Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021

Tập đọc:

NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4).

2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Chú ý các từ: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

*KNS: GD HS có kĩ năng giao tiếp; Biết thể hiện sự thông cảm; Biết ra quyết định.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. Một số con vật nặn bằng bột

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc44 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 32 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu học sinh đọc giờ.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Làm việc cá nhân – N2- Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: Làm việc cá nhân –N4- Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà
- Đọc câu a: Chiếc bút bi dài khoảng 15... và yêu cầu học sinh suy nghĩ để điền tên đơn vị vào chỗ trống trên.
- Nói chiếc bút bi dài 15 mm có được không? Vì sao?
- Nói chiếc bút bi dài 15 dm có được không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b, sau đó chữa bài
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 4 (c,d,e): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
*HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp (N2).
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Đọc giờ:
+ Đồng hồ A chỉ 3 giờ 30 phút 
+ Đồng hồ B chỉ 5 giờ 15 phút 
+ Đồng hồ C chỉ 10 giờ, 
+ Đồng hồ D chỉ 8 giờ 30 phút.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ:
Bài giải
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (l)
Đáp số : 15l 
-Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài cá nhân ->Trao đổi trong nhóm 4.
- Học sinh lắng nghe.
- Trả lời: Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
- Vì 15 mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào lại ngắn như thế.
- Không được vì như thế là quá dài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
-Dự kiến KQ báo cáo:
Bài giải
Bạn Bình còn số tiền là:
1000 – 800 = 200 (đồng)
Đáp số: 200 đồng
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học.
- Trò chơi: Quay đúng, quay nhanh:
-Nội dung chơi: Thi quay kim đồng hồ
 + Nội dung: TBHT nêu đồng hồ chỉ các số giờ như sau:
 9 giờ 15 phút; 8 giờ; 11 giờ 30 phút; 3 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: Viết mm hoặc cm thích hợp vào chỗ chấm:
 a. Chiều dài quyển sách Toán 2 khoảng 183.....
 b. Thước kẻ dài khoảng 30 .....
 c. Chiếc bút chì của em dài khoảng 25...
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, học thuộc bảng chia 3.Xem trước bài: Ôn tập về đại lượng( Tiếp theo)
_________________________________________
Tập làm văn:
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
 - Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết câu.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp hỏi đáp lời từ chối
-Nội dung hỏi – đáp xung quanh chủ đề về trường, lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh viết tốt.
- Giáo viên giới thiệu, ghi bài lên bảng.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa .
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*GV kết hợp với LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn học sinh bị ốm đã nói thế nào?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn học sinh bị ốm.
- Khen những học sinh nói tốt.
Bài 2: 
- Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
- Yêu cầu 1 học sinh đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tình huống a.
- Hãy tưởng tượng con là bạn học sinh trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
- Gọi 2 học sinh lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
- Nhận xét các em nói tốt.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy như thế nào? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Gọi học sinh trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Đánh giá chung kết quả làm bài của học sinh.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài, tương tác vói bạn.
*Dự kiến các bước hoạt động và nội dung chia sẻ trước lớp của HS:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
- Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
- Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
- Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.
- Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
- Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- Học sinh suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
- Học sinh làm bài:
- VD: Mấy hôm nay, mẹ sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ. Chị em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà, hôm nay mẹ đã khoẻ. Em vui sướng vô cùng.
- 5 học sinh kể lại việc tốt của mình.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên giáo dục học sinh: Trong cuộc sống không phải lúc nào mỗi chúng mình luôn gặp chuyện vui, chuyện hài lòng với bạn thân. Trong trường hợp nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng mình phải biết nói lời an ủi và khi chúng mình buồn thì có người an ủi, động viện mỗi chúng mình cần phải biết đáp lại lời chân thành, lịch sự. Đó là một việc rất tốt mà mỗi chúng ta cân làm
4.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu) trong đó có lời an ủi động viên và lời đáp ( có thể nội dung viết về bạn trong lớp hoặc trong gia đình, hàng xóm nơi em đang ở).
- Dặn học sinh về học thuộc các nội quy do nhà trường đề ra. Về nhà Chuẩn bị bài sau: Kể ngắn về người thân.
____________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021
Tập đọc:
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Chú ý các từ: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*KNS: GD HS có kĩ năng giao tiếp; Biết thể hiện sự thông cảm; Biết ra quyết định.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. Một số con vật nặn bằng bột
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-LPHT điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng , TLCH bài thơ Lượm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Người làm đồ chơi

-HS tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn ..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: ế hàng, hết nhẵn.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài:
 Lưu ý giọng đọc cho học sinh.
+ Giọng kể, nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Giọng bạn nhỏ, xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố: Nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.
+ Giọng bác bán hàng trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác: Vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn .
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: ế hàng, hết nhẵn.
. 
- Giáo viên Kết hợp với HS hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp
*Dự kiến một số câu:
+ Tôi suýt khóc nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.
+ Bác đừng về Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
+ Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.
+ Cháu mua và sẽ rủ bạn cháu cùng mua (giọng sôi nổi).
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: ế hàng, hết nhẵn.
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh chia sẻ cách đọc (Dự kiến):
+ Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.//
+ Bác đừng về/ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu// (giọng cầu khẩn).
+ Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
+ Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua// (giọng sôi nổi).//
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µLPHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Bác Nhân làm nghề gì?
+Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
+ Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
+ Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
+ Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân quyết định chuyển về quê?
+ Thái độ của bác Nhân ra sao ?
+Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
+ Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
+ Thái độ của bác Nhân ra sao?
+ Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
+ Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng. (M3, M4)
* KNS: GD HS có kĩ năng giao tiếp; Biết thể hiện sự thông cảm; Biết ra quyết định:
- Qua câu chuyện trên muốn gửi đến chúng ta điều gì? 
µGV kết luận: 
- Bạn nhỏ trong truyền rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
+ Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
+ Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
+ Bác rất cảm động
- Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
+ Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
+ Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
+ Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- (M3, M4) Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./
-Mỗi chúng ta cần có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chia sẻ, quý trọng đối với mọi người đặc biệt là những người hàng bác hàng xóm của chúng mình
- Học sinh lắng nghe.
-HS M4
-Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.
+ Mỗi nhóm 3 học sinh (Người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
+ Con thích nhân vật nào? Vì sao?
=> Em thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
=> Em thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
- Hai em nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật. Người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé
-- Tìm những văn bản có nội dung về tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động để luyện đọc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
_________________________________________
Toán:
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: bảng phụ, phiếu.
	- Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học toán.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi LPHT điều hành trò chơi Đố bạn:
+Nội dung chơi: LPHT nêu bài toán để học sinh nêu kết quả:
 + Xe thứ nhất chở 37l dầu. Xe thứ nhất chở được ít hơn xe thứ hai là 4l. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu lít dầu?
- Tại sao bạn có đáp án như vậy? (...)
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo).
-Học sinh lắng nghe phổ biến cách chơi,
- Học sinh chủ động tham gia chơi
- Học sinh cùng tương tác
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1: Làm việc cá nhân-> N2 -> Cả lớp
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2 (cột 1,2,4): Làm việc cá nhân –> Nhóm 4-> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. 
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài -> tương tác với bạn.
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nêu miệng kết quả:
Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh chia sẻ
Bài giải
Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đáp số: 32 kg.
- Học sinh nhận xét.s 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh chia sẻ
Bài giải
 Nhà phương cách xã Định Xá số ki-lô-mét là:
20 - 11 = 9 (km)
Đáp số: 9 km.
- Học sinh tương tác, nhận xét.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên
+Dự kiến KQ báo cáo:
Bài giải
Bơm xong lúc:
9 + 6 = 15 (giờ)
15 giờ hay là 3 giờ chiều
Đáp số: 3 giờ chiều
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Chơi trò chơi: Gọi thuyền
 ND: LPHT đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_soan_theo_dhptnlhs_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.doc