Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Từ trái nghĩa:

- Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1.

- Nhận xét

3. Bài mới

Giới thiệu:

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho hS quan sát bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ.

- Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?

- Vì sao con biết?

- Gọi HS nhận xét.

- Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại.

- Nhận xét

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Chia HS thành 4 nhóm, Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút,trình bày. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc.

Bài 3

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự tìm từ.

- Gọi HS đọc các từ tìm được, GV ghi bảng.

- Từ cao lớn nói lên điều gì?

- Các từ anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng là từ chỉ phẩm chất.

Bài 4

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS lên bảng viết câu của mình.

- Nhận xét

- Gọi HS đặt câu trong vở .

- Gọi HS nhận xét.

4. Củng cố:

- Em hãy nêu một số từ chỉ nghề nghiệp.

5. DD:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tập đặt câu.

- Chuẩn bị bài sau

 

doc33 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
- Cao lớn nói về tầm vóc.
- Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3.
- HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS. HS dưới lớp đặt câu vào nháp.
- Đặt câu theo yêu cầu, sau đó một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. 
Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng.
Bạn Hùng là một người rất thông minh.
Các chú bộ đội rất gan dạ.
Lan là một học sinh rất cần cù.
Đoàn kết là sức mạnh.
Bác ấy đã hi sinh anh dũng.
- 2 HS nêu
- Lớp nghe
Thứ tư: TẬP ĐỌC
LƯỢM 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài; Đọc đúng các câu thơ 4 chữ, biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu ND: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm. (TL được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 2 khổ thơ đầu).
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ: Bóp nát quả cam
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc bóp nát quả cam:
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
1) Luyện đọc
* Đọc mẫu
a. Đọc từng dòng thơ
* Luyện phát âm
- Trong bài thơ em thấy có những từ nào khó đọc?
- GV ghi các từ lên bảng, đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại các từ này.
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
b. Luyện đọc từng khổ thơ
- Yêu cầu HS luyện đọc từng khổ thơ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả như trên đã nêu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo khổ thơ trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải. GV hướng dẫn thêm một số từ khó hiểu
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
2) Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2,
- Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?
- Lượm làm nhiệm vụ gì?
- Lượm dũng cảm như thế nào?
- Công việc chuyển thư rất nguy hiểm, vậy mà Lượm vẫn không sợ.
- Gọi 1 HS lên bảng, quan sát tranh minh hoạ và tả hình ảnh Lượm.
- Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
3) Học thuộc lòng bài thơ
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ. Chỉ cần HS thuộc 6 – 8 dòng thơ
- GV xoá bảng chỉ để các chữ đầu câu.
- Gọi HS học thuộc lòng.
- Nhận xét 
4. Củng cố:
- Bài thơ ca ngợi ai?
- GDHS: Chăm học chăm làm...
5. DD:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc lòng.
- Chuẩn bị: Người làm đồ chơi.
- Hát
- 3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi. 
- Bạn nhận xét. 
- 2 HS nhắc lại tựa
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp đọc từng dòng thơ
- Từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ.
- HS luyện phát âm các từ khó.
- Mỗi HS đọc một câu thơ theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- HS luyện đọc từng khổ thơ.
- Tiếp nối nhau đọc các khổ thơ 
1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Theo dõi bài 
- Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, cái chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy.
- Lượm làm liên lạc, chuyển thư ra mặt trận. 
- Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn.
- Lượm đi giữa cánh đồng lúa, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên đồng.
- 5 đến 7 HS được trả lời theo suy nghĩ của mình.
- 1 HS đọc.
- 1 khổ thơ 3 HS đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
- HS đọc thầm.
- HS đọc thuộc lòng theo hình thức nối tiếp.
- HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
- Bài thơ ca ngợi Lượm, một thiếu nhi nhỏ tuổi nhưng dũng cảm tham gia vào việc nước.
- Lớp nghe
- Lớp nghe
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ 
I. Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số.
- Biết giải bài toán bằng moat phép cộng.
* Bài tập cần làm: 1(cột 1,3), 2(cột 1,2,4), 3. *HSNK: 1(cột 2), 2(cột 3), 4.
II . Đồ dùng dạy học : 
- GV : Viết sẵn nội dung bài tập 1,3 lên bảng.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ:Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
- Sửa bài 4.
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Bài 1: (cột 1, 3)
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2:(cột 1, 2, 4)
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Nêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài của HS 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có bao nhiêu HS gái?
- Có bao nhiêu HS trai?
- Làm thế nào để biết tất cả trường có bao nhiêu HS?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài HS.
Bài 4: HSNK đọc đề, tóm tắt, giải toán
4. Củng cố:
- Cho HS thi tính nhanh: 521 + 389 = ?
5. DD:
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: Ôn tập phép cộng, trừ (TT)
- Hát
- HS sửa bài, bạn nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở. 
-HSNK: cột 2
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-HSNK: cột 3
- HS đọc đề bài.
- Có 265 HS gái.
- Có 234 HS trai.
- Thực hiện phép tính cộng số HS gái và số HS trai với nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
	Số HS trường đó có là:
	265 + 234 = 499 (học sinh)
	Đáp số: 499 học sinh.
-Cá nhân làm vào vở
 Bể thứ hai chứa được là:
 265 – 234 = 31 (l)
 Đ/s:31 l
- 3 HS thi tính nhanh
- Lớp nghe
KỂ CHUYỆN
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, Bt2). 
- HSNK biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ Chuyện quả bầu
- Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
- Nhận xét
3. Bài mới 
a) Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
b)Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
- Cho HS quan sát 4 bức tranh lên bảng như SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
- Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
- Gọi 1 HS nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
c) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Chú ý trong khi HS kể nếu còn lúng túng. GV có thể gợi ý.
Đoạn 1
- Bức tranh vẽ những ai?
- Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?
- Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy?
 Đoạn 2
- Vì sao Trần Quốc Toản lại giằng co với lính canh?
- Quốc Toản gặp Vua để làm gì?
- Khi bị quân lính vây kín Quốc Toản đã làm gì, nói gì?
Đoạn 3
- Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Trần Quốc Toản nói gì với Vua?
- Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?
Đoạn 4
- Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?
- Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?
d) GV có thể hướng dẫn cho HSNK kể lại toàn bộ câu chuyện nếu được thì có thể kể theo vai
4. Củn
- Mời em kể nhanh lại truyện.
- GDHS: mạnh dạn, tự tin...
5. DD:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện về các danh nhân, sự kiện lịch sử.
- Chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi.
- Hát
- 3 HS tiếp nối nhau kể. Mỗi HS kể 1 đoạn.
- 1 HS khá kể toàn truyện.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- Quan sát tranh minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Lên bảng gắn lại các bức tranh.
- Nhận xét theo lời giải đúng.
2 – 1 – 4 – 3.
- HS kể chuyện trong nhóm 4 HS. Khi 1 HS kể thì các HS khác phải theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Mỗi HS kể một đoạn do GV yêu cầu. HS kể tiếp nối thành câu chuyện.
- Nhận xét.
- Trần Quốc Toản và lính canh.
- Rất giận dữ.
- Vì chàng căm giận bọn giặc Nguyên giả vờ mượn đường để cướp nước ta.
-Vì Trần Quốc Toản đợi từ sáng đến trưa mà vẫn không được gặp Vua
- Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
- Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm quát lớn: Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
- Tranh vẽ Quốc Toản, Vua và quan. Quốc Toản quỳ lạy vua, gươm kề vào gáy. Vua dang tay đỡ chàng đứng dậy.
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
- Vua nói: 
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy còn trẻ mà đã biết lo việc nước ta có lời khen.
- Vua ban cho cam quý.
- Vì trong tay Quốc Toản quả cam còn trơ bã.
Chàng ấm ức vì Vua coi mình là trẻ con, không cho dự bàn việc nước và nghĩ đến lũ giặc lăm le đè đầu cưỡi cổ dân lành.
- 1 HS kể nhanh
- Lớp nghe
- Lớp nghe
 TẬP VIẾT
 CHỮ HOA V (kiểu 2)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa V kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Việt Nam thân yêu (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết viết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học : 
Mẫu chữ V viết trên bảng có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: Chữ Q hoa kiểu 2 
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết : Quân dân một lòng.
- GV nhận xét
3. Bài mới 
a) Giới thiệu: 
b) Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ V kiểu 2 
- Chữ V kiểu 2 cao mấy li? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ V kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2).
+ Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6.
+ Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẽ 6. 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* HS viết bảng con. 
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Việt Nam thân yêu. 
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Việt lưu ý nối nét V và iệt.
* HS viết bảng con
* Viết: : Việt 
- GV nhận xét và uốn nắn.
d) Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Chữa bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố:
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GDHS: Luyện chữ viết cho đẹp...
5. DD:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Chuẩn bị: Ôn cách viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu 2).
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 1 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- V , N, h, y : 2,5 li
- t : 1,5 li
- i, ê, a, m, n, u : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới ê.
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
- lớp nghe
- lớp nghe
Thứ năm: CHÍNH TẢ (nghe – viết)
LƯỢM 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ. Bài viết không mắc quá 5 lỗi CT trong bài.
- Làm BT2b.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3b
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ Bóp nát quả cam
- Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: 
 cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến.
- Nhận xét HS viết.
3. Bài mới 
a)Giới thiệu
b) Hướng dẫn viết chính tả :
- GV đọc đoạn thơ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
- Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- Giữa các khổ thơ viết ntn?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc cho HS viết các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
h) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV kết luận về lời giải đúng.
4. Củng cố:
- GV đọc cho HS viết các từ đã viết sai.
5. DD:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3.
- Chuẩn bị: Người làm đồ chơi
- Hát
- 2 HS lên bảng viết.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- 2 HS nhắc lại tựa
- Theo dõi.
- 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài.
- Chú bé liên lạc là Lượm.
- Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc, xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo.
- Đoạn thơ có 2 khổ.
- Viết để cách 1 dòng.
- 4 chữ.
- Viết lùi vào 3 ô.
- 3 HS lên bảng viết.
- HS dưới lớp viết bảng con.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Mỗi phần 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
b) con kiến, kín mít
cơm chín, chiến đấu
kim tiêm, trái tim
- HS viết vào bảng con
- Lớp nghe
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tt)
I. Mục tiêu
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
* Bài tập cần làm: 1(cột 1, 3), 2(cột 1, 3), 3, 5.*HSNK: 1(cột 2); 2(cột 2); 4.
II . Đồ dùng dạy học : 
- GV : Viết sẵn nội dung bài tập 1,3,5 lên bảng.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Sửa bài 4.
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: (cột 1, 3) 
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: (cột 1, 3)
- Nêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài của HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài HS.
Bài 4: : HSNK đọc đề, tóm tắt, giải toán
Bài 5:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình
4. Củng cố:
- Em vừa học toán bài gì?
- Mời em nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
- GDHS: Tính chính xác...
5. DD:
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: Ôn tập về phép nhân và chia.
- Hát
- HS sửa bài, bạn nhận xét.
- Làm bài vào vở. 
-HSNK: cột 2
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-HSNK: cột 2
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải.
Em cao là:
165 – 33 = 132 (cm)
Đáp số: 132 cm.
-Cá nhân làm bài và nêu kết quả: 670 cây
- Tìm x.
x – 32 = 45
 x = 45 + 32
 x = 77
x + 45 = 79
 x = 79 – 45
 x = 34
- 1 HS đáp
- 2 HS đáp
- Lớp nghe
- Lớp nghe
Thứ sáu: TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ: Đáp lời từ chối
- Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
- Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
- Nhận xét
3. Bài mới 
a) Giới thiệu: 
b) Hướng dẫn làm bài 
Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
- Khen những HS nói tốt.
Bài 2
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
- Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
- Nhận xét các em nói tốt.
Bài 3
GD KNS : + Giao tiếp: ứng xử văn hóa 
 + Lắng nghe tích cực
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Em vừa học TLV bài gì?
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết được nói về việc tốt của em hoặc của bạn em.
- GDHS: Làm nhiều việc có ích...
5. DD:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS thực hành trước lớp. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Đọc yêu cầu của bài.
- Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
- Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
- Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
- Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: em xin cảm ơn cô./ em cảm ơn cô ạ. Lần sau em sẽ cố gắng nhiều hơn./ em cảm ơn cô. Nhất định lần sau em sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
- Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
- 5 HS kể lại việc tốt của mình.
- 1 HS đáp
- 3 HS đọc đoạn văn đã viết được
- Lớp nghe
- Lớp nghe
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có moat dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết tìm số bị chia, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
* Bài tập cần làm: 1(a), 2(dòng 1), 3, 5. *HSNK: 4, 2b.
II. Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ ghi một số bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Đọc bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5..
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Bài 1(a) - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2 (dòng 1) 
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS lớp 2A xếp thành mấy hàng?
- Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
- Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm ntn?
- Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 Í 8?
- Chữa bài 
Bài 4: HSNK: Đọc YC làm vào SGK
Bài 5:
- Bài toán yêu c

File đính kèm:

  • docGIAOANLOP2TUAN31516.doc