Giáo án Lớp 2 - Tuần 5

- Hôm nay em học gấp hình gì?

 - Để gấp được máy bay đuôi rời, em cần chuẩn bị gì?

- Gấp máy bay đuôi rời gồm cómấy bước? Đó là những bước nào?

Hướng dẫn bài về nhà:

- Về nhà tập gấp máy bay đuôi rời bằng giấy nháp.

- Chuẩn bị 1 tờ giấy màu hình, kéo, bút màu, thước kẻ.

Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.

 

doc55 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khuyên chúng ta điều gì?
- Em đã làm gì để bức tường, bàn ghế luôn sạch sẽ ?
-Mục lục sách giúp ta điều gì?
- Chuẩn bị bài: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách.
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.
 ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG , NGĂN NẮP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
*BVMT: GDHS giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp là BVMT.
II.KĨ NĂNG SỐNG:
-Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
-Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu thảo luận cho Hoạt động 1, 3.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:1.Bài cũ: - Em hãy kể một trường hợp em mắc lỗi và cách ứng xử của em? Khi có lỗi em cần phải làm gì ? Vì sao?
 2. Bài mới :Giới thiệu bài: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Treo tranh minh hoạ.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận:
1. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 2. Bạn làm như thế để nhằm mục đích gì?
* Kết luận: Các em cần rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Phân tích truyện: “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”:
- Yêu cầu các nhóm chú ý nghe thảo luận để trả lời câu hỏi:
 1. Tai sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây hậu quả gì?
- GV đọc câu chuyện.Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
* Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhả cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Xử lí tình huống:
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. * Nhóm 1 – Tình huống 1:
- Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào?
* Nhóm 2 – Tình huống 2:Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi học đã đến. Nếu là anh, chị của em Nam em sẽ làm thế nào?
* Nhóm 3 – Tình huống 3: Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ra ngay sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì?
* Nhóm 4 – Tình huống 4:Ở lớp, Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng để sách vở đồ dùng, bóng, bi sang ngăn bàn của Nga. Nếu em là Nga em sẽ làm gì?
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá.
 2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện và thảo luận:
 1. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp ta giữ gìn đồ đạc bền, đẹp.
 2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian tìm kiếm, nhiếu khi cần lại không thấy đâu. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bôn, bẩn thỉu.
- Đai diện các nhóm lên trình bày:
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận.
- Hà cần thu xếp gọn sách vở, đồ dùng gọn gàng rồi mới đi chơi.
- Chị nên khuyên Nam phải để sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Đồng thời tập cho Nam thói quen này bằng cách những ngày đầu hai chị em cùng nhau xếp gọn sách vở, đồ chơi.
- Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng làm việc với Ngọc.
- Nga cần yêu cầu Tuấn để sách vở, đồ dùng, đồ chơi của Tuấn vào đúng ngăn bàn, sắp xếp chúng gọn gàng, ngăn nắp và không mang nhiều đồ chơi đến lớp học.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:bài học gì?
 - Vì sao cần sắp xếp đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp?
- Các em cần rèn luyện thói quen gọn gàng , ngăn nắp trong sinh hoạt sẽ góp phần làm sạch,đẹp môi trường,BVMT.
- Chuẩn bị bài: Gọn gàng, ngăn nắp (tiết 2). nhận xét tiết học.
THỦ CÔNG
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Gấp được máy bay đuơi rời hoặc một đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp.
- Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Mẫu gấp máy bay đuôi rời.
 - Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Bài cũ: 
 - Gọi 1 HS lên gấp và nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy thủ công.
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em gấp máy bay đuôi rời.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu máy bay đuôi rời.
- Máy bay đuôi rời gồm có những bô phận nào?
- Mở phần đầu , cánh máy bay mẫu cho đến khi tờ giấy trở lại dạng ban đầu. 
- Để gấp được máy bay đuôi rời , cần chuẩn bị tờ giấy hình gì?
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
* Bước1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
* Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay
- GV cần hướng dẫn chậm , rõ ràng từng thao tác để HS hiểu cách làm và làm được.
* Bước 3 : Làm thân và đuôi máy bay
* Bước 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng .
- Bẻ đuôi máy bay sang 2 bên , cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh , phóng chếch lên không trung.
- Yêu cầu HS gấp.
- Quan sát mẫu vật .
- Gồm có đầu, cánh, thân, đuôi máy bay.
- HS quan sát – Phần đầu và cánh máy bay làm trên tờ giấy có dạng hình vuông , thân và đuôi làm trên tờ giấy có dang hình chữ nhật .
- Để gấp được máy bay đuôi rời , cần chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật . Sau đó gấp , cắt thành 2 phần : phần hình vuông để gấp đầu và cánh báy bay , phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 1b.
-Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b . Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật .
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác ( H 3a ). Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở (H 3a) để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được (H 3b)
- Gấp theo dấu gấp ở hình 3 b sao cho đỉnh b trùng với đỉnh ( H .4 )
- Lật ra mặt sau , gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng đỉnh A.( H. 5 )
- Lồng 2 ngón tay cái vào tờ giấy hình vuông mới kéo sang 2 bên .( H. 6 )
- Gấp 2 nửa cạnh đáy vào đường dấu giữa (H. 7 )
- Gấp theo các đường dấu gấp ( nằm ở phần mới gấp lên ) vào đường dấu giữa như (H 8a, H 8b)
- Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp (H.9a ) được mũi máy bay h.9b
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 9b về phía sau được đầu và cánh máy bay như h.10.
- Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi 1 lần nữa để lấy dấu . Mở tờ giấy ra và vẽ đường dấu gấp như H 11a được hình thân máy bay ( phần đầu của thân máy bay vẽ vát vào ).
- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hình chữ nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng 1/4 chiều dài để làm đuôi máy bay. Gạch chéo phần thừa.
- Dùng kéo cắt bỏ phần thừa.
- Mở phần đầu và cánh máy bay , cho thân máy bay vào , gấp trở lại như cũ . 
- Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được .
* HS tập gấp máy bay đuôi rời bằng giấy nháp. 
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 - Hôm nay em học gấp hình gì?
 - Để gấp được máy bay đuôi rời, em cần chuẩn bị gì?
- Gấp máy bay đuôi rời gồm cómấy bước? Đó là những bước nào?
Hướng dẫn bài về nhà:
- Về nhà tập gấp máy bay đuôi rời bằng giấy nháp.
- Chuẩn bị 1 tờ giấy màu hình, kéo, bút màu, thước kẻ.
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.
 Tù nhiªn vµ x· héi
CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hĩa trên tranh vẽ hoặc mơ hình
- Phân biệt được ống tiêu hĩa và tuyến tiêu hĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá . 
 - Bốn tranh phóng to hình 2 – trang 13 SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Bài cũ: - Hằng ngày , em nên làm gì và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt?Tại sao không nên mang vác vật quá nặng?
2. Bài mới : Giới thiệu bài: Trò chơi: Chế biến thức ăn
 Bước 1: * Trò chơi gồm 3 động tác:
 - “Nhập khẩu”: Tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào miệng).” “Vận chuyển”: Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn).
 - “Chế biến”: Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn (thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non).
 Bước 2: GV tổ chức cho cả lớp chơi.
 - Lần 1: GV vừa hô vừa làm động tác (HS làm theo)
 - Ví dụ: GV hô “chế biến”lại để tay lên miệng.
 Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV giới thiệu bài mới “Cơ quan tiêu hoá”.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá:
Bước 1: Hoạt động cặp đôi.
- Quan sát sơ đồ ống tiêu hoá – hình 1
- Đọc và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hoá.
- thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? (chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá).
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV đưa mô hình (hoặc tranh vẽ – không chú thích) ống tiêu hoá.
- GV mời một số HS lên bảng.
- GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá trên sơ đồ.
Các cơ quan tiêu hoá:
Bước 1:- GV phát cho mỗi nhóm một tranh phóng to hình 2.
- yêu cầu: quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hoá vào hình vẽ .
- Bước 2:
- Bước 3:GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hoá.
- Qúa trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiết tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra: 
+ Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. Nước bọt giúp cho việc nhai và nuột thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
+ Mật do gan tiết ra và được chứa trong túi mật.
+ Dịch tuỵ do tuyến tuỵ tiết ra.
+ Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác
*kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thức quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ, . . .
- Các nhóm làm việc
- HS quan sát.
- HS lên bảng:
- Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá.
- Chỉ và nói về đường đicủa thức ăn trong ống tiêu hoá. 
- Các nhóm làm việc.
- Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí đã được quy định trên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
CỦNG CỐ – DĂN DÒ:* Trò chơi ghép chữ vào hình.
-Mỗi nhóm nhận 1 tranh vẽ các cơ quan tiêu hoá , phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá. Các nhóm dán chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hoá cho đúng. ,,
- Ống tiêu hoá gồm nhữõng bộ phận nào? Tuyến tiêu hoá gồm các tuyến nào?(HSG)
Chuẩn bị bài: Tiêu hoá thức ăn. Nhận xét tiết học.
To¸n
38 + 25
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớù trong phạm vi100, dạng 38 + 25.
 -Biết giải bài toán bằng 1phép tính cộngcác số với đơn vị dm.
 -Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8cộng với một số để so sánh 2 số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Que tính , bảng gài.
 - Nội dung các bài tập ghi bảng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - HS1 và cả lớp: Đặt tính rồi tính 48 + 5 ; 29 + 8 .
 + Nêu cách đặt tính và thực hiên phép tính 29 + 8
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
Phép cộng 38 + 25.
* Bước 1: Giới thiệu.
- Nêu bài toán : Có 38 que tính , thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
* Bước 2: Tìm kết quả
-Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 38 + 25
- Theo dõi HS , uốn nắn cho những em thao tác còn lúng túng.
* Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
Luyện tập:
Bài 1(cột 1,2,3): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Theo dõi và nhận xét .
Bài 2(CTG): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
- Yêu câu HS làm bài
- Chữa bài
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề toán, tự ghi tóm tắt rồi giải.
 - Bài toán cho biết gì? 
 - Bài toán yêu cầu gì?
Chấm một số bài – nhận xét.
Bài 4(cột 1): , = ?
8+ 4…. 8 + 5 18 + 8….19 + 9
-Tìm cách tính khác?
-Nhận xét –chốt bài.
- Nghe và phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng 38 + 25
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả. 
- Cùng thực hiện và nói :
 + Nêu : 8 que tính rời với 2 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành 1 chục . 3 chục với 2 chục là 5 chục. 5 chục thêm 1 chục là 6 chục với 3 que rời là 63 que, gắn số 6 vào cột chục , số 3 vào cột đơn vị .
-1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
 - Tính
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Lấy số hạng cộng với số hạng.
- Làm bài vào vở
 - Đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Lần lượt hs đọc đề toán
 Tóm tắt
 Đoạn AB : 28 dm
 Đoạn BC : 34 dm
 Từ A đến C : . . . dm?
 Bài làm
 Đoạn đường từ A đến C dài là:
 28 + 34 = 62 ( dm ) 
 Đáp số : 62 dm.
-HS nêu yêu cầu bài.
Thảo luận nhóm tìm kết quả.
-Tìm cách tính nhanh.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 38 + 25.
- Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học
Thứ ngày tháng năm 20
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng cĩ nhờ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 +25.
- Biết giải bài tốn theo tĩm tắt với một phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Nội dung bài tập ghi bảng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - 2 HS lên bảng , cả lớp làm bảng gài. Đặt tính rồi tính:
 58 + 25, 68 + 26 , 88 + 7, 55 + 8.
 2. Bài mới : Để củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, hôm nay chúng ta học “Luyện tập”
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
Nội dung luyện tập :
Bài 1:Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS nhẩm và nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bảng gài
Bài 3:
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nhìn tóm tắt , tự nêu bài toán
 Yêu cầu HS tự phân tích đề toán và giải bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
- Chữabài
Bài 4(CTG) 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 1 HS chữa
Bài 5(CTG): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầâu HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm.
- Tính nhẩm
- HS đố nhau về các phép tính nhẩm. 
- Đặt tính rồi tính.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện tính.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng
- Giải bài toán theo tóm tắt:
 Gói kẹo chanh : 28 cái
 Gói kẹo dừa : 26 cái
 Cả hai gói : . . . cái? 
Mẹ mua hai gói kẹo , gói kẹo chanh có 28 cái, gói kẹo dừa có 26 cái. hỏi cả hai gói có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
- HS tự phân tích đề toán và giải bài toán.
 Bài giải
 Số kẹo cả hai gói có tất cả là:
 28 + 26 = 54 ( cái kẹo )
 Đáp số : 54 cái kẹo
- Đổi vở cho nhau để kiểm tra 
- Số?
- Tự làm bài.
 chữa bài: 28 cộng 9 bằng 37, 37 cộng 11 bằng 48, 48 cộng cộng 25 bằng 73.
- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: 28+4=?
- HS làm bài.
 a. 68 b. 22 c. 32 d.24
- khoanh c. 32 vì 28 + 4 =32
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:Trò chơi(CTG) : Leo núi 
* Chuẩn bị: Hình vẽ dãy núi và hình 2 con rối (búp bê, vận động viên . . .) có dính nam châm. Chẳng hạn:
- Nêu một số câu hỏi, chẳng hạn:
 1. 35 + 28 = ? 2. 18 + 5 + 9 =? 3. So sánh 29 + 25 và 24 + 30.
 4. 32 cộng bao nhiêu thì bằng 49……
 - 2 lá cờ
* Cách chơi:Chia lớp thành hai đội chơi với nhau.
GV lần luợt đọc từng câu hỏi. Hai đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Đội nào giơ cờ lên phất trước thì được trả lời trước. Đội giành được quyền trả lời nếu trả lời đúng thì con rối của đội đó được tiến lên vị trí ở trên vị trí đang đứng ở vị trí 1 số, đồng thời con rối của bạn bị tụt xuống 1 nấc. Nếu không đúng, con rối của đội giành quyền trả lời sẽ bị lùi xuống 1 bậc, đội kia nếu trả lời đúng sẽ được tiến lên, nếu sai thì đừng im. Cứ thế chơi đội nào lên đến đỉnh trước là đội thắng cuộc.
- Hệ thống bài-Về nhà xem bài, làm bài trong VBT
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học .
TOÁN
HÌNH CHỮ NHẬT , HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
 - Biết nối các điểm để cĩ hình chữ nhật, hình tứ giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số miếng bìa nhựa hình chữ nhật , hình tứ giác.
 -Các hình vẽ phần bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp làm bảng gài
 + Đặt tính rồi tính: 48 + 14 58 + 6 62 + 18 31 + 48 
 2. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: Ở lớp 1, các em đã được biết đến hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Trong bài học hôm nay các em sẽ được biết thêm về hình chữ nhật, hình tứ giác.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
Giới thiệu hình chữ nhật:
- Dán lên bảng một miếng bìa hình chữ nhật và nói: đây là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 1 hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng một hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đây là hình gì?
- Hãy đọc tên hình.
- Hình có mấy cạnh?
- Hình có mấy đỉnh?
- Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học.
- Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học?
Giới thiệu hình tứ giác:
- Vẽ lên bảng hình tứ giác CDEG và giới thiệu: Đây là hình tứ giác.
- Hình có mấy cạnh?
- Hình có mấy đỉnh?
- Nêu: Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
- Hình như thế nào thì được gọi là tứ giác?
- Đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.
- Có người nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy đúng hay sai? Vì sao?
* Hình chữ nhật, hình vuông là các hình tứ giác đặt biệt.
- Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài.
Luyện tập - thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự nối
- Hãy gọi tên hình chữ nhật.
- Hình tứ giác

File đính kèm:

  • docTuan5.doc