Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA H

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng/ Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

 - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.

II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa H, N, V.

Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Ghềnh Ráng, Ghé); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.

B. Dạy bài mới: 28’

1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.

2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.

a. Luyện viết chữ hoa:

- HS tìm các chữ hoa có trong bài: H, N, V.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS luyện viết vào bảng con các chữ H, N, V. GV nhận xét, uốn nắn thêm.

b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)

- HS đọc tên riêng: Hàm Nghi.

- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.

c. Luyện viết câu ứng dụng:

- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.

- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao: Hải Vân, Hòn Hồng. GV hướng dẫn HS luyện viết.

3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2020
Hoạt động thư viện
Cô Tâm soạn và dạy
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI . SO SÁNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - KT 2 HS làm lại các BT2, 4 (tiết LTVC tuần 11); 
 - GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Cặp đôi)- 2 HS đọc yêu cầu. (Đọc khổ thơ dưới đây và TLCH).
- HS trao đổi cặp làm bài vào VBT (Gạch bằng bút chì). Sau đó 1 HS lên bảng làm bài: gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn), rồi đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
- GV nhấn mạnh: Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn”. Đây là 1 cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. 
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (Trong đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau?). (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức nhắc lại (ngắn gọn) từng hình ảnh so sánh để thấy cách so sánh đó làm rõ thêm hoạt động của con vật, sự vật. 
Sự vật, con vật
Con trâu (chân )
Hoạt động
đi
Từ so sánh
như
Hoạt động
đập đất
Bài tập 3: (Cá nhân)- GV nêu yêu cầu bài tập (Chọn từ ngữ thích hợp ở 2 cột A và B để ghép thành câu)
- HS làm nhẩm (Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh).
- Mời 3 HS lên bảng thi nối đúng, nhanh; sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 - 4 HS đọc lại lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT. 
C. Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những HS học tốt ; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở lớp. Khuyến khích HS học thuộc các đoạn thơ, văn có những hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG(Tiết 24+25)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham gia ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- HSNK: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
* KNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 46, 47. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm nêu cách phòng cháy khi ở nhà.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Quan sát theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý:
+ Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+ Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? GV làm gì?
- Một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn.
- GV và HS thảo luận 1 số câu hỏi, giúp HS liên hệ thực tế:
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
- GV kết luận.
+ Ở trường công việc chính của HS là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
- GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngơi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm...
Hoạt động 3: (Nhóm 2) Quan sát tranh Tìm hiểu hoạt động ngoài giờ của HS.
	- GV hướng dẫn HS quan sát theo cặp các hình trang 48, 49 SGK.
- Hỏi đáp với bạn bè về nội dung các hình:
+ Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì? Hoạt động này diễn ra ở đâu?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ ý thức kỷ luật của các bạn trong hình?
- HS bổ sung cho nhau.
- GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ của HS bao gồm: Vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ.
Hoạt động 4: Thảo luận theo nhóm 4. 
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thiện bài tập ở vở bài tập TN&XH.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; Nhóm khác nhận xét bổ sung.
STT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đạt kết quả cao








- GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm và giúp đớ mọi người.
* Kết thúc bài học, GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm...
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
- GV nhận xét giờ học, dặn HS tham gia có hiệu quả các hoạt động ở trường.
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2020
TOÁN
BẢNG CHIA 8
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
- Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3).Bài 2( cột 1,2,3).Bài 3,4.
- Bài 1( cột 4) .Bài 2(cột 4) dành cho HS có năng khiếu.
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Hs kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 8.- GV nhận xét..
B. Bài mới :28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8.
- Cho HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. GV hỏi: 8 lấy 1 lần bằng mấy? (HS nêu: 8 lấy 1 lần bằng 8). Hs nêu phép nhân, GV viết: 8 x 1 = 8.
	- GV hỏi: Lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? HS nêu: 8 chia 8 được 1, GV viết: 8 : 8 = 1.
- Gọi HS quan sát và đọc 2 phép tính: 8 x 1 = 8 ; 8 : 8 = 1.
- Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng chia 8 vào vở nháp rồi báo cáo.
- HS luyện học thuộc bảng nhia 8: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo.
2. Thực hành.
Bài 1 (cột 1, 2, 3): Tính. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
 - Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất.
 24 : 8 =3 16 : 8 = 2 56 : 8 =7 80 : 8 = 10 
 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 64 : 8 = 8 48 : 6 = 8
 32 : 8 = 4 8 : 8 =1 72 : 8 = 9 56 : 7 = 8
Bài 2 (cột 1, 2, 3): (Cá nhân). Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài, giúp HS củng cố mối quan hệ giữa nhân và chia.
 8 x 5 = 40 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 3 = 24
 40 : 8 = 5 32 : 8 = 4 48 : 8 =6 24 : 8 = 3
 40 : 5 = 8 32 : 4 = 8 48 : 6 =8 24 : 3 =8
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
 Giải: Mỗi mảnh dài số mét là: 32 : 8 = 4 (mét)
 Đáp số: 4 mét.
Bài 4: (Nhóm 4) Tương tự bài 3.
Giải: Cắt được số mảnh vải là: 32 : 8 = 4 (mảnh) 
 Đáp số: 4 mảnh vải.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA H
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng/ Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Ghềnh Ráng, Ghé); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: H, N, V. 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS luyện viết vào bảng con các chữ H, N, V. GV nhận xét, uốn nắn thêm.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc tên riêng: Hàm Nghi. 
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao: Hải Vân, Hòn Hồng. GV hướng dẫn HS luyện viết.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ H, N , V : 1 dòng
 + Viết tên riêng : Hàm Nghi : 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài. GV đánh giá bài của một số HS rồi nhận xét
C. Củng cố, dặn dò. 5’
Biểu dương những HS viết đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường (HS KG biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS).
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công (HSKG biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường).
* KNS: Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
Tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Xử lý tình huống 15’
* Mục tiêu:HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.
+ Tình huống 1:Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn đựoc phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn?
 + Tình huống 2: Nếu em là một HS khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?
+ Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch. làm ồn...
+ Tình huống 4: Khiêm được phân công manh lọ hoa để chuẩn bịcho buổi liên hoan kỉ niệm ngày mồng 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày( có thể bằng lời, có thể qua đóng vai).
- Lớp nhận xét, góp ý. GV kết luận:
a) Là bạn Tuấn, em nên khuyên tuấn đừng từ chối.
b) Em nên xung phong kèm các bạn học.
c)Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d)Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang hoa đến lớp hộ em.
- Vì sao chúng ta cần đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao cho?
Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc trường, việc lớp. 15’
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
- GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
- GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó.
- Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
* GV liên hệ thêm về việc bảo vệ, sử dụng nguồn điện, nước của lớp, trường một cách tiết kiệm cũng là việc làm thể hiện tích cực tham gia việc trường, việc lớp: 
+ Sử dụng quạt, đèn khi thật cần thiết. Khi ra khỏi lớp phải tắt quạt, đèn ngay. Tận dụng ánh sáng mặt trời để giảm sử dụng đèn điện.
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm, hợp lí.
+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn thực hiện sử dụng tiết kiệm nước và năng lượng điện.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 5’
? Ở trường có tổ chức các hoạt động giáo dục tài nguyên môi trường biển đáo em sẽ làm gì?
 GV liên hệ tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực
tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.
GV: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2020
Lớp học môn đặc thù 
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau...
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
- HSNK: Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
- KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin. Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK trang 50, 51.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS kể những hoạt động chủ yếu của HS ở trường. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Cho HS hát bài Em yêu trường em. Giới thiệu bài và nêu mục tiêu.
Hoạt động 2:( Nhóm 2). Tìm hiểu cách sử ụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui và an toàn.
- GV hướng dẫn HS quan sát theo cặp các hình trang 50, 51 SGK trảo lời:
+ Bạn chơi trò gì trong giờ ra chơi?
+ Trò chơi nào dễ gay nguy hiểm?
+ Điều gì xẩy ra nếu chơi trò chơi đó?
+ Cần khuyên bạn thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV và HS nhận xét và bổ sung. GV kết luận nội dung thảo luận. 
Hoạt động 3: (Nhóm 4). Tìm hiểu, lựa chọ chơi những trò chơi phòng tránh nguy hiểm.
- GV nêu nhiệm vụ:
+ Kể những trò chơi mà em thích.
+ Nhận xét trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm? 
Lựa chọn trò chơi có ích, an toàn. 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giờ ra chơi của lớp mình.
- Dặn HS không chơi những trò chơi nguy hiểm.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: NHỚ ƠN CHÚ BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu: 
Hiểu công lao to lớn của các chú bộ đội đối với Tổ quốc. 
Biết bày tỏ sự biết ơn của mình đối với các chú bộ đội thông qua các hành động, việc làm cụ thể.
Luôn biết ơn và kính trọng các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị: - GV: các bản nhạc bài hát thuộc chủ đề chú bộ đội.
HS: giấy A4, bút chì, màu
III. Hoạt động lên lớp:
TBHT báo cáo kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của các bạn.
TBVN điều hành lớp hát bài hát Cháu thương chú bộ đội.
GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu: 
5. TBHT nêu lại mục tiêu.
- TBHT Mời người dẫn chương trình lên làm việc:
6. Người dẫn chương trình điều hành các hoạt động:
- Tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm Nhớ ơn chú bộ đội hôm nay gồm hai phần.
+ Phần thứ nhất là phần : Trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài hát”
+ Phần thứ hai là phần : Trổ tài sáng tạo.
Phần I. Bây giờ mình mời các bạn bước vào phần thứ nhất: Trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài hát”
- NDCT phổ biến Luật chơi: Các bạn sẽ được nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát. Bạn nào đoán đúng và thể hiện được bài hát sẽ được thưởng một chiếc bút.
- GV bật nhạc – TBHT theo dõi mời người có kết quả trả lời.
- HS trả lời, thể thể hiện 1 đoạn bài hát đó. HS và Gv nhận xét, dương bạn trả lời đúng.
Trao thưởng cho bạn trả lời đúng.
- GV: ? Các bài hát trên có chủ đề nói đến ai? (các chú bộ đội)
? Các chú bộ đội có công ơn to lớn đối với Tổ quộc và đối với chúng ta như thế nào?
? Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính trọng các chú bộ đội?
- GV nhận xét, kết luận.
Phần II. Bây giờ sang phần thứ hai : Trổ tài sáng tạo.
Người dẫn chương trình giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ của phần 2.
Lớp chúng ta sẽ được chi làm 4 nhóm, mỗi nhóm 8 bạn.
Các nhóm tự thảo luận chọn cho nhóm mình một cái tên. Các nhóm tự chọn làm một sản phẩm dâng lên các chú bộ đội để tỏ lòng biết ơn của mình đối với các chú. (Các sản phẩm có thể là một bức tranh, 1 câu chuyện, 1 bài thơ, một bài hát, 1 tấm thiệp, 1 lẵng hoa)
Các nhóm tập luyện làm sản phẩm. - Các nhóm trình bày.
Bình chọn nhóm xuất sắc.- Trao thưởng
7. GV nhận xét kết luận.
- Hướng dẫn HS liên hệ bản thân cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội.
- Gv nhận xét tiết học. Dặn dò.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT: SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc các bài tập đọc học thuộc lòng chưa thuộc.
+ HS luyện đọc.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần.
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu dưới đây rồi viết vào bảng: 
a. Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ
b. Tiếng hót của hoạ mi âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
c. Tiếng hát của anh Núp thanh thoát khoẻ mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phi bay trong nắng buổi sớm
Bài 2: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi tôi thích nhất là cây khế mọc gần ao cành khế mọc loà xoà xuống mặt nước trong vắt quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.
Bài 3: Tìm những từ ngữ có trong đoạn văn: Chỉ sự vật ở quê hương; Chỉ tình cảm đối với quê hương. 
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại mảnh đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những điệu hát ngày xưa Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam, cứ mỗi buổi chiều lại hiện trắng những cánh cò
Bài 4: Điền vào chỗ trống những từ ngữ để tạo thành câu Ai làm gì?
Trên cánh đồng, những con chim gáy..
Ngoài xa, những con sóng . 
. rì rầm trò chuyện.
.... chạy lon xon trước sân nhà.
* Nhóm 3: Luyện viết: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng kiểu câu Ai làm gì.
+ Gợi ý HS có thể viết đoạn văn kể về người thân, tả cảnh quê hương
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc