Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

TUẦN 5

 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020

Đạo đức

 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (TIẾT 1)

I.Mục tiêu :

- Biết cần phải giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.

-Nêu được ích lợi của việc sống ngăn nắp,gọn gàng, chỗ học chỗ chơi.

-Lồng ghép bảo vệ môi trường với mức độ lồng ghép là liên hệ.

II.Đồ dùng :VBT

III.Hoạt động dạy học :

*Hoạt động 1: Ích lợi của việc sống gọn gàng ,ngăn nắp(13’)

*Mục tiêu:Giúp HS nhận biết ích lợicủa việc sống gọn gàng, ngăn nắp

*Cách tiến hành:

-GV chia nhóm và yêu cầu HS làm bài tập 1.

-Một số nhóm trình bày

-HS thảo luận :Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp ,sách vở?

-Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?

-GV kết luận :Tính bữa bộn của Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm.Do đó nên tập thói quen gọn gàng ,ngăn nắp trong sinh hoạt.

*Hoạt động 2: HS phân biệt được thế nào là gọn gàng ,chưa gọn gàng:(15’)

*Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.

*Cách tiến hành:

-HS quan sát tranh ở VBTvà cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?Đã gọn gàng và ngăn nắp chưa?Vì sao?

-HS trình bày .GV kết luận :tranh 1,3 là đã gọn gàng ngăn nắp

-Tranh 2,4chưa gọn gàng ,ngăn nắp.

Hoạt động 3: HS đồng tình với người biết sống gọn gàng và không đồng tình với người sống chưa gọn gàng:(7’)

*Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.

*Cách tiến hành:

-GV nêu tình huống :Bố mẹ cho Na một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn của Na.

?Theo em, Na cần làm gì để góc học tập gọn gàng ngăn nắp

-HS nêu ý kiến

-GV kết luận :Na nên bày tỏ ý kiến ,yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.

3.Củng cố ,dặn dò :

?Sống ngăn nắp ,gọn gàng có lợi gì (HS trả lời)

-GV: Sống gọn gàng ,ngăn nắp làm cho khuôn viên ,nhà cửa thêm gọn gàng ,ngăn nắp , sạch sẽ làm sạch đẹp môi trường bảo vệ môi trường

 

doc26 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chữ nhật. 
2.Giới thiệu hình tứ giác:(10’)
- GV làm tương tự như giới thiệu hình chữ nhật.
 3.Thực hành (15’)
Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Dùng thước và bút nối các điểm để có (HĐ nhóm đôi)
a.Hình chữ nhật b. Hình tứ giác
 A	B M N
 .C
 E D	Q	P
- HS nối và đọc tên các hình đó.
-GV gọi đại diện một số nhóm đọc tên hình.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu : Bài 2 ( c).- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác?
a,	
- HS trả lời câu a,b,c.
- GV nhận xét.
Bài 3: - Dành cho học sinh có năng khiếu : .- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Kẻ thêm một đoạn thẳng để được .HS có năng khiếu làm vào giấy nháp
a,1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác. b, 3 hình tứ giác
-GV gọi lên bảng kẻ.
- GV chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò: (2’).
- HS thi đua nói nhanh về các vật có hình chữ nhật ở trong lớp.
 HS nhắc lại nội dung bài học.
-------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TÊN RIÊNG - CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I.Mục tiêu:
- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1); bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam (BT2).
- Biết đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì? (BT3).
II.Đồ dùng:
- Bút dạ và 3 tờ giấy A4.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-Lớp trưởng điều hành 2 cặp HS.
-HS hỏi đáp : VD. Hôm nay là ngày mấy? (Hôm nay là ngày 4)
- HS thi đua đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm.
- GV nhận xét.
B.Bài mới : (28’)
1.Giới thiệu : Tiết học hôm nay ta học cách viết hoa tên riêng và đặt câu theo kiểu Ai là gì? .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: (HĐ nhóm đôi)
- HS đọc yêu cầu bài tập: Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? vì sao?
 1 2
 sông Cửu Long 
 núi	 Ba Vì
 thành phố Huế
 học sinh Trần Phú Bình
- Các nhóm trả lòi trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- GV kết luận: Các từ ở cột (1) là tên chung không viết hoa; Các từ ở cột (2) là tên riêng của một dòng sông, núi, thành phố nên phải viết hoa.
- HS đọc: Tên riêng của người , sông, núi, ... phải viết hoa.
Bài tập 2:(viết) Hãy viết tên hai bạn hoặc tên một dòng sông, ....(HĐ nhóm 4)
- GV phát giấy, bút cho các nhóm và yêu cầu HS làm.
- GV theo dỏi và gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: Viết (HĐ nhóm đôi)
-2HS đọc yêu cầu và câu mẫu: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu trường,..
- HS thảo luận rồi làm vào vở .
-GV nhận xét vở.
- Gọi 1 số em đọc bài làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS đọc lại câu ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Thủ công :
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Gấp máy bay đuôi rời.Các nếp gấp tương đối thẳng,phẳng 
*Đối với HS khéo tay: - Gấp máy bay đuôi rời. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được
 II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: máy bay mẫu, qui trình gấp máy bay đuôi rời
 - HS: Giấy, keo, bút chì, thước kẻ .
III. Hoạt động dạy- học 
1.Kiểm tra bài cũ (3p) 
- GV kiểm tra đồ dùng học sinh
-HS nêu lại qui trình gấp máy bay phản lực
2. Bài mới 
 Giới thiệu bài 
 a. Hoạt động 1: GV cho học sinh quan sát mẫu ( 5p)
 *GV cho HS quan sát mẫu và gợi ý cho HS nhận xét về hình dáng đầu, cánh, thân, đuôi máy bay
-GV mở dần mẫu máy bay cho HS xem và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Hình dạng tờ giấy để gấp đầu, cánh máy bay ?
*GV kết luận
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu(8p)
GV giới thiệu hình dáng các bước quy trình gấp máy bay đuôi rời 
 * Bước 1: Gấp tờ giấy cắt hình chữ nhật thành hình vuông và một hình chữ nhật .
 * Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay
 * Bước 3: Làm đuôi và thân máy bay.
 * Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
 - GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn HS thao tác từng bước một
 c .Hoạt động 3: HS thực hành ( Hoạt động cặp đôi, cá nhân )(15p)
-GV cho HS gấp máy bay đuôi rời bằng giấy nháp.
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
-GV bao quát lớp, HS làm bài
*Đối với HS khéo tay: - Gấp máy bay đuôi rời. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được
Chú ý: Hướng dẫn các em gấp các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng 
- Cá nhân trình bày sản phẩm
- Học sinh khác nhận xét
- GV nhận xét chung
 d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p) 
- GV cùng HS củng cố bài 
- GV nhận xét giờ học.	
*Dặn HS 
-chuẩn bị giờ sau thực hành gấp máy bay đuôi rời
-------------------------------------------------------------
Tập đọc
MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạnh văn bản có tính chất liệt kê.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Dành cho học sinh có năng khiếu : HS có năng khiếu trả lời được CH 5.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Truyện, bảng phụ ghi sẵn câu.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:(5’)
-Lớp trưởng điều hành.
- Tiết trước ta học bài gì?
- 3 HS nối tiếp từng đoạn trong bài Chiếc bút mực.
- GV nhận xét .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’) 
2. Luyện đọc (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
+ Đọc từng mục: (HĐ cán nhân)
- HS đọc nối tiếp nhau từng mục.
- GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em.
- GV ghi bảng: Quang Dũng,......
- HS đọc từ khó.( HĐ nhóm đôi)
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
 .Một. // Quang Dũng. // Mùa quả cọ. // Trang 7.// 
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chổ.
+ HS đọc từng mục trong nhóm. (HĐ nhóm đôi)
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) ( HĐ nhóm 4)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tuyển tập này có những truyện nào ?. 
- Truyện Người học trò cũ ở trang nào ?.
- Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào ?.
- Mục lục sách dùng để làm gì ?.
-HS hỏi đáp trong nhóm trước lớp. 
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau. 
-GV nhận xét bổ sung.
4.Luyện đọc lại bài (10’)
- 3 HS đọc lại bài.
- GV cùng HS nhận xét.
7.Củng cố,dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem bài sau.
-------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
Tập viết
CHỮ HOA D
I.Mục tiêu :
-Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dũng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh(3 lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ D
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ : 5’
- HS viết bảng con : C,Chia
- GV nhận xét . 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài(2’)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’)
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ : 
- GV gắn bảng mẫu chữ D và hỏi .
- Độ cao của chữ hoa D ?
- Gồm mấy nét ? Đó là những nét nào?
GV nêu cách viết :
+ Điểm đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ; phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.
- GV viết mẫu chữ D cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. 
*Hướng dẫn HS viết bảng con .
- HS viết trên không chữ D
- HS viết bảng con : D, Dân
- GV nhận xét .
3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’)
a.Giới thiệu câu ứng dụng
- HS đọc : Dân giàu nước mạnh.
- GV giải nghĩa: Nhân dân giàu có, đất nước mới mạnh.
b. GV viết mẫu 
c.HS quan sát , nhận xét.
- Con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li ?. 
4. Hướng dẫn HS viết vào vở:(15’)
- Cỏc em viết 1 dòng chữ D cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Dân cỡ vừa,...
- HS viết bài,GV theo dỏi và chữa bài và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học .
- V ề nhà nhớ luyện viết hơn .	 
-------------------------------------------------------------
Chính tả
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.
- Làm được BT(2) a BT(3) b.
- GV nhắc học sinh đọc bài Cái trống trường em.(SGK) trước khi viết bài chính tả.
II. Đồ dùng:
- Bảng chép sẵn nội dung bài tập 2a.
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (5’) .
- Cả lớp viết bảng con: đêm khuya, chia quà.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:(25’)
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, 2HS đọc lại .
+ Hai khổ thơ này nói gì ?.
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Trong bài hai khổ thơ đầu, có mấy dấu câu, là những dấu gì?.
+ Có bao nhiêu chữ phải viết hoa, vì sao viết hoa?.
- HS viết vào bảng con: Trống, nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn.
- GV nhận xét.
b. GV hướng dẫn HS cách trình bày. 
-GV hỏi HS cách trình bày bài thơ.
-GV nhận xét bổ sung.
c.GV đọc bài.
- HS viết bài vào vở. 
- GVvừa đọc vừa uốn nắn những HS viết chưa đẹp .
 - GV đọc lại thong thả từng dòng thơ, HS khảo bài.
- GV nhận xét vở và chữa lỗi cho HS.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập:(8’)
Bài 2: - HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống l hay n? (HĐ nhóm đôi)
- GV treo bảng phụ.
- HS trả lời miệng, HS cùng GV nhận xét.
Bài 3b: Thi tìm nhanh những tiếng có vần en và những tiếng có vần eng .
- HS thi đua giữa các tổ trả lời miệng
- GV ghi bảng: xẻng - đèn - khen- thẹn
4.Củng cố dặn dò: (2’)
- GV tuyên dương những HS viết chữ đẹp và nhắc nhở những HS viết chưa đẹp
- Về nhà luyện viết thêm . 
-------------------------------------------------------------
Toán
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I.Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Các bài tập cần làm: Bài (không yêu cầu học sinh tóm tắt). Bài 3.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 2.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: (5’)
- Lớp trưởng điều hành.
- Tiết trước ta học bài gì ?( hình chữ nhật, hình tứ giác).
- Đưa ra một số đồ vật HS nhận hình và nêu tên.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới: 28’
a.Giới thiệu bài toán về nhiều hơn .
Bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm phép gì ? Lấy mấy cộng mấy?
 Bài giải 
 Số quả cam ở hàng dưới là: 
 5 + 2 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả cam
b.Thực hành: (15’)
Bài 1: HS đọc bài toán , GV tóm tắt ( HĐ nhóm đôi)
 Hoà có : 4 bông hoa
 Bình nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa
 Bình có : ...bông hoa?
-HS thảo luận rồi làm vào vở.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
 Bình có số bông hoa là:
 4 + 2 = 6 (bông hoa)
 Đáp số : 6 bông hoa
- GV nhận xét vở, chữa bài. 
Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu. HS có năng khiếu làm vào vở nháp.
 Tóm tắt
Nam có : 10 viên bi
Bảo nhiều hơn Nam : 5 viên bi
Bảo có : .... viên bi?
-1 HS lên bảng làm: 
Bài giải
Bảo có số viên bi là:
10 + 5 = 15 (viên).
Đáp số : 15 viên bi.
- GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích bài toán .(HĐ nhóm đôi)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết Đào cao bao nhiêu ta làm phép gì ?
- HS giải vào vở nháp. 1HS lên làm bảng phụ.
Bài giải
Chiều cao của Đào là:
95 + 3 = 98 (cm)
Đáp số: 98 cm
- HS cùng GV chữa bài .
- GV chữa nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem trước bài sau.
-------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
 Tự nhiên và xã hội 
 CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I.Mục tiêu:
- Nêu được và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh trên mô hình.
- Dành cho HS có năng khiếu : Phận biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. 
II.Đồ dùng:
- Tranh SGK 
- Sơ đồ cơ quan tiêu hoá.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì ? : Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt ?.
- HS trả lời GV nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá (10’)
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề
*GV nêu câu hỏi:
- Thức ăn khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?.
- Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá?.
- Các em hãy dự đoán đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
- HS dự đoán ( nêu ra)
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS.
- GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình.
- GV gọi HS nêu dự đoán.
- GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1- N2- N3
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?.
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc .
- GV ghi bảng.
- Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- HS quan sát chỉ trên mô hình và rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
*GV kết luận: GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá trên sơ đồ.
-Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bổ được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá: (10’).
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
*GV nêu câu hỏi:
- Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá .
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá ?.
- Các em hãy dự đoán các cơ quan tiêu hoá?.
- HS dự đoán ( nêu ra)
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình.
- GV gọi HS nêu dự đoán.
- GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1- N2- N3
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?.
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc.
- GV ghi bảng.
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát hình vẽ, chỉ vị trí các cơ quan tiêu hoá đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- HS nhận biết được quá trình tiêu hoá của thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra.
- Các nhóm lên trình diễn
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
GV kết luận:
-Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá như: Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan tiết ra tuỵ do tuỵ tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác.
- Cơ quan tiêu hoá gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ
Hoạt động 3 : Trò chơi “Ghép chữ vào hình”. (10’) .
Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát cho mổi nhóm một bộ tranh hình vẽ các cơ quan tiêu hoá.
- Các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá.
Bước 2: GV yêu cầu HS gắn chữ vào bên cạnh cơ quan tiêu hoá tương ứng.
Bước 3: Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm lên trình bày. GV nhận xét.
*Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Biết giải và trình bày bài giải toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,4.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 3.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 5’.
- GV nêu bài toán: Cành trên có 3 con chim cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 con chim. Hỏi cành dưới có bao nhiêu con chim?
- HS giải vào bảng con.
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Giải bài toán theo tóm tắt. (HĐ nhóm đôi)
- HS nêu miệng bài giải.
- Bài toán cho biết gì ?.
- Bài toán hỏi gì ?.
- Muốn biết số bút ở trong hộp ta làm phép gì ?.
-1HS lên bảng giải còn lại giải vào vở .
-HS và GV nhận xét
Bài giải
Trong hộp có số bút là:
6 + 2 = 8 (bút)
 Đáp số : 8 bút
Bài 2: :- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Giải bài toán theo tóm tắt. (HĐ cá nhân)
An có : 11 bưu ảnh
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh
Bình có : ...... bưu ảnh?
-HS nhìn tóm tắt đọc bài toán giải vào vở, 1 HS lên giải
Bài giải
Bình có số bưu ảnh là:
11 + 3 = 14 ( bưu ảnh)
Đáp số : 14 bưu ảnh
Bài 3: - Dành cho học sinh có năng khiếu: HS có năng khiếu làm .
- HS nhìn vào tóm tắt giải bài toán
- GV vẽ ở bảng.
- HS giải miệng: 
Bài giải :
Đội 2 có số người là
15 + 2 = 17 (người)
Đáp số: 17 người
Bài 4: - Cho học sinh đọc yêu cầu bài (HĐ nhóm đôi)
. HS đọc bài toán thảo luận rồi nêu miệng. 
Bài giải
a . Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 2’
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Tập làm văn
TRẢ LỜI CÂU HỎI.ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I.Mục tiêu:
- Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
-Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3).
*- KNS : - Giao tiếp.
II.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :(5’)
- 2 HS lên đóng vai Tuấn và Hà (truyện Chiếc bút mực).
- Tuấn nói câu có dùng từ xin lỗi.
- GV nhận xét .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1: miệng (HĐ nhóm đôi)
- HS đọc yêu cầu: Hãy dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời.
- HS hỏi đáp nhóm đôi.
 - Bạn trai đang vẽ ở đâu ? (Bạn trai đang vẽ lên bức tường).
- Bạn trai nói gì với bạn gái ?. ( Mình vẽ đẹp không....)
- Bạn gái nhận xét như thế nào ?. (Vẽ lên tường làm xấu.......)
- Hai bạn đang làm gì ?. (Hai bạn đang quét vôi).
-Các nhóm hỏi nhau trước lớp.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Lớp cùng GV nhận xét.
- GV khuyến khích HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1HS kể lại câu chuyện.
-GV nhận xét
Bài2:(miệng): -HS đọc yêu cầu: Đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1.(HĐ nhóm đôi)
- HS thảo luận nêu tên theo ý của mình: Vẽ ngựa, ....
- GV nhận xét.
Bài 3: (viết).(HĐ cá nhân)
-1 HS đọc yêu cầu : Đọc mục lục các bài ở tuần 5.
- GV hướng dẫn, HS làm vào vở.
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học .
-------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động trong tuần về ưu và nhược điểm và rút ra kinh nghiệm 
- Kế hoạch tuần tới.
- Làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy học:
1.Đánh giá:(10’)
- Các tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Các tổ trưởng lên báo cáo.
+Về nề nếp :Tốt
+Về học tập : Tốt
+Vệ sinh: sạch sẽ
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung.
 2.Kế hoạch tới:(5’)
-Tiếp tục duy trì nề nếp.
-Học tập : Dành nhiều điểm tốt. 
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia an toàn giao thông.
-Vệ sinh luôn sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học :(15’)
-HS quétt dọn lớp học, quét vàng nhện, Lau bàn ghế .
- GV nhận xét tiết học.
BUỔI CHIỀU: TUẦN 5
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Đạo đức
 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (TIẾT 1)
I.Mục tiêu : 
- Biết cần phải giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
-Nêu được ích lợi của việc sống ngăn nắp,gọn gàng, chỗ học chỗ chơi.
-Lồng ghép bảo vệ môi trường với mức độ lồng ghép là liên hệ.
II.Đồ dùng :VBT
III.Hoạt động dạy học :
*Hoạt động 1: Ích lợi của việc sống gọn gàng ,ngăn nắp(13’)
*Mục tiêu:Giúp HS nhận biết ích lợicủa việc sống gọn gàng, ngăn nắp
*Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và yêu cầu HS làm bài tập 1.
-Một số nhóm trình bày 
-HS thảo luận :Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp ,sách vở?
-Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?
-GV kết luận :Tính bữa bộn của Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm.Do đó nên tập thói quen gọn gàng ,ngăn nắp trong sinh hoạt.
*Hoạt động 2: HS phân biệt được thế nào là gọn gàng ,chưa gọn gàng:(15’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
*Cách tiến hành:
-HS quan sát tranh ở VBTvà cho biết

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc