Giáo án lớp 2 - Tuần 20

/ Kiểm tra: Cho HS đọc lại bảng nhân 2.

 Nhận xét.

2/ Bài mới

 a. Giới thiệu bài: “Bảng nhân 3”

 b. Giới thiệu thành lập bảng nhân 3 :

- Gắn tấm bìa có 3 chấm tròn và hỏi : Có mấy chấm tròn ?

+ 3 chấm tròn được lấy mấy

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số : 20 quyển
- Đọc yêu cầu của đề bài TB
- Thực hiện theo nhóm cặp . Sau đó trình bày, nhận xét. 
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 20 Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011 
TIẾT: 100	 TOÁN
BẢNG NHÂN 5
(Chuẩn KTKN 67; SGK 101)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Lập được bảng nhân 5.
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết đếm thêm 5.
B/ CHUẨN BỊ:
 - 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho HS đọc lại bảng nhân 4.
 Nhận xét.
2/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: “Bảng nhân 5” 
b. Giới thiệu thành lập bảng nhân 5: 
- Gắn tấm bìa có 5 chấm tròn và hỏi : Có mấy chấm tròn ?
+ 5 chấm tròn được lấy mấy 
lần ? 
 Vậy 5 x 1 = 5
- Gắn và h.dẫn cách lấy từ từ để lập thành bảng nhân 5.
c/ Học thuộc bảng nhân 5. 
- H.dẫn học và xoá từ từ để HS thuộc bảng nhân 5.
d/ Hướng dẫn luyện tập – thực hành
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện cá nhân.
 Nhận xét, sửa chữa
Bài 2: Cho đọc yêu cầu
- H.dẫn tóm tắt, gợi ý giải theo nhóm 4.
 Nhận xét
Bài 3: Cho đọc yêu cầu
- Gợi ý và cho thực hiện theo nhóm cặp.
 Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại bảng nhân 5.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập.
 Nhận xét
- Thực hiện đọc bảng nhân 4. Y,TB,K,
- Thực hiện chuyển phép cộng thành phép nhân
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
 Nhắc lại Y
- Quan sát và nêu : Y,TB,K
+ Có 5 chấm tròn.
+ Được lấy một lần.
- Đọc 5 x 1 = 5
- Nêu bảng nhân : Y,TB,K,G
 5 x 1 = 5 5 x 6 = 30
 5 x 2 = 10 5 x 7 = 35
 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40
 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
 5 x 5 = 25 5 x 10 = 50
- Vài HS nhắc lại. Y,TB,K
- Học thuộc lòng bảng nhân 5. TB,K,G 
- Đọc yêu cầu của bài TB
- Cá nhân thực hiện, sau đó trình bày nối tiếp kết quả. Y,TB,K 
 Nhận xét
- Đọc yêu cầu TB
- Tóm tắt theo h.dẫn : 1 tuần ----5 ngày
 4 tuầnngày ?
- Thực hiện giải theo nhóm. Đại diện trình bày : TB,K
Bài giải
Số ngày của 4 tuần
4 x 5 = 20 ( ngày )
Đáp số : 20 ngày .
- Đọc yêu cầu (TB)
- Thực hiện theo nhóm cặp đếm thêm 5 và viết vào ô : 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
- Thực hiện đọc xuôi, đọc ngược. Y,TB,K 
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
 TUẦN 20 Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011 
 TIẾT 39 CHÍNH TẢ ( nghe viết) 
GIÓ
(Chuẩn KTKN 30; SGK 16)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Nghe – viết chính xác bài CT; biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT 2 a,b ; Bt3 a,b.
GDBVMT: GD HS biết lợi ích của gió.
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vơ ûBTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho ghi lại một số từ.
 Nhận xét 
2/ Bài mới 
 a. GTB: “Gió” 
 b. Viết chính tả : 
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Bài thơ viết về ai ?((Y)
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Đọc bài cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm bài
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2: Cho đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm cặp điền âm s – x.
 Nhận xét.
Bài 3: Cho đọc yêu cầu. 
- Cho chơi trò chơi.
 Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Cho HS đọc các từ ở bài tập 1.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “Mưa bóng mây”
 - Nhận xét tiết học.
- Ghi các từ vào bảng : Cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, con muỗi.(Y,TB,K)
- Nhắc lại(Y)
- HS theo dõi, đọc bài(K,G), nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
+ Bài thơ viết về gió.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả(K,G) -nhận xét về cách trình bày.
+ Bài viết có hai khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Khẽ, gió, bổng, ngũ, quả bưởi.
- HS đọc lại các tư ø khó.(Y,TB,K)
- Ghi bài vào vở
- HS soát lỗi
-Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài(TB)
- Thảo luận theo nhóm cặp điền âm s – x
+ Hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính, làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc.
 Nhận xét.
Bài 3: Đọc yêu cầu.(TB)
- Thực hiện theo nhóm. Đại diện trình bày , nhận xét(Y,TB,K)
+ Chơi oẳn tù tì, tìm từ như : Mùa xuân, giọt sương, chảy xiết, tai điếc.
 Nhận xét
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2011 
 TIẾT 40 CHÍNH TẢ ( nghe viết) 
MƯA BÓNG MÂY
(Chuẩn KTKN 30; SGK 20)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT 2a,b.
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vơ ûBTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/K.tra: Cho ghi lại một số từ.
 Nhận xét 
2/ Bài mới 
 a. GTB: “Mưa bóng mây” 
 b. Viết chính tả :
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Cơn mưa bóng mây như thế nào ?(TB)
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Đọc bài cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm bài
c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2: Cho đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm cặp chọn từ để điền
 Nhận xét.
Bài b: Cho đọc yêu cầu. 
- Chọn từ điền theo nhóm
 Nhận xét.
3. Củng cố- dặn doØ:
 - Cho HS đọc các từ ở bài tập 1.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng”
 - Nhận xét tiết học.
- Ghi các từ vào bảng : Hoa sen, cây xoan, giọt sương, diệt ruồi, điếc tai.(Y,TB,K)
- Nhắc lại(Y)
- HS theo dõi, đọc bài(K,G), nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
+ Cơn mưa thoáng qua rồi tạnh ngay.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả(K,G) -nhận xét về cách trình bày.
+ Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ.
+ Các chữ đầu câu viết hoa.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Hỏi, vở, chẳng, đã, thoáng qua, ướt, bàn tay.
- HS đọc lại các tư ø khó.(Y,TB,K,G)
- Ghi bài vào vở
- HS soát lỗi
Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài(TB)
- Thảo luận theo nhóm cặp điền từ
+ Sương mù, xương rồng, đường xa, phù sa, thiếu sót, xót xa.
 Nhận xét.
Bài b: Đọc yêu cầu.(Y)
- Thực hiện theo nhóm. Đại diện trình bày , nhận xét(Y,TB,K)
+ Chiết cành, chiếc lá, tiết kiệm, tiếc nhớ, hiểu biết, xanh biếc.
 Nhận xét
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
TẬP VIẾT
CHỮ HOA Q
(Chuẩn KTKN 30; SGK 18)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Quê ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp ( 3 lần)
B/ CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ Q hoa.
 - Từ – cụm từ ứng dụng 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho HS viết con chữ P và từ Phong
2/ Bài mới 
 a. GTB: “ Chữ hoa Q”
 b. Hướng dẫn quan sát và nhận xét cấu tạo và quy trình viết.
- Treo chữ mẫu Q và hỏi
+ Chữ Q hoa gồm mấy nét cơ 
bản ?
+ Cho biết chiều cao và độ rộng của con chữ Q hoa ?
- H dẫn viết chữ Q: vừa viết vừa nêu cấu tạo
Q
- H dẫn viết từ – cụm từ ứng dụng.
+ Nêu từ, cụm từ
+ Giải thích: Nói về đất nước, con người giàu và đẹp.
- Viết mẫu từ – cụm từ ứng dụng
Quê hương tươi đẹp.
- GV H dẫn viết vào vở
 Nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Cho HS nhắc lại cách viết con chữ Q và từ Quê . 
- HS về viết phần luyện viết ở nhà.
- Chuẩn bị bài: “ Chữ hoa R”
- Nhận xét
HỌC SINH
- Ghi vào bảng con chữ P – Phong.
 Nhắc lại tựa bài Y
- Quan sát và nêu: Y,TB,K
+ Chữ hoa Q gồm 2 nét : Nét cong kín có nét vòng nhỏ bên trong, một nét lượn ngang trong lòng chữ và ra ngoài.
+ Chữ Q hoa cao 5 ô li, rộng 4 ô li.
- Quan sát và viết vào bảng con.
- Đọc từ – cụm từ ứng dụng Y,TB,K: Quê hương tươi đẹp.
- Quan sát, nhận xét về độ cao Y,TB,K
+ Cụm từ có 4 tiếng.
+ Chữ Q, h, g cao 2 ô li rưỡi
+ Chữ d, p cao 2 ô li 
+ Các chữ còn lại cao 1 ô li.
- Luyện viết vào bảng con chữ Quê 
 - HS thực hành viết vào vở tập viết
+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa
+ 1 dòng chữ Q cỡ nhỏ
+ 1 dòng từ Quê cỡ vừa
+ 1 dòng từ Quê cỡ nhỏ
+ 2 dòng câu ứng dụng : Quê hương tươi đẹp.
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
..
 Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 20 Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2011 
 ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
(Chuẩn KTKN 95; SGk 16) 
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
Ghi chú: Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
B/ CHUẨN BỊ:
- Bộ gõ đệm
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho hát lại bài hát : Trên con đường đến trường.
 Nhận xét 
2/ Bài mới:
 a. GTB: “ Trên con đường đến trường“
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn bài hát
- Cho ôn lại bài hát : Trên con đường đến trường.
 Nhận xét
Hoạt động 2: Tập phụ hoạ cho bài hát
- Cho hát kết hợp với các động tác phụ hoạ.
 Nhận xét
Hoạt động 3: Trò chơi “ rồng rắn”
- H.dẫn trò chơi và cho thực hiện theo từng nhóm – dãy.
 Nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV cho HS hát lại bài hát.
- Về ôn lại và chuẩn bị bài : Hoa lá mùa xuân.
- Nhận xét.
- Hát bài : Trên con đường đến trường. Y,Tb,K
 Nhắc lại TB
- Ôn lại bài hát theo hình thức :
+ Hát tập thể
+ Hát theo tổ
+ Hát theo nhóm
+ Hát cá nhân. Y,TB
- Thực hiện theo các động tác phụ hoạ cho bài hát. Y,TB
+ Hát kết hợp với các động tác phụ hoạ đơn giản. Y,TB
 Thực hiện theo nhóm.
 Thực hiện cá nhân. Y,TB,K
- Thực hiện trò chơi : vừa đi vừa hát
 Rồng rắn lên mây
 Có cây núc nác
 Có nhà điểm binh
 Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không ? Thầy thuốc không có nhà.
- Tiếp tục đọc đến khi thầy thuốc trả lời có nhà. Rồng rắn đi lấy thuốc ch con. Con lên mấy ? Con lên một, thuốc không hay. Tiếp tục đọc các câu hỏi đến khi con lên mười, thuốc hay vậy. Thầy thuốc hỏi : xin khúc đầu, xương xẩu, xin khúc đuôi, tha hồ mà đuổi.
- Bắt đầu chơi rượt đuổi. 
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2011 
 THỦ CÔNG
CẮT, GẤP TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (tiết 2)
 (Chuẩn KTKN 107; SGK ..)
A / MỤC TIÊU : 
- Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
Ghi chú : Với Hs khéo tay: Cắt , gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
B/ CHUẨN BỊ:
- Hình mẫu, qui trình, bút màu
- Giấy, kéo, hồ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: GV kiểm tra dụng cụ học tập.
 Nhận xét
2/ Bài mới
 a. GTB: “ Cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng.”
b. Hướng dẫn thực hiện
- Treo qui trình.
- Cho nhắc lại cách thực hiện.
- Cho thực hành, bên cạnh đó quan sát và nhắc nhở các HS còn lúng túng.
- Cho thi đua
 Nhận xét – đánh giá.
3.Củng cố- dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại cách cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng.
- Chuẩn bị dụng cụ để học bài : Làm phong bì.
- Nhận xét.
 - Nhắc lại Y
- Quan sát qui trình thiệp chúc mừng. 
- Nhắc lại cách thực hiện Y,TB,K
+ Cắt, gấp thiệp chúc mừng
 Cắt giấy hình chữ nhật, sau đó gấp đôi lại.
+ Trang trí thiệp chúc mừng
 Vẽ chữ
 Vẽ các bông hoa.
- Thực hành làm thiệp chúc mừng.
+ Cắt thiệp chúc mừng hình chữ nhật.
+ Gấp đôi lại ta được tấm thiệp chúc mừng.
+ Trang trí thiệp bằng chữ, hoa lá, hình ảnh,.
- Trình bày sản phẩm
 Nhận xét
- Đại diện nhóm thực hiện thi đua làm thiệp
 Nhận xét
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
Đạo đức
 TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2)
(Chuẩn KTKN83; SGK28)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN)
- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các tình huống
 - Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho HS hát bài : Bà Còng.
 Nhận xét 
2/ Bài mới 
GTB: “ Trả lại của rơi”
 b. Các hoạt động 
 Hoạt động 1: Đóng vai.
- Chia nhóm, thảo luận theo các tình huống.
 Nhận xét
 Hoạt động 2 : Trình bày các tư liệu sưu tầm.
- Yêu cầu HS trình bày các tư liệu đã sưu tầm.
Kết luận : Cần trả lại của rơi, mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
 Mỗi khi nhặt được của rơi.
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại câu kết luận. 
- Về ôn lại bài
- Về chuẩn bị bài : “ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị”
- Nhận xét .
- Hát bài : Bà Còng Y,TB,K
 Nhắc lại Y
-Thảo luận tập đóng vai. Sau đó, trình bày ý kiến Y,TB,K,G
+ Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại.
+ Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại người mất.
+ Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.
- Trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm dưới nhiều hình thức.
- Lớp thảo luận về nội dung cách thể hiện cảm xúc của mình qua các tư liệu.
- Vài HS nhắc lại Y,TB,K
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
.
Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Thứ hai ngày 3 tháng 01 năm 2011
Tiết 59,60	 TẬP ĐỌC
 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
(Chuẩn KTKN29; SGK 13)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng thần gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, thuận hòa với thiên nhiên. (trả lời được CH1,2,3,4)
Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH5.
KNS: - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
 - Ra quyết định: ứng phó giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ:
 - Tranh SGK
 - Từ khó, câu luyện đọc.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho HS đọc bài “ Thư Trung Thu”. Nhận xét
2/ Bài mới
 a. GTB: “ Ông Mạnh thắng thần Gió ”
 b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- H.dẫn luyện phát âm và giải nghĩa từ khó:
+ Nêu từ khó, phân tích , h.dẫn đọc.
- H dẫn luyện đọc cách ngắt nghỉ hơi.
- Chia đoạn
TIẾT:2
- H dẫn tìm hiểu bài
+ Thần gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?(Y)
+ Kể việc làm của ông Mạnh chống thần gió ?(K)
+ Thần gió có thái độ thế nào ?(Y)
+ Ông Mạnh đã làm gì để thần gió thành bạn ?(TB)
+ Vì sao ông Mạnh chiến thắng ?(K)
+ Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ?(G)
d. Luyện đọc lại
 + Đọc mẫu lại bài
 + Hướng dẫn HS luyện đọc 1 đoạn
 Nhận xét
3. Củng cố –dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài “ Mùa xuân đến “
- Nhận xét
HỌC SINH
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Thư Trung Thu”(Y,TB,K) 
 Nhắc lại(Y)
- Theo dõi
- Luyện đọc đồng thanh, cá nhân các từ: Ven, ngạo nghễ, vững chãi, rạp, giận dữ, an ủi, thỉnh thoảng.
+ Đọc chú giải(Y,TB)
- Đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.(Y,TB,K,G)
- Luyện đọc ngắt nghỉ hơi các câu : Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.
- Đọc nối tiếp các đoạn.(Y,TB,K,G)
- Luyện đọc trong nhóm, thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc thầm và trả lời
+ Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay.
+ Ông Mạnh vào rừng lấy gỗ dựng nhà, cả ba lần đều bị ngã đổ. Ông quyết định đẵn cây gỗ thật lớn làm cột, chọn đá to làm tường, ngôi nhà chắc khó lung lay.
 + Thần Gió rất ăn năn hối hận.
+ Ông Mạnh.
+ HS trả lời
+ HS trả lời
Theo dõi
- Đọc lại bài.(Y,TB,K)
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
Tổ trưởng hiệu trưởng
TUẦN: 20 Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2011
Tiết 61	 TẬP ĐỌC
 MÙA XUÂN ĐẾN
(Chuẩn KTKN30; SGK 17)
A.MỤC TIÊU: :(Theo chuẩn KTKN)
-Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; đọc rành mạch được bài văn.
-Hiểu ND: bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.(trả lời được CH 1,2 ; CH3 (mục a hoặc b)
Ghi chú : Hs kha,ù giỏi trả lời được đầy đủ CH3.
B.CHUẨN BỊ:
 - Tranh SGK
 - Từ khó, câu luyện đọc.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra: Cho HS đọc bài “ Ông Mạnh thắng thần Gió” và trả lời các câu hỏi + Thần Gió làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?(Y)
+ Ông Mạnh thắng thần Gió như thế nào ?(TB)
+ Ông Mạnh đã làm gì để thần Gió trở thành bạn của mình ?(K) 
 Nhận xét
2/ Bài mới
 a. GTB: “ Mùa xuân đến ”
 b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- H.dẫn luyện phát âm và giải nghĩa từ khó:
+ Nêu từ khó, phân tích , h.dẫn đọc.
- H dẫn luyện đọc cách ngắt nghỉ hơi.
- Chia đoạn
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến ?(TB)
+ Từ ngữ nào chỉ riêng hương vị của mỗi loài hoa ?(Y)
+ Vẻ đẹp của mỗi loài chim ?(K)
d. Luyện đọc lại.
 + Đọc lại bài
 Nhận xét
3. Củng cố –dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng “
- Nhận xét
- Đọc bài “ Ông Mạnh thắng thần Gió” và trả lời các câu hỏi :
+ Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay.
+ Ông làm ngôi nhà vững chắc, ông chọn gỗ lớn, đá to.
+ Ông Mạnh an ủi và mời thần Gió đến nhà chơi. 
- Nhắc lại(Y)
- Theo dõi 
- Luyện đọc đồng thanh, cá nhân các từ: Nắng vàng, rực rỡ, nồng nàn, khướu, nhanh nhảu, đỏm dáng, tàn.
+ Đọc chú giải(y,Tb,K)
- Đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.(Y,TB,K)
- Luyện đọc ngắt nghỉ hơi các câu : Vườn cây lại đầy tiếng chim / và bóng chim bay nhảy.
- Đọc nối tiếp các đoạn.(Y,TB,K)
- Luyện đọc trong nhóm, thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc thầm và trả lời
+ Hoa mận tàn, hoa đào, hoa mai nở, trời ấm, chim én bay về.
+ Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua.
+ Chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đòm dáng, cu gáy trầm ngâm.
- Theo dõi
- Đọc lại bài.(Y,TB,K)
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
Tổ trưởng hiệu trưởng
TUẦN;20 Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Tiết 20	 KỂ CHUYỆN 
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
(Chuẩn KTKN30; SGK 15)
A / MỤC TI

File đính kèm:

  • docTuần 20.doc