Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Tự học:

 Luyện chữ : SƠN TINH, THỦY TINH

I.MỤC TIÊU:

 Luyện viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài: “Sơn Tinh, Thủy Tinh ”.

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1.Hư¬ớng dẫn HS chuẩn bị

GV: đọc đoạn luyện viết.

 2 HS đọc lại

Những ai đến cầu hôn Mị Nương? (Sơn Tinh- chúa miền non cao, Thuỷ Tinh – vua vùng nước thẳm.)

HS viết từ khó vào bảng con: Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần.

2. Hoạt động 2. Hư¬ớng dẫn luyện viết vào vở

HS luyện viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn(t¬ư thế ngồi viết, tay cầm bút).

Chấm bài , chữa lỗi

 Kiểm tra, nhận xét.

3. Hoạt động 3. Củng cố kiến thức:

HS nhắc lại cách viết bài

GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài sạch đẹp.

 

doc54 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INH 
I.MỤC TIÊU:
 Luyện viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài: “Sơn Tinh, Thủy Tinh ”.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1.Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV: đọc đoạn luyện viết.
 2 HS đọc lại
Những ai đến cầu hôn Mị Nương? (Sơn Tinh- chúa miền non cao, Thuỷ Tinh – vua vùng nước thẳm.)
HS viết từ khó vào bảng con: Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần....
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện viết vào vở
HS luyện viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
Chấm bài , chữa lỗi
 Kiểm tra, nhận xét.
3. Hoạt động 3. Củng cố kiến thức:
HS nhắc lại cách viết bài
GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài sạch đẹp. 
______________________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
Toán:
TIẾT 125: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
* Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Mô hình đồng hồ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, TC học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Bạn ơi, tôi mấy giờ? 
+ Nội dung chơi: TBHT quay kim đồng hồ để học sinh xem đồng hồ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Thực hành xem đồng hồ.
- Học sinh tham gia chơi.
+
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
*Cách tiến hành:
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. (Giáo viên có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu học sinh đọc giờ.)
- Giáo viên nhận xét chung.
=> GV kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút
Bài 2: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Trước hết học sinh phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. Ví dụ:
+ Hoạt động: “Tưới rau”
+ Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều”
- Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động.
- Trả lời câu hỏi của bài toán.
- Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối”, và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành 19 giờ và 4 giờ 30 chiều”
- Giáo viên đánh giá chung.
Bài 3: TC Trò chơi: Ai nhanh hơn?
- Giáo viên chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Học sinh xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ:
 A. 4giờ 15 phút
 B. 1giờ 30 phút
 C. 9giờ 15 phút
 D. 8giờ 30 phút.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp.
 a - A; b - D; c - B; d - E; 
 e - C; g - G
- Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Học sinh thực hiện chơi.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học. 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách xem đồng hồ vào các thời điểm sáng, chiều, tối.
- Gv chốt KT bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Điền vào chỗ chấm: 
 a. Mẹ em đi làm ca chiều bắt đầu từ 14 giờ hay ...............đến 22 giờ hay.............
 b. Hằng ngày em thường đi ngủ lúc 9 giờ rưỡi hay ........
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, tiếp tục thực hành xem đồng hồ. Xem trước bàì: Luyện tập
____________________________________________
 Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1,BT2) 
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (BT3,BT4) 
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu.
	- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- LPHT gọi HS đọc bài thơ. Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển.
-Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học từ ngữ về sông biển, biết sử dụng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu.
- Ghi đầu bài lên bảng: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
- HS đọc bài thơ..
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1,BT2) 
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (BT3,BT4) 
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
- LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc theo nhóm– Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Giáo viên đánh giá, chốt đáp án: sông; suối; hồ
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
=>GV kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập
- Nhận xét học sinh.
- HS thực hiện theo yêu cầu 
( Trưởng nhóm điều hành chung) 
- Dự kiến nội dung học sinh chia sẻ:
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số học sinh đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, ; biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển biếc,
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước.
- Học sinh chia sẻ: sông; suối; hồ
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- Kiểm tra chéo trong cặp
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Nghe hướng dẫn và đọc câu hỏi: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
- Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp học sinh trình bày trước lớp.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
- Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
- Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. 
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Viết một đoạn văn khoảng 3– 5 nói về sông biển .
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau:Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
______________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021 
Thể dục : 
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG, 2 TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANG NGANG. TRÒ CHƠI NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4.Năng lực: : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/Phần mở đầu 
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước: Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
II/ Phần cơ bản:
Việc 1: Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật.
- Sau đó YC trưởng nhóm điều khiển cho học sinh thực hiện.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh.
(Chú ý theo dõi đối tượng M1)
Việc 2: Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt, nhắc nhở HS chơi an toàn, vui vẻ,...
-Tổ chức cho HS chơi thật, 
(Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực.)
III/ Phần kết thúc:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà tập luyện them.
4p
26p
16p
 2-3lần
10p
 2-3lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
___________________________________________
Toán:
TIẾT 126: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
2. Kỹ năng: Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, mô hình đồng hồ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với LPHT điều hành trò chơi: Đố bạn, tôi mấy giờ?
+Nội dung cho học sinh chơi: HS1 quay đồng hồ để học sinh() trả lời số giờ tương ứng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
+ LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Học sinh xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
- Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
- Cuối cùng yêu cầu học sinh tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- YC học sinh phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
- Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
- Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ?
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.

-Trưởng nhóm điều hành cho nhóm thực hiện theo yêu cầu-> chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp (tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp).
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh xem tranh vẽ.
- Trình bày: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.
*Dự kiến KQ chia sẻ:
- Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút.
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút.
- Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ báo cáo:
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8 giờ.
b) Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
c) Em làm bài kiểm tra trong 35 phút.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học. 
 + Trong vòng 10 phút em có thể làm xong việc gì?
 + Trong vòng 60 phút em có thể làm xong việc gì?
- Hoặc có thể cho học sinh tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào?
- Gv chốt KT bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nội dung bài tập sau: 
 a. Bố đi làm về nhà vào lúc 17 giờ. Mẹ đi làm về nhà lúc 16 giờ 30 phút. Vậy ......... đi làm về nhà muộn hơn?
 b. Bé Hoàng đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Hưng đi ngủ lúc 21 giờ. Vậy ..... đi ngủ sớm hơn?
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, tiếp tục thực hành xem đồng hồ. Xem trước bài: Tìm số bị chia
____________________________________________
Tập đọc:
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Chú ý các từ: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-LPHT điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Tôm Càng và Cá Con.. 

-HS tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: búng càng, nhìn (trân trân), nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài: Chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: búng càng, nhìn (trân trân), nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo. 
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
+ Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
+ Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: mái chèo, quẹo. 
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh chia sẻ cách đọc
+ Đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
+ Đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
- Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
- Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
- Bánh lái có tác dụng gì?
+ Trong đoạn này, Cá Con kể với Tôm Càng về đề tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các bạn cần thể hiện sự tự hào của Cá Con.
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_soan_theo_dhptnlhs_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan