Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

ANH ĐOM ĐÓM

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài)

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện Mồ Côi xử kiện phóng to để HS kể chuyện (bài cũ); Tranh minh hoạ bài thơ (SGK)

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ - 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Mồ Côi xử kiện; TLCH về ND đoạn kể.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 28’

1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh, giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.

2. Luyện đọc.

a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ gợi tả.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ.

- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.

- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ: chuyên cần.

- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4.

+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.

- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)

- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?

+ Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm? (chuyên cần)

+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?

+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ?

- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.

4. Học thuộc lòng bài thơ.

- 1 HS đọc toàn bài thơ. GV nhắc nhở HS nghỉ hơi, nhấn giọng một số TN.

- HS luyện học thuộc từng khổ, cả bài thơ theo nhóm 4. - HS thi đọc TL cả bài thơ.

C. Củng cố, dặn dò. 5’

- Một vài HS nói lại nội dung bài thơ. GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ 2 ngày 04 tháng 01 năm 2021
Hoạt động thư viện
Cô Tâm soạn và dạy
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.
- KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 62, 63.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại. - HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1: (Nhóm 4).Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
- HS làm việc theo nhóm 4; GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau:

Làng quê
Đô thị
+ Phong cảnh, nhà cửa.
+ Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.
+ Đường sá, hoạt động giao thông.
+ Cây cối.
..
..
..
..
..
..
..
..
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
- GV kết luận (Như trong SGK).
Hoạt động 2: (Nhóm 4).Tìm hiểu về nghề nghiệp ở làng quê và đô thị.
- GV chia nhóm 4; mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở HĐ1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi em đang sống.
- GV nhận xét và giới thiệu thêm về sinh hoạt ở đô thị.
Hoạt động 3: Vẽ tranh.
	- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (Thị xã) quê em.
	- Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh (nếu không xong thì đưa về nhà làm).
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
CHÍNH TẢ
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’- HS viết vào bảng con thuở bé, lưỡi, thẳng băng – 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Vầng trăng nhô lên được tả đẹp như thế nào? 
+ Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Lựa chọn): (Nhóm 4) - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); GV giải thích: Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu (hoặc dấu thanh) vào đúng chỗ trống trong câu, các em cần chú ý đến nghĩa của từ.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở nháp (Các em chỉ viết từ chứa tiếng cần điền).
- GV mời đại diện các nhóm nêu kết quả. GV và HS nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
 a) cây mây : cây gạo. b) Cho HS điền vần ăt hoặc ăc.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- GV lưu ý một số lỗi HS thường mắc trong bài chính tả.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành BT2.
Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().
	- Áp dụng được việc tính giá trị biểu thức vào dạng bài tập điền dấu (>, <, =). 
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2. Bài 3(dòng 1). Bài 4. HSNK.Bài 3 (dòng 2)
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra HS học thuộc 4 qui tắc tính giá trị biểu thức.
- GV nhận xét.
B. Bài mới : 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1. (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức.
- Cho HS đọc yêu cầu, HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở nháp. 
- Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét, nhắc lại quy tắc.
 238 - ( 55- 35) = 238- 20 b) 84 : (4 : 2)
 = 218. ( 72 + 18 ) x 3
 175 – (30 + 20) 
Bài 2. (Cá nhân) Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức.
- Cho HS đọc yêu cầu, HS nêu cách thực hiện tính, sau đó làm bài vào vở. 
- Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét, nhắc lại quy tắc.
 a) ( 421 – 200) x 2 421 – ( 30 + 20) b) 90 + 9 : 9 ( 90 + 9) :9
 c) 48 x 4 : 2 48 x (4: 2) d) 67 – (27 + 10) 67 – 27 + 10
- HS nêu cách tính của cặp biểu thức b: 
 90 + 9 : 9 = 90 + 1 ( 90 + 9) :9 = 99 :9
 = 91 = 11
- So sánh 2 biểu thức => biểu thức có số và phép tính giống nhau nhưng biểu thức có dấu ngoặc => giá trị khác nhau. Vậy phải thực hiện theo đúng quy tắc thì mới có kết quả đúng.
Bài 3. (Cặp đôi) (dòng 1) (Điền dấu >, <, =): HSNK làm thêm dòng 2
- Cho HS nêu cách làm bài, sau đó HS tự làm vào vở nháp rồi đổi chéo vở kiểm tra.
- Một số HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét, nhắc lại quy tắc.
 (12 + 11) x 3 .......45 30 ......(70 + 23) :
 11 + (52 – 22).....41 120 ......484 :(2 + 2)
Bài 4. Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK .
- Hướng dẫn HS xếp thành hình ngôi nhà. 
- GV theo bổ sung thêm cho những em còn lúng túng.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ 4 quy tắc đã học.
TẬP ĐỌC
ANH ĐOM ĐÓM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện Mồ Côi xử kiện phóng to để HS kể chuyện (bài cũ); Tranh minh hoạ bài thơ (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Mồ Côi xử kiện; TLCH về ND đoạn kể.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 28’
1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh, giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ gợi tả.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ: chuyên cần.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu? 
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm? (chuyên cần)
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- 1 HS đọc toàn bài thơ. GV nhắc nhở HS nghỉ hơi, nhấn giọng một số TN.
- HS luyện học thuộc từng khổ, cả bài thơ theo nhóm 4. - HS thi đọc TL cả bài thơ.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- Một vài HS nói lại nội dung bài thơ. GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ (TIẾT2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sỹ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - HSKG: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sỹ do nhà trường tổ chức.
- KNS: KN xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Xem tranh và kể những người anh hùng. 10’
	- GV chia HS thành các nhóm 4, phát mỗi nhóm 1 tranh Trần Quốc Toản, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng ; yêu cầu các nhóm thảo luận cho biết:
	+ Người trong tranh là ai?
	+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của anh hùng,liệt sĩ đó?
	+ Hãy hát hoặc đọc 1 bài về người anh hùng đó?
	- Các nhóm cử đại diện trả lời.
	- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV tóm tắt về gương anh hùng, liệt sĩ mà HS đã nêu.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. 10’
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày về hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đã tìm hiểu.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ có ghi các việc làm đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.	
Hoạt động 3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn TBLS. 10’
- GV tổ chức cho HS làm việc chung cả lớp.
- GV kết luận chung: Thương binh, liệt sỹ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sỹ.
Hoạt động 4. Cũng cố, dặn dò: 5’
- GV hệ thống nội dung, nhận xét tiết học và dặn về nhà:
Mỗi nhóm sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng... của thiếu nhi một số nước.
Thứ năm ngày 07 tháng 01 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK và các tranh ảnh sưu tầm về nội dung các cơ quan trong cơ thể đã học.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5 phút)
- Cả lớp hát một bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”(Nhóm 4)
- Bước 1: GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Bước 2: GV tổ chức cho HS quan sát tranh theo nhóm, các nhóm thi đua nhau lên ghi tên các bộ phận của cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh); Mỗi tổ ghi 1 tranh.
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào ghi nhanh và đúng nhất.
Hoạt động 3: Quan sát hình theo nhóm.
- GV chia nhóm 4; mỗi nhóm cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK
- Các nhóm trình bày kết quả và dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em sưu tầm được.
- Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi 
em đang sống.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ 4 quy tắc vừa học.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VSCN- BÀI 3: PHÒNG BỆNH GIUN.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Mô tả được một số dấu hiệu của người mắc bệnh giun. Xác định được nơi sống của một số loại giun kí sinh trong cơ thê người. Nêu được tỏc hại của bệnh giun, đường lây truyền bệnh giun. Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun
2. Kỹ năng: Thực hiện 3 điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để đề phòng bệnh giun .
3. Thái độ: Có ý thức rửa tay khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi dép, ăn chín uống sôi giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh đi đại tiện đúng nơi quy định và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. 
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh VSCN . Giấy Ao, bút dạ, băng keo 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 10’. Tìm hiểu bệnh giun.
- Cách tiến hành
+ Các em đó bao giờ bị đau bụng, ỉa chảy ra giun, buồn nôn và chóng mặt không?
+ Nếu em nào trong lớp đó bị những triệu chứng đó như vậy chứng tỏ em đó bị nhiễm giun
- GV cho HS quan sỏt tranh đưa ra câu hỏi để các nhóm thảo luận 
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ?
+ Giun ăn gỡ mà sống được trong cơ thể người ?
+ Nêu tác hại do giun gây ra ?
- GV và cả lớp nhận xột .GV giúp HS hiểu thêm - Giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như : ruột , dạ dày, gan , phổi , mạch máu , nhưng chủ yếu ở ruột già . Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống .Hậu quả người bị bệnh giun đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng ..
Hoạt động 2: 10’.- Tìm hiểu đường lây của bệnh giun. (Nhóm 4)
Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao , bút dạ băng keo và 1 bộ tranh VSCN yêu câu quan sát tranh và trả lời theo gợi ý.
+ Người đi đại tiện ở nhà tiêu không hợp vệ sinh mắc bệnh giun trúng giun và giun từ trong ruột người bị đó ra bên ngoài bằng cách nào ?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người khác bằng những con đường nào ?
Bước 2: Làm việc theo nhúm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận câu hỏi trên và cỏc bạn vừa núi vừa .
Bước 3 : Làm việc cả lớp : Các nhóm treo tranh theo sơ đồ đường lây truyền bệnh giun . GV và các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
GVKL : Trứng giun có nhiều ở phân, nếu đi đại tiện không đúng nơi qui định hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh không đúng cách trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi. 
Trứng giun cũn cú thể vào cơ thể người bằng các cỏch sau 
Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống 
- Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để uống sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun 
- Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi để bón rau. Người ăn rau rửa chưa sạch trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể. Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi đậu vào thức ăn, nước uống của người lành làm họ bị nhiễm giun. 
Hoạt động 3: 10’ Cách phòng bệnh giun. (Nhóm 4) 
Cách tiến hành : GV phát cho các nhóm tranh và nêu nhiệm vụ 
Bước 1: GV nêu yêu cầu. Hãy tìm một số bức tranh và đặt chúng vào vị trí thích hợp trong sơ đồ lây truyền bệnh giun để ngăn chặn sự lây truyền bệnh ? 
Bước 2: Các nhóm xây dựng sơ đồ ngăn chặn đường lây truyền bệnh giun 
Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm dại diện lên trình bày và giải thích sơ đồ của nhóm mình . GV cùng các nhóm khác nhận xét bổ sung
GVKL - Để ngăn chặn cho trứng Giun không xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người
Giữ vệ sinh ăn uống , ăn chín uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn. 
Giữ vệ sinh cá nhân đặc biệt nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà bông, thường xuyên cắt ngắn móng tay không để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp. 
Để ngăn không cho phân rơi vói hoặc ngấm vào đất hay nước. 
Làm nhà tiêu đúng qui cách hợp vệ sinh. 
Giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ không để ruồi đậu và sinh sôi nảy nở ở hố xí 
Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước không bón phân tươi cho rau màu.
Không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi, khụng sử dụng loại nhà tiêu không hợp vệ sinh . Nên 6 tháng tẩy Giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Hoạt động 4: Cũng cố – dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.Đặn HS về nhà thự hiện và tuyên truyền người thân, bạn bè cùng thực hiện cách phòng bệnh giun
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN: TÍNH GIA TRỊ CỦA BIỂU THỨC, GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán: Tính giá trị của biểu thức, giải toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện tập về bảng nhân, bảng chia: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng nhân, chia. 
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá.
Bài 1: Tính: 847 3 846 6 849 7 bhbm
Bài 1. Đặt tính: a) 873 : 3 906 : 8 b) 819 : 9 903 : 5
* Nhóm 2: Luyện tập về tính giá trị của biểu thức: HS nắc lại các quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về tính giá trị của biểu thức..
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
 98 + 87 – 69 98 – 87 + 69 198 + 87 + 69	
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 30 x 6 : 9 90 : 6 : 3 9 x 6 x 3
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
 18 x 4 + 23 x 3 28 : 4 + 23 x 3 27 x 4 – 96 : 3 
+ HS tự làm bài cá nhân.
+ Trao đổi theo cặp.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): 
- HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
- HS trao đổi với bạn.
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bài 1: Một cuộn vải dài 147m, đã bán được cuộn vải đó. Hỏi cuộn vải còn lại bao nhiêu mét?
Bài 2: Năm 2014 có 365 ngày, mỗi tuần có 7 ngày. Hỏi năm 2014 gồm mấy tuần và mấy ngày?
Bài 3: Mẹ hái được 155 quả cam, chị hái được 135 quả cam . Số cam của cả mẹ và chị được xếp đều vào 5 hộp . Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả cam?
Bài 4: Một lớp học có 32 học sinh, phòng học của lớp đoc chỉ có loại bàn hai chỗ ngồi. Hỏi cần í nhất bao nhiêu bàn học như thế?
C. Cũng cố – dặn dò: 5’
- Luyện đọc thuộc các bảng nhân, chia. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học. Làm thêm các bài tập trong VBT.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc