Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 21B - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: BÀI 4 – LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG

I. Mục tiêu:

- Giúp HS thể hiện giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3.

III. Hoạt động dạy học:

2. Cách tập giọng nói.

* Mục tiêu: HS biết một số lỗi khi nói và cách khắc phục.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách luyện giọng. 15’

* Cách tiến hành.

 - HS nêu câu hỏi trong vở THKNS

 - GV yêu cầu HS tự liên hệ và trả lời:

+ Em cần luyện giọng để giọng em như thế nào?

+ Em thích luyện giọng bằng cách nào?

- Lớp và GV nhận xét, kết luận .

- HS tập luyện giọng theo tình huống và bài tập thực hành.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những chú ý khi nói. 15’

* Cách tiến hành:

- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.

- Một số HS nêu kết quả trước lớp.

- Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất

- Gv nhận xét, kết luận.

- Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác.

- HS đọc và ghi nhớ bài học.

Hoạt động 3. Kết luận. 5’

 - GV kết luận chung bài học. - Dặn về nhà thực hiện theo yêu cầu luyện tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 21B - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21B
Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÂN CÂY (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
- KNS: Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 80, 81 (SGK) 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Truyền điện: quản trò nói tên các loài cây HS nhận xét về thân cây đó.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’ 
Tìm hiểu chức năng, ích lợi của thân cây..15’ 
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
+ Trong thân cây có gì?
+ Thân cây có chức năng gì?
+ Thân cây thường được dùng để làm gì?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh 
- GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán: + Trong thân cay có mủ (nhựa).
+ Thân cây giúp cây đứng vững.
+ Thân cây thường được dùng để làm thức ăn, thuốc, đồ dùng...
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng.
+ Bạn có chắc chắn rằng trong thân cây có nhựa không?
+ Thận cây có tác dụng gì?....
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV kết luận chung: 
Nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- GV có thể cho HS nêu chức năng khác của thân cây (nâng đỡ, mang lá, hoa, quả,...).
3. Vận dụng. 5’
- HS nêu chức năng của thân cây.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: BÀI 4 – LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thể hiện giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
2. Cách tập giọng nói.
* Mục tiêu: HS biết một số lỗi khi nói và cách khắc phục.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách luyện giọng. 15’
* Cách tiến hành.
 - HS nêu câu hỏi trong vở THKNS
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ và trả lời:
+ Em cần luyện giọng để giọng em như thế nào?
+ Em thích luyện giọng bằng cách nào?
- Lớp và GV nhận xét, kết luận .
- HS tập luyện giọng theo tình huống và bài tập thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chú ý khi nói. 15’
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp.
- Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất
- Gv nhận xét, kết luận.
- Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác.
- HS đọc và ghi nhớ bài học.
Hoạt động 3. Kết luận. 5’
 - GV kết luận chung bài học. - Dặn về nhà thực hiện theo yêu cầu luyện tập.. 
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT: 
NHÂN HÓA, ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Ở môn nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc ôn lại các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi.
+ HS luyện đọc.
+ Trả lời các câu hỏi về bài đọc.
+ - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần.
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
Bài 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
Làng Cổ Đô nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Ba Vì.
Ở Cổ Đô có nghề dệt lụa, ươm tơ.
Ngày nay, nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và các làng dọc sông Hồng vẫn được gìn giữ.
Bài 2. Điền vào chỗ trống mải, mãi hay mại
Mưa ... không ngớt
Nghĩ ... không ra
Mê ... với công việc
... chơi quên lời mẹ dặn
Công ti thương ...
Bài 3-HSNK . Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá để:
a. Tả một cây bàng.
b. Tả một con vật em thích. 
* Nhóm 3: Luyện viết văn: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể về một người trí thức mà em biết.
Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn.
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_21b_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc
Giáo án liên quan