Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021

TOÁN

HÌNH TRÒN. TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

- Thực hành làm các bài tập: Bài 1,2,3.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.

II. Đồ dùng dạy - học: Một số mô hình hình tròn; com pa.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- Gọi 2 HS nêu các tháng có 30 ngày, các tháng có 31 ngày. GV nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Khám phá: 10’

2.1 Giới thiệu hình tròn.

- GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn để giới thiệu cho HS (mặt đồng hồ,.) những vật này có dạng hình tròn.

- GV giới thiệu hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB (GV chỉ giới thiệu như SGK, không cần giải thích quá kĩ).

- HS nêu những vật có dạng hình tròn.

2.2 Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.

- Cho HS quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.

- GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm:

+ Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước.

+ Đặt đầu có đinh nhọn xuống đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.

3. Thực hành, luyện tập.15’

 

doc10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
Hoạt động thư viện 
Cô Tâm soạn và dạy
CHÍNH TẢ
Ê-ĐI-XƠN
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết (2 lần) 3 từ ngữ cần điền tr/ch (BT2a), 4 chữ cần thêm dấu hỏi, dấu ngã (BT2b).
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên đọc cho cả lớp viết vào giấy nháp 4, 5 tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có dấu hỏi/dấu ngã).
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc nội dung đoạn văn, 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV hỏi: + Những chữ nào trong bài văn được viết hoa?
 	 + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào? 
- HS tự viết vào giấy nháp những chữ có trong đoạn văn dễ viết sai.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài:
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2. (N4) - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài.
- HS làm bài cá nhân (tr/ch; dấu hỏi/ngã) quan sát 2 tranh minh hoạ (là gợi ý) để giải câu đố.
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số học sinh đọc lại các câu đố đã được điền đúng âm đầu, đặt đúng dấu thanh.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
* Lời giải : chẳng, đổi, dẻo, đĩa - Là cánh đồng.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
RỄ CÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 82, 83 (SGK)
- GV sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Truyền điện: quản trò nói tên các loài cây HS nhận xét về thân cây đó.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. Tìm hiểu về rễ cây. 25’ 
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
- GV nêu câu hỏi: Em biết những cây nào có rễ cọc, những cây nào có rễ chùm?
? Cây nào có rễ mọc ra từ cành? ? Cây nào có rễ phình ra thành củ?
? Theo em rễ cây có những loại nào?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
HS có thể dự đoán: + Cây đỗ, cây ngô, cây rau cải có rễ cọc. Cây hành, cây hoa cúc, cây tỏi có rễ chùm. Cây đa, cây trầu không, cây si có rễ phụ. Cây cà rốt, khoai lang, khoai sắn, cải củ co rễ phình to thành củ.
+ Cây thường có rễ cọc, rễ chùm, có cây có rễ phụ, có cây rễ phình ra thành củ.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
+ Bạn có chắc chắn rằng cây đỗ, cây ngô, cây rau cải có rễ cọc không?
+ Vì sao bạn nghi cây hành, cây hoa cúc, cây tỏi có rễ chùm?
+ Bạn có chắc rằng cây đa, cây trầu không, cây si có rễ phụ?.....
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV kết luận chung: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây khác ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
- HS kể thêm một số cây thuộc rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mà em biết.
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu các loại rễ cây.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021
TOÁN
HÌNH TRÒN. TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Thực hành làm các bài tập: Bài 1,2,3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Một số mô hình hình tròn; com pa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Gọi 2 HS nêu các tháng có 30 ngày, các tháng có 31 ngày. GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 10’
2.1 Giới thiệu hình tròn.
- GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn để giới thiệu cho HS (mặt đồng hồ,...) những vật này có dạng hình tròn.
- GV giới thiệu hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB (GV chỉ giới thiệu như SGK, không cần giải thích quá kĩ).
- HS nêu những vật có dạng hình tròn.
2.2 Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.
- Cho HS quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.
- GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm:
+ Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn xuống đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
3. Thực hành, luyện tập.15’
Bài 1: (N4)GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn.
- HS làm việc theo nhóm. GV gọi một số HS trả lời, GV và cả lớp nhận xét. 
Bài 2: (N2)Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Em hãy vẽ hình tròn có: (HSCHT làm bài a) 
 a) Tâm O, bán kính 2 cm; b) Tâm I, bán kính 3 cm.
- Củng cố cách vẽ hình tròn. GV cho HS tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm và hình tròn tâm I, bán kính 3cm.
- HS dùng com pa để vẽ hình tròn như GV đã hướng dẫn rồi đổi chéo vở kiểm tra và nhận xét bài của nhau.
Bài 3: (Cá nhân)a) Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn: (HSCHT làm bài a) 
- GV hướng dẫn HS vẽ bán kính OM, đường kính CD.
- Cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở.
- Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét.
b) Câu nào đúng ,câu nào sai? - HS nêu miệng kết quả.- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Vận dụng: 5’
- HS nêu các đồ dùng của em có hình tròn
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP ĐỌC
CÁI CẦU
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc được khổ thơ em thích)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Kiểm tra 2 HS, mỗi em kể 2 đoạn truyện Nhà bác học và bà cụ và trả lời các câu hỏi về nội dung từng đoạn. GV nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá:22’
2.1. Luyện đọc. 12’
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ trước lớp (HS đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ).
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó và giải nghĩa một số từ. 
- GV hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi ở các dòng thơ, khổ thơ.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
2.2 Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)10’
HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, trả lời các câu hỏi:
	+ Người cha trong bài thờ làm nghề gì ?
	+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào? 
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? 
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. GV nói thêm về cầu Hàm Rồng để HS biết.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ và tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó.
- GV hỏi: Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
3. Luyện tập. 5‘
Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc bài thơ. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc, đọc hay nhất.
4. Vận dụng: 3’
- HS nêu những điều em cần làm để bảo vệ những cây cầu.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học.- Dặn về tiếp tục HTL bài thơ.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
- KNS: KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: VBT Đạo đức; Tranh minh hoạ câu chuyện Đám tang.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV kiểm tra bài cũ của tiết trước: Kể tên một số việc có thể làm để thể hiện tinh thần đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá
Kể chuyện Đám tang.15’
- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh hoạ). 
- Từng cặp HS trao đổi với nhau theo các câu hỏi:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
3. Thực hành, luyện tập. 
a. Đánh giá hành vi.10’
- GV yêu cầu HS làm vào VBT: Ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
- HS làm bài, GV theo dõi.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp và giải thích lí do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận từng tình huống: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
b. Tự liên hệ. 5’
- GVyêu cầu HS tự liên hệ.
- HS liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân.
- GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
4. Vân dụng. 5’
- HS nêu việc mình cần làm khi gặp đám tang. GV nhận xét.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
RỄ CÂY (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trang 84, 85 (SGK) 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Truyền điện: quản trò nói tên các loài cây HS nhận xét về rễ cây đó.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. Tìm hiểu chức năng, ích lợi của rễ cây. 25’ 
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
- GV nêu câu hỏi: Nếu không có rễ cây có sống được không?
? Theo em rễ cây có chức năng gì?
? Rễ cây thường được dùng để làm gì?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình.
- Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày.
HS có thể dự đoán: Nếu không có rễ cây sẽ bị chết. Rễ hút nước để nuôi cây. Rễ giúp cây bám vào đất để không bị đổ... Rễ cây được dùng làm thức ăn, thuốc...
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp.
+ Tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
? Rễ cây thường được dùng để làm gì?
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám vào đất giúp cho cây không bị đổ. Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,...
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu chức năng của rễ cây.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VỆ SINH CÁ NHÂN BÀI 4: VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đánh răng, biết tác dụng của việc đánh răng.
- Có thói quen đánh răng trớc khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ răng bằng nhựa, bàn chải, cốc nớc, hộp thuốc đánh răng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nêu một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 25’
Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu về răng lợi -10’
- Cách tiến hành
* Bước 1: GV cho cả lớp hát bài hát. GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp
+? Có bao nhiêu răng tất cả ?
+? Có mấy loại răng , chúng khác nhau như thế nào ? 
+? Cái gì giữ răng cho răng đứng vững ? 
+? Em có nhận xét gì về hàm răng của em hoặc của bạn
* Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi trên
- GV cùng HS nhận xét bạn nêu 
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận 
+ ? Nêu chức năng của răng ? 
+ ? Em thay răng vào lúc mấy tuổi ?
GVKL : Răng mọc lần đầu gọi là sữa, sau đó răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn .Răng vĩnh viễn là bộ răng cuối cùng mà chúng ta có. Nếu để răng này bị sâu, hỏng phải nhổ đi thì răng không mọc lại được nữa phải làm răng giả. Lợi khỏe mạnh giúp răng bám chắc. Nhiều người mất răng là do lợi không khỏe chứ không phải do sâu răng .
HoËt ®éng 2: Thực hành đánh răng . 20’
- Cách tiến hành 
* Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng 
? Hàng ngày em quen đánh răng như thế nào ? 
+ GV gọi 1 số HS nhận xét cách đánh của bạn 
* Bước 2 : GV làm mẫu động tác đánh răng 
Chuẩn bị cốc ( li) và nước sạch 
Lấy kem đánh răng cào bàn chải ( khoảng bằng hạt lạc) 
Đánh răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống , từ dưới lên . Lần lượt từ phải qua trái 
Đánh bề ngoài mặt trong và mặt nhai của răng. 
Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần 
Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch , vẩy khô cắm ngược
* Bước 3 : GV cho HS thực hành . GV quan sát và giúp đỡ các nhóm chưa
* Bước 4: GV yêu cầu đại diện các nhóm lên làm.
+ GV và các nhóm quan sát nhận xét.
+ GV nêu câu hỏi 
? Sau khi đánh răng em cảm thấy răng và miệng mình thế nào (Răng trắng đẹp, miệng thơm sạch sẽ)
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 5’
- HS nhắc lại cách đánh răng. GV nhận xét giờ học.
- Về các em nhớ thực hiện tốt
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện tập về cộng, trừ các cố trong phạm vi 10 000: HS tự luyện hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- HS tự luyện nhắc lại cách cộng, trừ các số có bốn chữ số.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bµi 1: Đặt tính rồi tính. 
 a) 2541 + 4238 b) 4827 + 2634
 5348 + 936 805 + 6475
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
 a) 2541 x 3 4348 x 2 b) 1509 x 6 2038 x 3
Bài 3: Tìm X, biết:
a. x + 927 = 6835 b. x – 927 = 6835 c. X : 5 = 1070
* Nhóm 2 Luyện tập về giải toán (HSNK):
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bµi 1. Có hai xe, mỗi xe chở được 2525 kg muối. Người ta đã bán hết 3600 kg muối. Hỏi còn lại bao nhiêu kg muối ?
Bài 2. Một kho có 4720kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhêu ki-lô -gam muối?
Bài 3. Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 812 m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc