Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

ĐẠO ĐỨC

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường (HS KG biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS).

- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công (HSKG biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường).

*KNS: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.

II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ HĐ1(VBT);Các bài hát về chủ đề nhà trường.

III. Các hoạt động dạy - học:

Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em (Hoàng Vân).3’

Hoạt động 1: Phân tích tình huống.10’

 - Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và cho biết nội dung tranh.

 - GV giới thiệu tình huống.

- HS nêu các cách giải quyết, GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:

 a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.

 b. Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi 1 mình.

 c. Huyền doạ sẽ mách cô giáo.

 d. Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.

 - GV hỏi: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a, b, c, d?

 - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận vì sao chọn cách đó.

- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 cách ứng xử. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày, cả lớp thảo luận phân tích.

 - GV kết luận. Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập nên các em cần phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.8’

 - HS nêu yêu cầu BT2. Sau đó tự làm vào VBT

 - Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình.

 - GV nhận xét, kết luận: Tình huống c, d là đúng; tình huống a, b là sai.

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’

 - GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành bằng cách giơ các tấm thẻ màu; nêu lý do vì sao tỏ thái độ đó.

 - GV kết luận: Các ý kiến a, b, d ( Đ ); ý kiến c ( S ).

Hướng dẫn thực hành:5’

 - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. Tham gia làm và làm tốt 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
Hoạt động thư viện
Cô Tâm soạn và dạy
TẬP ĐỌC 
VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ . (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài – HSNK thuộc cả bài thơ)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh trong SGK (Tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Đất quý, đất yêu theo 4 tranh minh hoạ. Sau đó, trả lời câu hỏi: Vì sao người Ê- ti- ô- pi- a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
B. Dạy bài mới: 28’
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bàn nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng đọc vui, hồn nhiên; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu thơ.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. 
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV giải nghĩa thêm: cây gạo.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm. 
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài (giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
3. Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài thơ trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ?
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. HS và GV nhận xết, kết luận.
4. Luyện học thuộc lòng bài thơ. (Nhóm 4)
- GV đọc diễn cảm bài thơ. - HS luyện đọc thuộc theo nhóm 4 theo các bước:
+ Đọc cá nhân.
+ Đọc trong nhóm.
- Đại điện một số nhóm thi đọc.- GV kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài. 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (Tiết 21+22)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng.
- HSNK: Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột).
II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ ở SGK trang 42, 43.
HS mang ảnh họ nội, họ ngoại của mình dến lớp; 3 tờ giấy A3, bút màu.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’ - Kể những người họ nội, họ ngoại của em?
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi chợ mua gì? Cho ai?”
* Cách chơi: Lớp trưởng hô: Đi chợ, đi chợ! Cả lớp: Mua gì, mua gì?
- Lớp trưởng hô: Mua hai áo len (hai em chạy quanh lớp)
- Cả lớp: Cho ai, cho ai?
- 2 em vừa chạy vừa nói: Cho mẹ, cho mẹ.
- Lớp trưởng tiếp tục hô. - Cuối cùng lớp trưởng hô: Tan chợ. Trò chơi kết thúc.
Hoạt động 2: HS thực hành làm vào vở. (Nhóm 4)
- HS quan sát hình 42 SGK - nhận biết họ hàng qua tranh vẽ.
- Thảo luận và làm bài 1 vào VBT. - Đại diện nhóm đọc kết quả.
* Những người thuộc họ nội của Quang là: mẹ của Hương, Hương và Hồng.
* Những người thuộc họ ngoại của Hương là: bố Quang, Quang, Thuỷ.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 ý 1 (Đ); ý 2 (S); ý 3 (Đ); ý 4 (Đ); ý 5 (Đ); ý 6 (S)
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
+ Bước 1: Hướng dẫn.
GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
+ Bước 2: Làm việc cá nhân.
Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
+ Bước 3: Gọi 1 số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
 - GV nhận xét giờ học, về nhà thực hành vẽ sơ đồ gia đình em (họ nội, họ ngoại).
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ. 5’ 
- Kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 8. GV hỏi thêm 1 số phép tính bất kỳ trong bảng nhân.
2. Luyện tập. 25’
Bài 1 (Tính): (Cá nhân). HS tự làm bài vào vở nháp. GV gọi từng HS đọc kết quả các phép tính.
Ở phần 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong phép nhân thì tích không thay đổi.
a) 8 x 1= 8 8 x 5 = 40 8 x 0 = 0 8 x 8 = 64 
 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 9 = 72
 8 x 3 = 24 8 x 7 = 56 8 x 10 = 80 0 x 8 = 0 
 b) 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56
 2 x 8 = 16 4 x 8 = 32 6 x 8 = 48 7 x 8 = 56
Bài 2 (cột a): (Cá nhân)- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
 - Đại diện một số HS lên bảng làm. HS nhận xét, thống nhất.
 a) 8 x 3 + 8= 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 +8 b) 8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8 
 = 32 = 40 = 72 = 80
Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải. Số dây điện đã cắt là: 8 x 4 = 32 ( mét)
 Cuộn dây còn lại số mét là: 50 – 32 = 18 (mét)
 Đáp số: 18 mét. 
Bài 4. (Cặp đôi) (Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm): - Vừa củng cố KN tính nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích.
- HS viết được: 5 x 4 = 20 (ô vuông); 4 x 5 = 20 (ô vuông)
- Nhận xét: 5 x 4 = 4 x 5
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1).
	- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2).
	- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì? (BT3).
	- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT1 và 3 bộ phiếu giống nhau ghi các TN ở BT1 cho HS thi xếp TN theo nhóm. Bảng lớp kẻ bảng của BT3 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau làm miệng BT2 (tiết LTVC T10); 
 - GV nhận xét và củng cố kiến thức đã học về so sánh.
B. Dạy bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Xếp những TN đã cho vào 2 nhóm: Chỉ sự vật ở quê hương; Chỉ tình cảm đối với quê hương. (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
1 Chỉ sự vật ở quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường
2 Chỉ tình cảm đối với quê hương
Gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào
Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc thầm BT trong SGK, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT (viết bằng bút chì); 
GV giúp HS hiểu nghĩa từ Giang sơn (Sông núi, dùng để chỉ đất nước). Sau đó cho 3 HS lần lượt đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 TN vừa được chọn( quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn).
Bài tập 3: (Cặp đôi)- HS đọc thầm nội dung bài tập và câu mẫu, nhắc lại yêu cầu của bài tập. (Tìm các câu được viết theo mẫu Ai làm gì? Chỉ rõ các bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?). VD: Cha/ làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
- HS trao dổi theo cặp làm bài.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào VBT. GV hướng dẫn HS chữa bài kết hợp củng cố mẫu câu đã học.
Bài tập 4: - 1 HS nêu yêu cầu của BT (Dùng mỗi từ ngữ đã cho để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?).
- GV nhắc thêm: Với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu.
 VD: Bác nông dân đang cày ruộng.
- HS làm bài cá nhân: Viết vào VBT các câu văn đặt được.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét , chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét và biểu dương HS học tốt; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở lớp.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường (HS KG biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS).
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công (HSKG biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường). 
*KNS: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ HĐ1(VBT);Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em (Hoàng Vân).3’
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.10’
	- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và cho biết nội dung tranh.
	- GV giới thiệu tình huống. 
- HS nêu các cách giải quyết, GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
	a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
	b. Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi 1 mình.
	c. Huyền doạ sẽ mách cô giáo.
	d. Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
	- GV hỏi: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a, b, c, d?
	- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận vì sao chọn cách đó.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 cách ứng xử. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày, cả lớp thảo luận phân tích.
 - GV kết luận. Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập nên các em cần phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.8’ 
	- HS nêu yêu cầu BT2. Sau đó tự làm vào VBT
	- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình. 
 - GV nhận xét, kết luận: Tình huống c, d là đúng; tình huống a, b là sai.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’
	- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành bằng cách giơ các tấm thẻ màu; nêu lý do vì sao tỏ thái độ đó.
	- GV kết luận: Các ý kiến a, b, d ( Đ ); ý kiến c ( S ).
Hướng dẫn thực hành:5’ 
 - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. Tham gia làm và làm tốt 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng. 
Thứ năm ngày 03 tháng 12 năm 2020
Lớp học môn đặc thù 
Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
	- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Cho HS thấy được hậu quả của những vụ cháy (Nhà, kho, rừng)
	- HSNK: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
* KNS: - Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): tìm kiếm sự giúp đỡ ,ứng xử đúng cách.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK (Trang 44, 45). 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm nêu các thế hệ trong gia đình em.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. 
- HS làm việc theo N2: Quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa? 	
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- GV tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tự đặt ra các câu hỏi.
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi HS chỉ trả lời 1 trong các câu hỏi, các HS khác bổ sung. GV giúp HS rút ra kết luận.
- GV và HS kể 1 vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua các thông tin đại chúng.
- GV lấy ví dụ cho HS thấy được hậu quả của những vụ cháy (Nhà, kho, rừng)
- GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây ra những vụ hỏa hoạn đã kể ở trên.
Hoạt động 3: Thảo luận và đóng vai. (Nhóm 4)
- Bước 1: Động não. 
+ GV đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
+ Lần lượt mỗi HS nêu 1 vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
- Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai: Dựa vào các ý kiến HS nêu lên ở HĐ trên, GV giao cho mỗi nhóm đi sâu tìm biện pháp khắc phục tìm nguyên nhân dễ dẫn đến hỏa hoạn ở nhà.
+ Nhóm 1 thảo luận: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2 thảo luận: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa...nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
+ Nhóm 3 thảo luận: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại...?
+ Nhóm 4 thảo luận: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận. Cần phải sử dụng năng lượng chất đốt an toàn và hiệu quả, Ví dụ: Tắt bếp khi sử dụng xong 
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Gọi cứu hỏa” (Cả lớp)
	- GV nêu tình huống cháy cụ thể. Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của HS thế nào.
	- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà, cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ :
VỆ SINH CÁ NHÂN BÀI 2: ĂN UỐNG SẠCH SẼ.
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
 - Kĩ năng: Thực hiện ăn uống sạch sẽ.
 - Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống, có thói quen rửa tay trước khi ăn.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:10’. Những việc cần làm để ăn sạch .
Mục tiêu: Nói được những việc cần làm để ăn sạch, thực hiện rửa tay trước khi ăn.
- GV chia nhóm phát tranh cho học sinh.
+ Bức tranh nghĩ gì?
+ Việc làm đó có tác dụng gì?
- Nhóm làm việc và lên báo cáo.
 - GVKL: Để ăn sạch chúng ta cần phải : + Rửa tay trước khi ăn; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn...
+ Rửa sạch rau ,quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
+ Thức ăn phải được đậy cẩn thận không để ruồi,dán, chuột,... bò hay đậu vào.
+ Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. 
Hoạt động 2: 10’.Những việc cần làm để uống sạch.
Mục tiêu: Phân biệt được nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh.
- Nói được những việc cần làm để uống sạch .
- Cách tiến hành.
- Kể tên những đồ uống các em thường dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến ccủa các em lên bảng.
- GV cho cả lớp thảo luận.
- Theo em các loại đồ uống nào nên uống ,các loại đồ uống nào không nên uống? Vì sao?
- Nước đá như thế nào là sạch? Như thế nào là không sạch?
- các loại kem và nước mía như thế nào là hợp vệ sinh?
- GVKL: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm ,đun sôi để nguội .Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống.
- Bạn nào uống nước hợp vệ sinh? Tại sao?
- Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? tại sao?
Hoạt động 3: 10’. Lợi ích của ăn uống sạch sẽ.
- MT: Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống.
- Cách tiến hành.
- Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ?
- GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy ,giun sán....
Hoạt động 4: 5’. Cũng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, nhắc HS giữ vệ sinh ăn uống mọi lúc, mọi nơi. 
	TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN: 
”ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO; GIẢI TOÁN HAI PHÉP TÍNH”
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện tập về đơn vị đo độ dài: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng đơn vị đo độ dài.
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá.
Bài 1: Số: 1 km =  hm =  dam = . m 1m =  dm =  cm =  mm
 1 hm =  dam =  m 1dm =  cm =  mm
 1 dam =  m =  dm 1cm =  mm
Bài 2. Số? 3m 5dm = ...... dm 5dm 2cm = ........ cm.
 529 m =  hm  dam  m 526 cm =  m  dm  cm
 250 m =  hm  dam  m 170 cm =  m  dm  cm
Bài 2: Tính (theo mẫu)(a,b) 
a. 7 hm x 6 = 42 hm b. 42 hm : 6 = 7 hm c. 42 hm : 7 hm = 6 (lần)
 9 km x 4 =  32 km : 4 =  32 m : 4 m = 
 23 m x 4 =  96 m : 3 =  36 km : 6 km = 
* Nhóm 2: Luyện tập tìm thành phần chưa biết: - Tự luyện làm các bài tập về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 1: Tính X: X x 4 = 36 X : 5 = 41 X + 27 = 52 X - 28 = 57 
 5 x X = 45 48 : X = 6 48 + X = 96 72 - X = 35 
Bài 2: Đặt tính rồi tính: 80 : 4 65 : 7 24 x 6 35 x 3 = 
 96 : 3 67 : 6 12 x 7 40 x 5 = 
+ HS tự làm bài cá nhân.
+ Trao đổi theo cặp.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): 
- HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
- HS trao đổi với bạn.
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bài 1: Lớp có tất cả 35 học sinh. Có 7 bạn tập múa, số còn lại tập thể dục. Hỏi số tập thể dục gấp mấy lần số tập múa?
Bài 2: Một đội công nhân sửa đường. Ngày đầu sửa được 145km đường. Ba ngày sau mỗi ngày sửa được 135km đường. Hỏi trong 4 ngày đội đó sửa được bao nhiêu km đường?
Bài 3: Mỗi xe ô tô tải cần có 8 bánh xe. Muốn lắp 9 xe ô tô tải mà mới có 50 bánh xe thì phải có thêm bao nhiêu bánh xe nữa?
Bài 4: Tìm x: a. X x 5 + 18 = 58 b. X + 27 – 42 = 104
C. Cũng cố – dặn dò: 5’
- Luyện đọc thuộc các bảng đơn vị đo độ dài. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc