Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020

Đạo đức

 GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 1)

I.Mục tiêu:

 - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .

 - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.

 -Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp .

 - Dành cho HS có năng khiếu: - HS có năng khiếu biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 - Giảm tải: - Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.

*KNS : Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

III.Hoạt động dạy học:

*Khởi động: Cả lớp hát bài:Em yêu trường em và bài ca đi học.

Hoạt động 1: BT1 . - Giảm tải: - Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.

Mục tiêu : Giúp HS biết được một việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .

Cách tiến hành: ( HĐ cặp đôi)

Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.

- Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?.

- Hãy đoán xem vì sao Hùng làm như vậy?.

- HS trả lời.

Bứơc 2: GV kết luận: Vứt rác đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì ?. (Hà mang đồ chơi cho Linh ......)
- Em phải viết nhắn tin cho ai ?. (cho chị).
- Vì sao phải viết nhắn tin ?. (vì cả nhà đi vắng).
- GV phát cho HS mẫu giấy và yêu cầu HS viết nhắn tin theo nội dung: (Em đã cho cô Phúc mượn xe).
- HS đọc, GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại. ( HĐ cá nhân)
- 3HS đọc lại 2 nhắn tin.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học.
 Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020
 Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng 15,16, 17 ,18 trừ đi một số .
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng đã học.
- Biết giải toán về ít hơn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1 , Bài 2(cột 1,2), bài 3, bài 4.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2 (cột 3) Bài 5 .
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(30’)
Bài 1: ( HĐ cặp đôi)
B1. Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính nhẩm
B2. Thảo luận kết quả theo nhóm đôi. 
 15 – 6 = 	 17 – 8 = 
 16 – 7 = 18 – 9 =
B3. HS nêu kết quả, GV nhận xét và ghi kết quả.
Bài 2: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS có năng khiếu: (cột 3) . 
B1. Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính nhẩm.
 15 – 5 – 1 = 16 – 6 – 3 = 17 – 7- 2 = 
 15 – 6 = 16 – 9 = 17 – 9 =
B2. HS nêu cách tính và kết quả, giáo viên nghi bảng.
B3. HS nhận xét kết quả của 2 phép tính trừ 16 – 6 – 3 và 16 – 9
- Cột 3 HS năng khiếu nêu miệng 
Bài 3: ( HĐ cá nhân,cặp đôi)
 Đặt tính rồi tính .
B1.Cho HS nêu yêu cầu bài .
 35 – 7 81 – 9 72 – 36 50 – 17
B2. HS nêu cách đặt và tính rồi làm vào vở, 2HS lên bảng làm .
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Lớp nhận xét, GV chữa bài.
Bài 4: ( HĐ nhóm)
- Cho HS đọc bài toán và tóm tắt rồi giải vào vở.
B1.2HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
B2. Cả lớp làm vào vở, 1HS lên làm vào vở.
 Tóm tắt	50 l
 Mẹ vắt :
 18 l
 Chị vắt:
	? l
 Bài giải
 Số lít sữa chị vắt được là:
 50 – 18 = 32 (l)
 Đáp số:32 l
B3. Chia sẻ bài trong nhóm.
- Lớp nhận xét,GV chữa bài.
Bài 5: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS có năng khiếu: Cho HS đọc yêu cầu bài . Xếp 4 hình tam giác thành hình cánh quạt .
- HS lên bảng xếp.
- GV nhận xét 
C- Cũng cố dặn dò: 2’.
- HS nhắc lại các dạng toán vừa học
- Nhận xét tiết học 
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?
DẤU CHẤM DẤU CHẤM HỎI
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT2) điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống(BT3).
II.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- 2HS làm bài tập 1: Hãy kể tên những việc em làm ở nhà giúp cha mẹ?
- GV cùng HS nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: miệng ( HĐ cặp đôi)
B1. HS nêu yêu cầu: Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
B2.HS suy nghĩ và thảo luận sau đó đọc lên: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc,....
- GV viết bảng.
Bài tập 2: miệng. ( HĐ nhóm)
B1. 1HS đọc yêu cầu bài tập: sắp xếp các từ ở 3 nhóm để tạo thành câu.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
B2. Các nhóm cử 1 bạn ghi câu đó vào phiếu, gắn bảng.
B3. Đại diện nhóm lên đọc các câu của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: Viết ( HĐ cá nhân)
B1. GV gắn bảng phụ lên bảng, HS đọc yêu cầu: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào ô trống ?
B2. HS làm vào vở, GV theo dỏi.
- 1HS lên bảng làm cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chữa bài.
C.Củng cố , dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
 HAI ANH EM ( 2TIÊT)
I.Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*GDKNS :Thể hiện sự thông cảm
II.Đồ dùng 
-Tranh ở SGK, bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ :(5’)
- 2HS đọc bài Nhắn tin và trả lời câu hỏi : Những ai nhắn tin cho Linh?
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?.
- GV ghi bảng mục bài.
2.Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu:
+HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+GV ghi bảng : đỗi ngạc nhiên, vẫn, ôm chầm, nghĩ vậy.
+HS đọc cá nhân, lớp.
HS đọc chú giải theo cặp đôi.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+GV gắn bảng câu dài và hướng dẫn HS cách đọc : Gặp một gạch xiên chúng ta ngắt hơi, hai gạch chúng ta nghỉ hơi .
.Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của người anh. //
.Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em.// 
+HS đọc nhóm 4 em, GV theo dõi, nhắc nhở.
+Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( Nhóm 4) 
- 2 HS đọc các câu hỏi ở SGK
-HS thảo luận nhóm ,tìm ra câu trả lời
- GV gọi đại diện một số nhóm trả lời.
- Lúc đầu hai anh em chia lúa bằng cách nào? (Chia thành 2 đống bằng nhau, để ngoài đồng).
- Người em nghĩ gì và đã làm gì?
- Người anh nghĩ gì và làm gì?
- HS trả lời câu hỏi: Mỗi người cho như thế nào là công bằng? (Phải cho anh phần hơn, anh nói phải chia em phần hơn thì mới công bằng).
GV: Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác.
- Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em .
- HS trả lời: Tình cảm của hai anh em thật là cảm động.
GV nói thêm: Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau.
3.Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc bài.
- HS thi đọc theo lời nhân vật. (Người dẫn chuyện, anh, em)
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
IV.Củng cố, dặn dò: (2’)
- 1HS đọc lại bài
- GV nhận xét giờ học
 Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN
I, Mục tiêu
Củng cố được kiến thức đó học.
Biết cách gấp cắt , dán hình tròn. 
Gấp cắt dán được hình tròn. Hình có thể cha tròn đều và có kích thước to , nhỏ tuỳ thích . Đường cắt có thể mấp mô . 
Gấp cắt dán được hình tròn . Hình tương đối tròn . Đường cắt ít mấp mô . Hình dán phẳng . Có thể gấp cắt , dán thêm hình tròn có kích thước khác . ( HSKT ) 
II,Đồ dùng dạy học
Mẫu hình tròn , qui trình gấp - giấy thủ công 
III, Hoạt động dạy học 
- Kiểm tra đồ dùng học tập 
- Khởi động :Tổ chức cho hs chơi một trò chơi 
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
2 Hoạt động thực hành ( 30’) 
- HS làm theo nhóm 
. GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành . 
Biết cách gấp cắt , dán hình tròn. 
Gv yêu cầu HS lên bảng thao tác lại các bước gấp cắt, dán hình tròn đã học ở tiết 1 
HS nhắc lại qui trình cắt, dán hình tròn. 
Bước 1: Cắt hình tròn 
Bước 2: Gấp hình 
Bước 3: Dán, trang trí hình tròn 
-Gv nhận xét chung 
HS thực hành gấp hình tròn
GV cho học sinh đã gấp xong trưng bày sản phẩm của mình.
Cả lớp nhận xét, đánh giá.
GV tuyên dương những HS đã hoàn thành sản phẩm đúng, đẹp. 
GV cùng HS củng cố bài, 
GV nhận xét giờ học.	
3. Củng cố dặn dũ . ( 5’ )
Về nhà , em giới thiệu sản phẩm hình tròn của em cho cả nhà xem . 	
Dặn HS chuẩn bị giờ sau 
 Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020
 Tập viết
 CHỮ HOA M
I.Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng; miệng (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) Miệng nói tay làm (3 lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ M
III.Hoạt động dạy-học: 
A.Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở tập viết của HS.
- Lớp viết bảng con: L
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS viết chữ hoa:(8’)
a.Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng và nêu câu hỏi. 
- Con chữ M hoa có độ cao mấy li? (5 li)
- Con chữ M hoa gồm mấy nét ? (4 nét)
b.GV viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết.
+Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, dừng bút ở đường kẻ 6.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng đứng xuống đường kẻ 1.
+Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên (hỏi lượn ở hai đầu) lên đường kẻ 6.
+Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút, viết một nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.
c.Hướng dẫn HS viết bảng con .
- HS viết trên không M
- HS viết bảng con M
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- HS đọc cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm.
- GV : Nói đi đôi với làm.
b.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Độ cao của các con chữ?.
- Giữa các con chữ có nét gì?.
- HS trả lời.
- HS viết bảng con: Miệng
- GV nhận xét.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:(25’)
- HS viết bài vào vở tập viết.(HS đại trà viết mỗi loại 1 dòng) câu ứng dụng viết 3 lần .
- GV theo dỏi, uốn nắn.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học. 
 Toán
BẢNG TRỪ
I.Mục tiêu:
- Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20 .
- Biết vận dụng bảng cộng , trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp .
- Các bài tập cần làm: Bài 1 , Bài 2(cột 1).
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2 (cột 2,3) Bài 3 .
II.Hạt động dạy- học: 33’
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm. ( HĐ cặp đôi)
B1.Cho HS đọc yêu cầu bài . 
 11-2= 12-3= 13-4= 14-5= 15-6= 16-8= 18 – 9=
 11-3= 12-4= 13-5= 14-6= 15-7= 17-9=
B2. Thảo luận kết quả theo nhóm 2.
B3. HS trả lời kết quả, giáo viên ghi kết quả lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét. HS đọc thuộc bảng trừ .
Bài 2: ( HĐ cá nhân)
 - Dành cho HS có năng khiếu: (cột 2,3) .
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính .
 5 + 6 – 8 = ; 8 + 4 – 5 = ; 9 + 8 – 9 = ;6 + 9 – 8 = ;3 + 9 -6 =
- HS làm vào vở,.
- Lớp cùng GV nhận xét.
- GV chữa bài.
Bài 3: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS có năng khiếu - Cho HS đọc yêu cầu bài . Vẽ hình theo mẫu. 
- Thi vẽ nhanh, vẽ đúng (theo mẫu).
- GV cho 2 nhóm thi đua nhau vẽ.
- Lớp cổ vũ và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
 Chính tả 
 TIẾNG VÕNG KÊU
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng khổ 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được bài tập 2 a /b /c.
- GV nhắc học sinh đọc bài thơ Tiếng võng kêu (SGK) trước khi viết bài chính tả.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn i / iê bài 2b.
III.Hoạt động dạy-học:
A:Bài cũ: (5 ’)
- HS làm bảng con bài 2c : Điền ăt hay ăc?
chuột nh...., nh.... nhở, đ.....tên.
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn tập chép.
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV mở bảng viết sẵn khổ thơ 2 ra, 2HS đọc bài.
- Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào? .(Viết hoa lùi vào 2 ô cách lề vở).
b.HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS chép bài vào vở, GV theo dõi và nhắc nhở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
c.Nhận xét – chữa bài.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập. ( HĐ cá nhân)
- GV treo bảng phụ lên, HS đọc yêu cầu, : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống?.
b) (tin, tiêm): ......cậy; 
 (tìm, tiềm) : ......tòi; 
 (khim, khiêm): ......tốn.
- HS làm vào vở, HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- Câu a, c HS làm miệng.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
 Tập đọc 
 BÉ HOA 
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.
- Hiểu nội dung: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK 
- Bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(5’)
- HS đọc bài Hai anh em và trả lời câu hỏi ở SGK .
- GV nhận xét 
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ gì ?.
- GV ghi bảng mục bài.
2.Luyện đọc.
a.GV đọc toàn bài
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
+HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+GV nhận xét.
+GV ghi bảng các từ khó đọc: vẫn, đen láy, đưa võng.
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
HS đọc chú giải theo cặp.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
+GV chia bài thành 3 đoạn .
+GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài và hướng dẫn HS cách đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+HS đọc theo nhóm 3em.
+GV theo dỏi nhận xét.
-Thi đọc trước lớp .
+Một số nhóm đọc.
+HS cùng GV nhận xét.
3.Tìm hiểu bài.( N4)
HS thảo luận nhóm 4 trả lời :
- Em biết những gì về gia đình Hoa( gia đình Hoa gồm có 4 người ......)
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
- Hoa đã làm gì để giúp mẹ ?
- Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì ?
- HS lần lượt trả lời.
4.Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn lại cách đọc.
- 3HS đọc bài.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì ?.(Nói lên Hoa rất yêu em và biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ).
- GV nhận xét giờ học.
- Về luyện đọc nhiều lại bài.
Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn
QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
VIẾT NHẮN TIN
I.Mục tiêu:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2).
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ (SGK) BT1.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- Gọi HS đọc đoạn văn ngắn viết về gia đình.
- 3HS đọc, GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi, viết nhắn tin.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (HĐ nhóm đôi)
GV: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
-HS mở SGK (trang 118) và quan sát tranh theo cặp với nội dung câu hỏi ở SGK.
GV: 1 em hỏi, 1em trả lời và ngược lại.
- HS thảo luận theo cặp (hỏi- đáp) dựa vào tranh.
- GV theo dỏi, gợi ý với HS còn lúng túng.
- HS lần lượt trả lời.
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 2: (HĐ cá nhân)HS đọc yêu cầu: Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết.
- Nội dung tin nhắn là gì? (Bà đến nhà đón em đi chơi)
- HS viết nhắn tin vào vở và đọc bài của mình.
- GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội
 PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà .
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc .
- Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,
*KNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
II.Đồ dùng:
-Tranh vẽ ở SGK.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (10’) Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc.
*Mục tiêu: Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
- Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Động nảo
- Kể tên những thứ gây ngộ độc qua đường ăn uống.
- HS kể, GV ghi bảng.
Bước 2: (HĐ nhóm đôi)
- GV hỏi cả lớp: Trong những thứ trên thứ nào được cất giữ trong nhà ?.
- GV giao việc cho các nhóm quan sát hình 1,2,3 SGK, tìm ra lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc.
- HS quan sát tranh và thảo luận và các câu hỏi dành cho nhóm mình.
- GV: Nơi góc nhà đang để thứ gì? Nếu để lẫn lộn dầu hoả, dầu ăn thì điều gì sẽ xẩy ra.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: Thuốc trừ sâu, dầu hoả.
 - Ngộ độc ăn, uống do các lí do sau:
 +Uống nhầm phải dầu hoả, thuốc trừ sâu...
 +Ăn nhiều thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn có ruồi đậu...
 +Ăn hoặc uống thuốc tây quá nhiều vì tưởng kẹo...
Hoạt động 2: (10’) Quan sát hình vẽ cần làm gì để tránh ngộ độc.
*Mục tiêu: ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và mọi người.
Bước 1: HS thảo luận theo cặp.
- Các em quan sát tranh 4,5 SGK trang 31: Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Tác dụng của việc làm đó? 
- HS làm việc.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc ta cần: Sắp xếp gọn gàng những thứ thường dùng hàng ngày.Thuốc men cần để đúng nơi quy định.
+Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa...
Hoạt động 3: (10’) Đóng vai.
*Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hoạc người khác bị ngộ độc.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: - Bạn phải làm gì khi bạn hoặc người khác bị ngộ độc?.
Bước 1: - GV nêu tình huống:
- Em của bạn tình cờ bị ngộ độc vì uống nước đã bị hôi. 
- Bạn đang chơi ngoài sân thấy em khóc và kêu đau bụng.
Bước 2: HS đóng vai xử lí tình huống, các nhóm khác nhận xét.
- GVkết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu và nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết là đã ngộ độc thứ gì!
2.Củng cố, dặn dò: (5’)
- Em đã bị ngộ độc chưa?
- Các em nhớ thực hiện tốt để không xảy ra ngộ độc.
Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn .
- Biết tìm số bị trừ ,số hạng chưa biết .
- Các bài tập cần làm: Bài 1 , Bài 2(cột 1,3), bài 3(b), bài 4.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2 (cột 2) Bài 3 (cột a, b), bài 5.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’).
- GV gọi từng cặp 1 em nêu phép tính, 1 em nêu kết quả phép trừ: Bảng trừ.
- 4HS thực hiện.
- GV cùng lớp nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’)
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu bài : Tính nhẩm.
 18 – 9 = 16 – 7 = 15 – 6 =
 17 – 8 = 15 – 6 = 12 – 3 =
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả , giáo viên ghi ở bảng.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu. (cột 2) .- Cho HS nêu yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
- GV gọi 3 HS lên bảng đặt rồi tính kết quả.
- 3HS thi đua nhau.
 35 - 8 = 57 – 9 = 63 – 5 = 
- HS làm cột 1,3. (cột 2 HS có năng khiếu nêu ) 
Bài 3:- Dành cho HS có năng khiếu : (cột a, b).- Cho HS nêu yêu cầu bài . Tìm x:
 a. x + 7 = 21 ; b. 8 + x = 42 ; c. x – 15 = 15.
- HS nêu cách làm và làm vào vở,(Câu a. c HS có năng khiếu làm ).
- Lớp nhận xét. a, x = 14 ; b, x = 34 ; c, x = 30.
Bài 4: - Cho HS nêu yêu cầu bài . 1HS đọc bài toán và gọi 1HS tóm tắt.
 45 kg đường
 Thùng to. 
 Thùng bé. 6 kg
 ? kg
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ? . Bài toán thuộc dạng toán gì đã học ?
- HS làm vào vở
- GV nhận xét bài của HS.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhắc lại nội dung giờ học.
- Nhận xét giờ học. Về nhớ ôn lại bài.
Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Đánh giá trong tuần về nề nếp, học tập, vệ sinh.
-Kế hoạch tuần tới.
- Hoạt động theo chủ đề.
II.Nội dung:
1.Đánh giá:
-GV cho lớp trưởng điều khiển.
-Các tổ trưởng điều khiển tổ mình thảo luận ý kiến cuỉa các thành viên.
-Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo trước lớp. Tổ1: Nề nếp, vệ sinh,học tập.
-Các tổ nhận xét.
-GV nhận xét chung: Nhìn chung các tổ đã có ý thức tốt, xây dựng bài tốt song bên cạnh đó có một số bạn chưa thực sự chú ý xây dựng bài như Hồ Sang,Cao Sang , Sơn còn hay nói chuyện về nhà chưa học bài cũ.
2.Kế hoạch tuần tới:
-Nề nếp: Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số 100%.
-Học tập: thực hiện tố việc học bài,làm bài ở lớp cũng như ở nhà.
- Vệ sinh: Luôn làm sạch sẽ ở khu vực được giao cũng như trong lớp học
* Các tổ , cá nhân đưa ra biện pháp để thức hiện
3.Hoạt động theo chủ đề:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Các tổ thực hiện , tổ trưởng điều khiển, GV theo dỏi.
-Gv theo dỏi
- HS trình bày
-GGV nhận xét.
BUỔI CHIỀU
 Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020
Đạo đức
 GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 1)
I.Mục tiêu:
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
 - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
 -Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp . 
 - Dành cho HS có năng khiếu: - HS có năng khiếu biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Giảm tải: - Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.
*KNS : Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
III.Hoạt động dạy học:
*Khởi động: Cả lớp hát bài:Em yêu trường em và bài ca đi học.
Hoạt động 1: BT1 . - Giảm tải: - Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.
Mục tiêu : Giúp HS biết được một việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
Cách tiến hành: ( HĐ cặp đôi)
Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?.
- Hãy đoán xem vì sao Hùng làm như vậy?.
- HS trả lời.
Bứơc 2: GV kết luận: Vứt rác đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường tường, bàn ghế, đi vệ sinh đúng

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc