Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021

Toán:

ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾP THEO)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc viết các số có ba chữ số.

- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại.

- Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao

tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa. Viết trước nội dung bài tập 2 lên bảng, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

 

doc39 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp đối tượng HS hạn chế
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
-LPHT điều hành HĐ chia sẻ:
+ Đoạn thơ nói về ai?
+ Công việc của chị lao công vất vả ntn?
+ Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
+ Bài thơ thuộc thể thơ gì?
+ Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
- Yêu cầu học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ khó: lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên đọc lần 2.
Quan sát, nhắc nhở, khuyến khích học sinh trả lời: M1
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo YC của GV.
-Thực hiện YC theo nhóm
+ Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. 
+ Lưu ý nội dung bài viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý.
- Đại diện nhóm báo cáo
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Chị lao công.
+ Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
+ Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
+ Thuộc thể thơ tự do.
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Học sinh nêu.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, chú ý lắng nghe cô giáo phát âm, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ: đối tượng M1
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.
*Cách tiến hành:
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 2a: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả của mình.
Bài 3a:
Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu học sinh tìm các từ theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng.
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ:
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh lên làm theo hình thức tiếp sức.
a) lo lắng – no nê
lâu la – cà phê nâu
con la – quả na
cái lá – ná thun
lề đường – thợ nề
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết 
- Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm l/n 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo. 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
7. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
- Viết tên một số sự vật bắt đầu bằng l/n 
-Viết đoạn văn sau: Lúa nếp là lúa nếp làng. Lúa lên lấp ló lòng nàng lâng lâng.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai ; Xem trước bài chính tả sau: Bóp nát quả cam.

Tập viết:
CHỮ HOA Q (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa Q kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Quân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quân dân một lòng (3 lần)
2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Quân dân một lòng.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ).
	- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ Q kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ Q hoa cao mấy li? 
+Chữ hoa Q gồm mấy nét? 
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa Q gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang.
- Nêu cách viết chữ:
+ Nét 1: Đặt bút giữa ĐK 4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở giữa ĐK1 với ĐK2.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở thân chữ, dừng bút ở đường kẽ 2. 
- Giáo viên viết mẫu chữ Q cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Quân dân một lòng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ Q, l, g cao mấy li?
+ Con chữ d cao mấy li?
+ Con chữ t cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ Q(cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Quân.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- HS quan sát chữ mẫu.
+ Học sinh chia sẻ cặp đôi 
-> Thống nhất trước lớp:
+ Cao 5 li.
+ Chữ hoa Q gồm 1 nét viết liền.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
->Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cao 2 li rưỡi.
+ Cao 2 li.
 + Cao 1 li rưỡi.
+ Các chữ u, â, n, ô, o có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Dấu nặng đặt dưới con chữ ô trong chữ một, dấu huyền đặt trên con chữ o trong chữ lòng.
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ Quân trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Quân cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ Q
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ Q
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
-Viết tên một số bạn em biết có phụ âm đầu là Q
- Viết chữ hoa “Q”, và câu “Quân dân một lòng .” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp
_________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾP THEO)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đọc viết các số có ba chữ số.
- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại.
- Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 
tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Viết trước nội dung bài tập 2 lên bảng, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với LPHT tổ chức Trò chơi: Đố bạn: 
-Nội dung chơi: LPHT đọc một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 để học sinh nêu kết quả
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết đọc viết các số có ba chữ số.
- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục , các đơn vị và ngược lại.
- Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV trợ giúp HS hạn chế
-LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng, tổ chức cho học sinh thi nối số với cách đọc tương ứng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Viết số 842 lên bảng và hỏi: Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy, đơn vị.
- Hãy viết số này thành tổng trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét và rút ra kết luận: 842 = 800 + 40 + 2
- Yêu cầu học sinh tiếp tục lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và thực hiện YC
- Học sinh cùng tương tác
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
Dự kiến đáp án:
Câu a 939 Câu e 484
Câu b 650 Câu g 125
Câu c 745 Câu h 596
Câu d 307 Câu i 811
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
- 2 học sinh lên bảng viết số, dưới lớp quan sát.
- Học sinh lên bảng làm bài:
a) 965 = 900 + 60 + 5
 477 = 500 + 70 + 7
 618 = 600 + 10 + 8
 593 = 500 + 90 + 3
 401 = 400 + 1
b) 800 + 90 + 5 = 895
 200 + 20 + 2 = 222
 700 + 60 + 8 = 768
 600 + 50 = 650
 800 + 8 = 808
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
+Dự kiến KQ báo cáo:
a) 462; 464; 466; 468.
b) 353; 355; 357; 359
c) 815; 825; 835; 845
4. HĐ vận dụng (2 phút) 
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Trò chơi: Bắn tên
 + Nội dung chơi: GV đưa các phép tính: 35 + 23 68 + 6 95 – 15 52 - 8
- GV tổng kết trò chơi, khen
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Giải bài toán sau: Trường Tiểu học Quảng Đức quyên góp được 365 quyển vở và trường tiểu học Quảng Long quyên góp được ít hơn trường tiểu học Quảng Đức là 45 quyển vở. Hỏi trường tiểu học Quảng Long quyên góp được bao nhiêu quyển vở.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
______________________________________________
Tập đọc:
BÓP NÁT QUẢ CAM
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
* ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
*Lồng ghép KNS: Tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPHT điều hành cho HS chơi TC: Gọi thuyền
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng bài Tiếng chổi tre.
- GV tổng kết -> GV kết nối nội dung bài:
+ Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
+ Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. 
- Ghi tựa bài: Bóp nát quả cam.
- HS chủ động tham gia chơi
-HS lắng nghe
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Giáo viên đọc : lưu ý giọng đọc cho học sinh.
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
+Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia bài thành 4 đoạn theo gợi ý
- Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
*Dự kiến nội dung chia sẻ của HS
+Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp (theo nhóm).
*Trưởng nhóm điều hành chung
- Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu học sinh chia bài thành 4 đoạn
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc
-Nghe giáo viên giải nghĩa từ.
+ Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này.
- Luyện đọc câu: 
+ Sáng nay,/ biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng,/ Quốc Toản quyết đợi gặp Vua/ để nói hai tiếng “xin đánh” (Giọng nhẹ, rụt rè) ./
+ Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
+ Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:/ “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// 
- Nối tiếp đọc
+ Các nhóm cử đại diện thi đọc
- Các nhóm thi đọc
+ Đọc trong nhóm
+ Cử đại diện thi đọc 
-Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
- Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µLPHT điều hành HĐ chia sẻ.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+ Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
+ Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
+ Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. (M3, M4).
+ Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
+ Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
+ Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
+Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
+ Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
+Con biết gì về Trần Quốc Toản?
- Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?
Kết luận, ghi nội dung bài
*GDQPAN: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi
*Lồng ghép KNS: Giúp HS tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định trong mọi tình huống như học tập và lao động
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
+ Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
+Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh.
+ Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
+ Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc.
+ Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
+ Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
+ Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
+Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
+ Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
+ Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
-HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ và học tập theo các tấm gương của các anh hùng .
- HS ghi nhớ và thực hiện
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_soan_theo_dhptnlhs_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc