luyện viết đoạn văn kể về một người thân của em.
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
II. GV chuẩn bị: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng và dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5p)
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng
- HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu và đặt các câu hỏi định hướng.
- HS quan sát, nhận xét về màu sắc, kích thước và các bước gấp.
- Liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh .
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ.
 - GV hướng dẫn HS từng bước. Sau đó gọi 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV tổ chức cho HS tập gấp. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
	- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
	- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
	- HSNK: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
*KNS : Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ Lớp trưởng kiểm tra: - Thế nào là giữ lời hứa? 
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống ở bài 1 trong VBT theo nhóm 4.
	 - GV nêu tình huống sau cho HS tìm cách giải quyết. : Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài giải sẵn cho Đại chép.
 - Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- HS nêu cách giải quyết, thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng.
- GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2 BT2.
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung và hoàn thành bài tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận chung.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống ở bài 3 trong VBT
- GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết.
- HS nêu cách giải quyết, thảo luận phân tích.
- GV KL: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
C. Hướng dẫn thực hành: 5’
- Thực hiện tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường , ở nhà.
- Sưu tầm chuẩn bị cho tiết 2.
TIN
Thầy Thắng dạy
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ: PHÂN BIỆT D/ R/ GI; ÂN/ ÂNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả r/d/gi; ân/ âng thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, 2, 3. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. Điền vào chỗ trống d, gi hay r:
a. Gặp khi ông bão, òng sông cuồn cuộn nổi sóng. Không hiểu lúc ấy cánh buồm suy nghĩ ì?
b. Tháng iêng, sở thích iêng, múa ẻo, ẻo cao, cặp a, a đình, a chơi.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. Giông bão, dòng sông, gì. 
 b. giêng, riêng, dẻo, rẻo, da, gia, ra
Bài 2. Điền vào chỗ trống ân/âng:
a. Mới sáng tinh mơ, ông mặt trời còn ng..ø. ngại chưa muốn ra khỏi làn mây, mọi người v..õ. chưa tỉnh giấc, chị vịt đã trở mình thức dậy, nhởn nhơ một vòng quang sân.
b. d làng, sóng d, ch lấm tay bùn, chi ngã em n,  sâu nghĩa nặng, gọi dạ bảo v
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3. Tìm các từ:
a. chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi hoặc r có nghĩa như sau:
- Làm cho các sợi kết vào nhau thành tấm vải.
- Công việc của thây, cô giáo ở trường.
- Trái nghĩa với nghèo khổ.
- trái nghĩa với khó.
- Chỉ len hoặc dây bị mắc, vướng vào nhau nhằng nhịt, khó gỡ
 b. Chứa tiếng có vần ân/âng:
- Chỉ sự gần gũi, gắn bó giữa bạn bè.
- Trái nghĩa với xa
- Mực nước tăng lên cao
- Trái nghĩa với nhàn rỗi.
- Nhân vật linh thiêng, có phép lạ trong truyện cổ.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
+ GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
dệt, giảng dạy, giàu sang, dễ, rối. 
Thân, gần, dâng, bận rộn, thần
Bài 4. HSKG. Tìm ba từ:
+ Chứa tiềng có vần ân.
+ Chứa tiếng có vân âng.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ :
GIÁO DỤC KNS: BÀI 1 – GIAO TIẾP TÍCH CỰC.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: + Biết quan tâm tới người xung quanh.
+ Kiểm soát được cảm xúc tức giận của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ. 5’
 ? Vì sao cần yêu thương và quan tâm những người xung quanh?
? Những người xung quanh cho em những gì và em có thể cho những người xung quanh những gì? 
B. Bài mới. 25’
2. Kiềm chế tức giận. 15’
* Mục tiêu: HS biết kiểm soát được cảm xúc tức giận của bản thân.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác hại của tức giận.
* Cách tiến hành.
 - HS nêu câu hỏi trong vở THKNS
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ và trả lời:
? Em đã bao giờ tức giận với ai chưa? Tại sao em lại tức giận?
? Em thấy tức giận có hại hay có lợi?
? Tác hại của tức giận là như thế nao?
 - HS thảo luận tìm hiểu theo yêu cầu và gợi ý của GV.
 - Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp và GV nhận xét, kết luận .Tức giận có thể khiến ta căng thẳng, mệt mỏi; gây tổn thương cho người khác và làm cho các mối quan hệ xấu đi. Vì thế chúng ta nên kiềm chế tức giận. 
- Cho HS đọc và ghi nhớ bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giải toả tức giận.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp.
- Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất
- Gv nhận xét, kết luận.
- Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác.
- HS đọc và ghi nhớ bài học.
3. Kết luận. 5’
 - GV kết luận chung bài học. Cho HS tập hát bài xua tan giận hờn.
 - Dặn về nhà thực hiện theo yêu cầu luyện tập.. 
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép tính về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Viết phép tính thích hợp:
a. của 16m là:  b. của 15l là: 
c. của 20kg là:  d. của 30 km là: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
a. 16 : 2 = 8(m) b. 15 : 3 = 5 (l) c. 20 : 4 = 5 (l) d. 30 : 6 = 5(l)
Bài 2: Một cửa hàng có 24 cái xe, và đã bán được số xe đó. Hoie cửa hàng đã bán được mấy cái xe?
- HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Cửa hàng bán được số xe là: 24 : 4 = 6 (cái)
 Đáp số: 6 cái xe.
Bài 3: An đọc quyển truyện 48 trang. An đã đọc được số trang. Hỏi An đã đọc được bao nhiêu trang?
- HS tự giải tương tự bài 2
Bài 4: HSKG tự làm rồi chữa bài trên bảng: Điền dâu >, <, =:
 của 18m .. của 27m của 24m .. của 24m 
 của 27m ... của 24m của 24m .. của 18m
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai. - Dặn về nhà luyện tập thêm.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, từ so sánh thông qua luyện tập làm các bài tập. 
 - HS trung bình, yếu làm bài 1;2;3; HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. Gạch dưới các hình ảnh so sánh và ghi ra từ so sánh của các câu dưới đây:
a. Sóc bay có hình dáng nhỏ bằng quả dưa chuột.
b. Lá cọ xoè ra trông giống như mặt trời xanh.
c. Nắng như lửa đổ xuống núi rừng- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Cả 3 câu là 3 hình ảnh so sánh. Từ so sánh là: bằng, giống như, như.
Bài 2.Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a. Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh
b. Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Khế chín – vàng. b. Trời – cánh đồng.
Bài 3. Tìm từ so sánh có thể dặt vào giữa hai sự vật so sánh trong mỗi câu ở bài tập 2.
Câu
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a
Khế chín đầy cây
như, giống, tựa, tựa như, 
Vàng treo lóng lánh
b
Trời
như, giống, tựa, tựa như, là
Cánh đồng
Bài 4. HSKG: Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh:
a. Đọc như 
b. Học thầy không tày 
c. Tốt gỗ hơn 
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ ÔN LUYỆN: TOÁN, TIẾNG VIỆT, THỦ CÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
Toán: - Ôn về bảng nhân 6, chia đã học.Vận dụng làm các bài tập có phép nhân.
Tiếng việt: - Luyện đọc lại bài tập đọc Người lính dũng cảm và trả lời được các câu hỏi trong vở LT trang 20.
Thủ công: Cho HS tự hoàn thành các bài thủ công chưa hoàn thành ở buổi sáng: Gấp tàu thuỷ 2 ống khói, gấp con ếch.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’
* Nhóm 1: Toán: - Ôn về bảng nhân, chia.
- Hs luyện trong nhóm viết và đọc các bảng nhân, chia đã học từ 2 đến 6.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bài 1: Tính nhẩm:
 2 x 4 = 4 x 5 = 3 x 7 = 6 x 8 = 4 x 9 = 
 5 x 6 = 5 x 3 = 4 x 6 = 2 x 5 = 6 x 9 =
 - Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2: Tính nhẩm:
20 : 4 = 18 : 3 = 24 : 6 = 35 : 5 = 12 : 2 =
16 : 4 = 27 : 3 = 42 : 6 = 20 : 5 = 18 : 2 =
- Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
* Nhóm 2: Tiếng việt: - Cho học sinh đọc nhẩm lại bài tập đọc Người lính dũng cảm và trả lời được các câu hỏi.
- HS đọc trả lời đúng.
+ Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+ Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? (sau khi HS trả lời, GV nói 
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+ Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?
+ Phản ứng của chú lính nhỏ như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi!"của viên tướng?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao? 
+ Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và dám sữa lỗi như bạn nhỏ không?
*Nhóm 3: Thủ công-Mục tiêu: Cho HS tự hoàn thành các bài thủ công chưa hoàn thành ở buổi sáng: Gấp tàu thuỷ 2 ống khói, gấp con ếch.
- GV theo giõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV nhận sét, tuyên dương nhóm có ý thức tự học tốt.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện tập thêm
TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRÒ CHƠI HỌC TO

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_5_tiep_nam_hoc_2020_2021_tran.doc