Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

* ANQP: Giáo dục cho HS lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn trật tự.

* KNS: Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ viết bài thơ.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- Kiểm tra HS đọc lại Ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi về ND bài.

- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.

2. Khám phá: 20’

2.1. Luyện đọc.

a. GV đọc toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát).

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng dòng thơ trước lớp (HS đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ).

- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó và giải nghĩa một số từ. GV hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi ở các dòng thơ, khổ thơ.

- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4.

+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.

- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.

- 2 HS đọc toàn bài.

2.2 Hư¬ớng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)

- HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?

+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?

+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?

+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ Quốc được nhớ mãi?

- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 03 tháng 2 năm 2020
Hoạt động thư viện 
Cô Tâm soạn và dạy
CHÍNH TẢ
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) b.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết hai lần BT2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên cho lớp hát bài “Chữ đẹp-nết càng ngoan” 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND đoạn văn: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày:
+ Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào?
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả?
- HS đọc thầm đoạn văn, viết vào vở nháp những từ các em dễ viết sai.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2 (Lựa chọn): (Nhóm 4)
- GV chọn cho HS làm bài 2b (HSNK làm thêm bài 2a); 
- HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, viết lời giải vào giấy nháp.
- 2 HS chữa bài lên bảng phụ, GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ: 
a. sấm sét, sông..
b. Ăn không rau như đau không thuốc.
 Cơm tẻ mẹ ruột
 Cả gió thì tắt đuốc
 Thẳng như ruột ngựa
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có vần uôc/uôt
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh ảnh GV sưu tầm hoặc do HS vẽ về chủ đề XH.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên cho lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình” 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’ 
Chơi trò chơi “Chuyền hộp”
- GV soạn sẵn một số câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề XH. Mỗi câu hỏi được viết trong một tờ giấy nhỏ gấp lại để trong hộp.
- GV tổ chức cho HS chơi: HS vừa hát vưà chuyền tay nhau hộp giấy.Khi bài hát dừng lại, hộp giấy trong tay người nào thì người đó nhặt một câu hỏi bất kì để trả lời. Câu hỏi được bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
- HS tiến hành chơi chung cả lớp, GV theo dõi chung.
- Mỗi lần HS trả lời. GV cho HS khác nhận xét bổ sung nếu chưa đầy đủ.
Câu hỏi bốc thăm:
Gia đình như thế nào là gia đình ba thế hệ?
2. Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
Kêt tên một số hoạt động ngoài giờ học?
Nêu những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường?
Hảy kể tên một số cơ quan hành chính, y tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh em?
Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp?
Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết?
Nêu vài điểm khác biệt giữa phong cảnh làng quê và đô thị?
Khi đi xe đạp cần phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
Nêu một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường?
3. Vận dụng. 5’
- HS giới thiệu về trường em và các hoạt động ở trường em.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” lên xác định điểm ở giữa, trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. - GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập.25’
Bài 1: (Nhóm 4).Yêu cầu HS biết cách xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước. HS thảo luận theo nhóm nêu cách thực hiện. GV chốt ý.
+ Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB.
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.
	+ Bước 3: Xác định điểm M của đoạn thẳng AB (AM = 1/2 AB)
- Tương tự HS làm phần còn lại.
Bài 2: Thực hành. (Nhóm 4).
- GV cho HS chuẩn bị trước một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành trong SGK (có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC).
- HS thực hành theo nhóm, GV theo dõi giúp đỡ. 
- Thi đua giữa các nhóm.
- Bình chọn nhóm làm đúng, nhanh nhất.
3. Vận dụng: 5’
- HS xác định trung điểm chiều dài cái bàn học của em theo cặp đôi. GV nhận xét
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm về xác định trung điểm của đoạn thẳng.
TẬP ĐỌC
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
* ANQP: Giáo dục cho HS lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn trật tự.
* KNS: Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ viết bài thơ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Kiểm tra HS đọc lại Ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi về ND bài.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá: 20’
2.1. Luyện đọc. 
a. GV đọc toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ trước lớp (HS đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ).
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó và giải nghĩa một số từ. GV hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi ở các dòng thơ, khổ thơ.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ Quốc được nhớ mãi?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
GV chốt lại: Các chiến sĩ đó hi sinh cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập của Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn trật tự.
3. Luyện tập: 5’
Học thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc, đọc hay nhất.
4. Vận dụng: 5’
- Em nêu một số việc em có thể làm để thể hiện sự biết ơn của mình với các chú thương binn, liệt sĩ.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
ĐẠO ĐỨC
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, ...
	- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
	- HSNK: Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
- KNS: KN trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT đạo đức; các bài thơ, bài hát về tình hữu nghị với TN các nước.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS hát tập thể hoặc vận động theo lời bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 
Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế. 10’ 
	- HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm theo nhóm.
	- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm giới thiệu tranh, ảnh và tư liệu.
	- GV nhận xét khen các nhóm.
Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với TN quốc tế.15’
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm viết thư theo các bước sau:
+ Lựa chọn nên viết thư cho bạn TN nước nào?
+ Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Các nhóm tiến hành viết thư.
- Các nhóm thông qua nội dung thư và kí tên.
- GV hướng dẫn HS gửi thư.
3. Vân dụng. 5’ Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với TN quốc tế.5’
- HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, ... về tình đoàn kết TN quốc tế.
- GV kết luận chung và nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà.
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THỰC VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ (vật thật) và chỉ được rễ, thân, lá, hoa, quả của 1 số cây.
- KNS: KN hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong sgk, cây cỏ trong vườn trường.
- Giấy khổ A4, giấy khổ to.
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Truyền điện nói tân các loài cây.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 15’
HS quan sát và tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây mà em biết.
- Cho HS quan sát các loại cây có trong hình trang 76, 77 SGK : nêu tên và những điểm giống nhau và khác nhau của một số loại cây đó.
- GV nêu : Các cây rất khác nhau đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng, kích thướcnhưng các cây có chung về mặt cấu tạo.Vậy cấu tạo của cây gồm những bộ phận chính nào ?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS.
- HS làm việc cá nhân thông qua những tranh ảnh về các loài cây- ghi lại những hiểu biết của mình về hình dạng kích thước, các bộ phận của một số cây.
- HS trình bày những dự đoán của mình.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi. 
GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
 HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng.
- GV chốt lại các câu hỏi các nhóm : nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:
+ Xung quanh ta có nhiều cây hay ít cây ?
+ Hình dạng, kích thước của mỗi cây như thế nào ?
+ Mỗi cây đều có những bộ phận nào ?
Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.
- GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá.
+ Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, tra mạng)
+ GV định hướng cho HS quan sát tranh là cách phù hợp nhất.
- Các nhóm quan sát và thảo luận các câu hỏi ở bước 3.
Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.
- GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ?
- Gọi HS đọc lại. Cho HS liên hệ thực tế cậy trong vườn nhà em.
3. Thực hành, luyện tập. 10’
Làm việc cá nhân.Vẽ tranh mô tả các bộ phận của cây.
Bước 1: Từng cá nhân nêu chuẩn bị giấy, bút màu để vẽ tranh.
Bước 2: Tiến hành vẽ.
Bước 3: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài vẽ của mình vào tờ giấy to mà GV phát cho tổ.
- GV gọi một số HS giới thiệu về bức tranh mình vẽ.
- GV và cả lớp tuyên dương những bạn vẽ tranh đẹp, đúng yêu cầu.
4. Vận dụng: 5’
- HS nói về một cái cây mà em thích.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Ho¹t ®«ng NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
AN TOÀN GIAO THÔNG - BÀI 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn ,kém an toàn của đường phố.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình uống không an toàn.
- Biết chấp hành những quy định của luật GTĐB.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về ATGT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường -10’
Mục tiêu: Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
- HS biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
Cách tiến hành: Thảo luận cả lớp:
- Để đi bộ được an toàn ,em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào?
Hoật động 2: Qua đường an toàn. 15’
Mục tiêu: - HS biết cách đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn.
- HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường an toàn.
Cách tiến hành: - Những tình huống qua đường an toàn.
- Chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận về nội dung 5 bức tranh ở SGKvà nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
+ Muốn qua đường phải tránh những điều gì?
+ Qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông.
+ Nếu qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông, em sẽ đi như thế nào?
+ Em phải quan sát như thế nào?
GV kết luận: Các bước cần thực hiện:Dừng lại,quan sát, lắng nghe,suy nghĩ, đi thẳng.
Hoạt động 3: Bài tập thực hành. 5’.
- Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường.
( suy nghĩ, đi thẳng,lắng nghe,quan sát dừng lại)
- Gọi 1 số HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp quan sát nhận xét.
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: khi đi bộ qua đường phải chú ý quan sát và đi đúng qui định theo phần đường của mình.
 - Dặn về nhà. 
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN TOÁN: ĐỌC, VIẾT SỐ CÓ BỐN CHỮ SÔ
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Nội dung nào? 
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện tập về bảng nhân, bảng chia: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng nhân, chia. (Dành cho HS CHT)
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá.
Bài 1: Tính: 847 3 846 6 849 7 bhbm
Bài 1. Đặt tính: a) 873 : 3 906 : 8 b) 819 : 9 903 : 5
* Nhóm 2 Ôn về đọc, viết số có bốn chữ số. 
- HS tự luyện nhắc lại cách đọc, viết số có bốn chữ số.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bài 1:(Dành cho HS CHT) Đọc các số sau: 1023; 2105; 4568; 9640; 2009; 6351
Bài 2: Viết số:
a. Gồm bảy nghìn, sáu trăm, bốn chục, ba đơn vị.
b. Gồm 2 nghìn, năm chục, chín đơn vị.
c. Tám mươi sáu nghìn năm trăm năm mươi lăm.
d. Ba mươi mốt nghìn không trăm linh tư.
Bài 3: Viết số thành tổng thep các hàng (nghìn, trăm, chục, đơn vị):
a. 6789; 6089; 7896; b. 8967; 7806; 8977; 8900 
* Nhóm 2 Luyện tập về giải toán (HSNK):
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bµi 1. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35 mét, chiều rộng 20 mét. Tính chu vi mảnh đất đó.
Bài 2. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 150 dm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó.
Bài 3. Mét thöa v­ên h×nh ch÷ nhËt cã chiÒu réng 30m, chiÒu dµi gÊp 3 lÇn chiÒu réng. Ng­êi ta muèn lµm mét hµng rµo xung quanh thöa v­ên ®ã (cã ®Ó hai cöa ra vµo, mçi cöa réng 3m). Hái hµng rµo ®ã dµi bao nhiªu mÐt?
*Nhóm 3: Các môn khác: -Mục tiêu: Cho HS tự luyện hát thuộc các bài hát, vẽ hoàn thành các bài vẽ, hoàn thành sản phẩm thủ công.
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá 
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc