Giáo án Lớp 2 mới - Tuần 13 - Năm học 2020-2021
Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020
Thủ công
GẤP, CẮT DÁN HÌNH TRÒN ( TRÒN ( TIẾT 1)
I, Mục tiêu
-HS biết cách gấp cắt dán hình tròn.
- Gấp cắt dán được hình tròn.Hình có thể chưa tṛòn đều và có kích thước
to,nhỏ tùy thích. Đường gấp có thể mấp mô
- Ứng dụng được kỷ thuật gấp cắt, dán,hình tròn để làm đồ chơi đơn giản.
Gấp cắt dán được hình tròn. Hình tương đối tṛòn. Đường cắt ít mâp mô. H́nh dán phẳng.(HS khéo tay )
II. Tài liệu và phương tiện chuẩn bị
- Mẫu một hình tròn được gấp từ giấy TC
- Giấy thủ công keo ,kéo,hồ dán.
- Tranh gấp, cắt, dán hình tròn
- Phiếu học tập
III- Hoạt động dạy học:
A Bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng của học sinh
B Bài mới
1 Giới thiệu bài
2 .Quan sát ,khám phá đặc điểm của hình tròn mẫu và phán đoán cách cắt hình tròn
GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu hình tròn và 1 mẫu hình vuông
- Phát phiếu học tập các nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát
2. Cùng nhau kiểm tra lai kết quả học tập hoạt động 1(HĐN)
- Đại diện một sơ nhóm trình bày kết quả của nhóm
CHUYỆN BÓ ĐŨA I.Mục tiêu: - Dựa theo tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu biết phân vai dựng lại câu chuyện. II.Đồ dùng: -Tranh SGK. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - 2HS tiếp nối nhau kể chuyện “Bông hoa Niềm Vui”. - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn kể chuyện. a.Kể từng đoạn trong tranh. ( HĐ cá nhân,nhóm) - HS đọc yêu cầu của bài. *GV: Không phải mỗi tranh minh hoạ một đoạn chuyện (đoạn 2 được minh hoạ bằng tranh 2 và 3) Tranh và cả lời gợi ý chỉ có tác dụng giúp các em nhớ lại truyện. - Cả lớp quan sát 5 hình ở SGK. - 1HS đọc vắn tắt nội dung tranh kể mẫu đoạn 1 theo tranh. - HS kể theo nhóm.( HĐ nhóm 4) - HS kể trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. b- Dành cho HS có năng khiếu: - HS có năng khiếu dựng lại câu chuyện .Phân vai dựng lại câu chuyện. ( HĐ nhóm) - Các nhóm phân vai kể lại câu chuyện .(người cha, 4 người con). - HS nhận xét lẫn nhau. +Cử chỉ, nội dung(ý, trình tự), cách diễn đạt. - GV nhận xét chung. - Câu chuyện khuyên ta điều gì ?. - HS :Anh em phải thương yêu nhau, đoàn kết.... C.Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét giờ học. - Về nhà kể cho mọi người trong gia đình nghe. ---------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020 Toán 65- 38 ; 46- 17 ; 57- 28 ; 78- 29 I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 – 38 ; 46- 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 . - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên . - Các bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3), Bài 2(cột 1), bài 3. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1 (cột 4,5 Bài 2(cột 2) . II.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - Tiết trước ta học bài gì?. - HS làm bảng con: 35 65 68 7 6 9 - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’. 1.Giới thiệu bài. 2.GV tổ chức cho HS tự thực hiện các phép trừ: - GV các em hãy tính kết quả phép trừ. 65- 38 = và nêu cách làm. - HS HĐ nhóm 2 nêu cách làm. 65 . 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng7, viết 7 nhớ 1 38 . 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2 27 - HS nhắc lại, làm các phép trừ 46 - 17, 57 - 28, 79 - 29 tương tự như 65 - 38. 3.Thực hành. Bài 1: ( HĐ cá nhân) - Dành cho HS có năng khiếu: (cột 4,5 ) . - Cho HS nêu yêu cầu bài : Tính. . 85 55 95 96 86 - - - - - 27 18 46 48 27 - HS làm bảng con - GV cùng HS nhận xét. - HS năng khiếu nêu miệng nối tiếp cột 4,5 - GV cùng HS nhận xét. Bài 2: ( HĐ cá nhân) - Dành cho HS có năng khiếu: (cột 2) . Cho HS nêu yêu cầu bài: Số 86 – 6 - 10 58 - 9 - 9 . -HS trả lời mệng, GV ghi kết quả Bài 3: ( HĐ N4) HS đọc bài toán trong nhóm Trả lời câu hỏi. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?. - Bài toán thuộc dạng toán nào ta đã học? .(Dạng toán về ít hơn) - Ta làm phép tính trừ hay cộng?. (trừ). - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm: - Đại diện nhóm báo cáo Gv nhận xét và KL Bài giải Số tuổi của mẹ là: 65-27=38 (tuổi). Đáp số: 38 tuổi. C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------- Tập làm văn KỂ VỀ GIA ĐÌNH I.Mục tiêu: - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý (BT1). - Viết được một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) theo nội dung (BT1). *GDKNS: Tư duy sáng tạo. II.Đồ dùng: -Bảng lớp viết sẵn bài tập 1. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - 3HS đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại. - GV nhận xét . B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’) Bài 1: (Nhóm đôi) - HS thảo luận nhóm đôi . Kể về gia đình mình - GV: Các em có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không kể quá dài. - Đại diện nhóm kể trước lớp. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. Bài 2: (Viết) ( HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu: Dựa vào bài tập 1 đã nói trên. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình (3 đến 5 câu) - HS viết vào vở, GV theo dỏi gợi ý. - HS đọc bài viết. - Lớp cùng GV nhận xét. - GV nhận xét. Cho HS bình chọn bạn viết hay nhất C.Củng cố, dặn dò: (1’) - Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: -Đánh giá về nề nếp, học tập, vệ sinh trong tuần. -Kế hoạch tuần tới: -HS làm vệ sinh lớp học. II.Nội dung: 1.Đánh giá:(20’) - GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học. - Các tổ trưởng điều hành các thành viên trong tổ thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh. - GV theo dỏi các tổ hoạt động. -Các tổ trưởng tổ lên báo cáo. -GV nhận xét từng tổ và tuyên dương tổ đạt kết quả tốt. +Nề nếp: Thực hiện tốt. +Đồng phục đầy đủ. Thực hiện tốt ATGT +Sinh hoạt 15’ đầu giờ tốt +Học tập: Lớp tiến bộ nhanh về đọc bài, viết đoạn văn và kĩ năng tính toán. Đọc còn yếu( Đăng, Hiếu) Chữ viết đẹp ( Bảo An, Thy, Trà My) +Vệ sinh: Thực hiện tốt. 2.Kế hoạch tuần tới:(3’) -Tiếp tục duy trì nề nếp đạt được. -Tiếp tục kèm đọc, viết, cho em Hải, Đăng, Hiếu -Bồi dưỡng chữ viết và kiến thức về Trạng Nguyên Tiếng Việt cho các em đã tham gia -Thường xuyên nhắc nhở các em chấp hành tốt An toàn giao thông và rèn kĩ năng sống cho các em. -Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. -Nhắc nhở các em nộp các khoản tiền đã thống nhất. -Nhắc nhở những HS ở bán trú nộp củi. 3.Hướng dẫn HS làm vệ sinh:(15’) -HS lau bảng, quét vàng nhện, lau cửa sổ , cửa chính. -Gv theo dõi và nhận xét. __________________________________________________ BUỔI CHIỀU TUẦN 13 Thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2020 Tự nhiên xã hội GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở I.Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. - Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. *KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. II.Đồ dùng : - Tranh SGK III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) - Hãy kể tên các đồ dùng trong gia đình và tác dụng của nó ? - HS kể - GV nhận xét. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài:(2’) *Hoạt động 1:(15’) Kể tên các việc làm giữ sạch môi trường xung quanh Mục tiêu:Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc. +Hiểu được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. - Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo cặp +Các em quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK(trang 28, 29 ) và trả lời. - Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ? - Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ?. - Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì ?. Bước 2:Làm việc cả lớp +Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung GV kết luận :Để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, gián, chuột và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí trong sạch ; tránh được khí độc và mùi hôi do phân, rác gây ra.Muốn cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh chúng ta cần giữ cho nhà ở sạch sẽ, đủ ánh sáng. *Hoạt động 2:(16’) Đóng vai - Mục tiêu: + HS có ý thức thực hiện việc giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh. + Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường. - Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc cả lớp. +GV yêu cầu HS liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. - Ở nhà em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ? - Ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh hàng tuần không ? - Nói về tình trạng vệ sinh đường làng ngõ xóm nơi em ở +HS kể GDSDNLTKHQ: Liên hệ học sinh có ý thức tiết kiệm nước khi sử dụng để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở sạch đẹp. +GV kết luận: Ở địa phương đã thực hiện chiến dịch giao thông nông thôn đã làm sạch môi trường xung quanh. Bước 2:Làm việc theo nhóm 4. +GV nêu tình huống:Em đi học về, thấy một đống rác để ngay trước cửa nhà và được biết chị mới đem ra đổ, em làm gì? -HS thảo luận và đóng và tìm ra cách giải quyết. Bước 3:Đóng vai - Các nhóm lên đóng vai - HS nhận xét. - GV kết luận :Các em luôn có ý thức tự giác không vứt rác bừa bãi và tuyên truyền với mọi người trong gia đình về ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở và cũng là bảo vệ môi trường sạch sẽ và trong lành. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - HS nhắc lại tên bài. - Muốn giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở các em cần phải làm gỡ? - Khi dọn vệ sinh xung quanh nhà ở chỳng ta cú nờn lóng phớ nước không? - HS trả lời GV nhận xột. - GV nhận xét giờ học. - Các em nhớ thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường -------------------------------------------------------- Luyện Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA. TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. II. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện kể chuyện : “Câu chuyện bó đũa” + Nhóm trưởng điều hành . Các nhóm thực hiện - GV đánh giá. * Nhóm 2: Luyện từ và câu. Bài 1: Hãy đặt câu có từ sau: yêu thương, kính trọng, lễ phép. Bài 2: Viết tên những công việc em thường làm để giúp cha mẹ: Bài 3:Tìm từ phù hợp điền vào chỗ để tạo thành câu: Cha mẹ rất cha mẹ. Trong nhà, các con phải.cha mẹ. + HS thảo luận rồi tự làm vào vở. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV.Gv nhận xét. * Nhóm 3: Dành HS năng khiếu Bài 1: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau; - Gà chưa gáy lần thứ ba bà em đã thức dậy. - Bà đun bếp nồi cám sôi ùng ục nồi cơm sôi lọc bọc siêu nước sôi ù ù. Bài 2: Viết đoạn văn từ 4 đến 6 câu kể về gia đình em. + HS thảo luận nêu cách làm, tự làm vào vở. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV +GV nhận xét. 3.Củng cố: 2’ - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------- Tự học (Luyện viết) HOA PHƯỢNG I.Mục tiêu: - HS viết đúng, đẹp đúng cỡ chữ. - Viết đúng tốc độ. - HS biết cách trình bày bài thơ. II.Hoạt động dạy học: 33’ 1.GV viên đọc bài viết. - HS lắng nghe đọc thầm. - GV hỏi HS trong bài có chữ nào phải viết hoa ? - HS trả lời. 2.Hướng dẫn cách trình bày bài văn. - GV hỏi HS cách trình bày bài thơ. - HS trả lời. GV bổ sung nhắc lại cách trình bày. 3.GV đọc bài. -HS lắng nghe viết vào vở luyện viết. -GV vừa đọc vừa theo dõi uốn nắn cho HS. 4.GV thu vở nhận xét. - GV tuyên dương những HS viết đúng, đẹp. - Nhắc nhở HS viết chưa đẹp cần luyện viết thêm ở nhà. 5. Nhận xét dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020 Thủ công GẤP, CẮT DÁN HÌNH TRÒN ( TRÒN ( TIẾT 1) I, Mục tiêu -HS biết cách gấp cắt dán hình tròn. - Gấp cắt dán được hình tròn.Hình có thể chưa tṛòn đều và có kích thước to,nhỏ tùy thích. Đường gấp có thể mấp mô - Ứng dụng được kỷ thuật gấp cắt, dán,hình tròn để làm đồ chơi đơn giản. Gấp cắt dán được hình tròn. Hình tương đối tṛòn. Đường cắt ít mâp mô. H́nh dán phẳng.(HS khéo tay ) II. Tài liệu và phương tiện chuẩn bị - Mẫu một hình tròn được gấp từ giấy TC - Giấy thủ công keo ,kéo,hồ dán... - Tranh gấp, cắt, dán hình tròn - Phiếu học tập III- Hoạt động dạy học: A Bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng của học sinh B Bài mới 1 Giới thiệu bài 2 .Quan sát ,khám phá đặc điểm của hình tròn mẫu và phán đoán cách cắt hình tròn GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu hình tròn và 1 mẫu hình vuông - Phát phiếu học tập các nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát 2. Cùng nhau kiểm tra lai kết quả học tập hoạt động 1(HĐN) - Đại diện một sơ nhóm trình bày kết quả của nhóm GV: Hình tròn nằm trong khuôn hình vuông. Đường qua ngang qua giữa hình tròn có độ dài bằng cạnh của hình vuông - Các nhóm kiểm tra lại kết quả của nhóm mình 3. Đọc tài liệu và thử tự gấp,cắt hình tròn (HĐCN) - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu ,dụng cụ của HS -Yêu cầu HS mở vở thực hành TC 2 xem hướng dẫn cắt dán hình tròn bài 7 –Làm thử: Dựa vào kí hiệu gấp hình tròn bài 7 vở thực hành TC 2 HS thử làm bước 1 -HS thực hiện các thao tác gấp giấy của bước 1 trước lớp - 1-2 HS xung phong lên bảng thực hiện các thao tác cắt 1tờ giấy hình vuông,sau đó gấp theo ký hiêu trong hình 1,hình 2a,2b.Em khác quan sát cách gấp của bạn GV nhận xét trước lớp GV hướng dẫn thao tác HS lĩnh hội,cũng cố khắc sâu kiến thức Bước 1: Gấp giấy Bước 2 : Cắt hình tròn Bước 3: Dán hình tròn Áp dụng trực tiếp ( HĐ nhóm 4 ) HS lấy giấy TC,bút chì ,keo hồ dán để thử gấp, cắt hình tròn sau khi nắm được các thao tác gấp cắt dán hình tròn - Đại diện nhóm trình bày - Học sinh nhận xét - GV nhận xét IV Cũng cố dặn dò Các em về nhà tập cắt hình tròn Tìm hiểu xem có thể gấp cách nào khác nữa _____________________________________ Tập viết CHỮ HOA O I.Mục tiêu: -Viết đúng chữ hoa O ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dóng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần). II.Đồ dùng: - Chữ mẫu O - Vở tập viết. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - 2HS viết chữ N bảng lớp, viết Nghĩ. - Cả lớp viết bảng con. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn viết chữ hoa. a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa O. - GV gắn chữ mẫu lên bảng, HS quan sát và trả lời. - Chữ O hoa có độ cao mấy li. ? Có mấy nét ?. - HS trả lời. - Hướng dẫn cách viết. - GV viết mẫu kết hợp giải thích: Điểm đặt bút trên đường kể 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, dừng bút ở phía trên đường kể 4. b.Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV cho HS viết chữ hoa O trên không. - HS viết vào bảng, GV nhận xét. 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. - GV giải nghĩa: Tả cảnh Ong, bướm đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình b.Hướng dẫn HS nhận xét: - Độ cao con chữ nào 2 li, 2,5 li, 1 li, dấu thanh đặt ở đâu?. - HS trả lời, GV nhận xét. c.Hướng dẫn viết chữ Ong vào bảng con. - GV viết chữ Ong cỡ vừa vào bảng. - HS viết bảng con, GV nhận xét. 4.Hướng dẫn viết vào vở tập viết. GV: Các em nhớ đặt bút ở các dấu chấm ở vở tập viết: 1 dòng chữ O cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ, 1 dòng Ong cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. - HS viết bài ở vở tập viết, GV theo dỏi, uốn nắn. 5. GV nhận xét. - GV nhận xét, nhắc nhở. 6.Củng cố, dặn dò: (2’) - Hôm nay ta viết chữ hoa gì? -Về nhà nhớ luyện viết lại và xem bài sau. ----------------------------------------------------------------- Luyện Toán ÔN: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. II. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: : Luyện đọc nhẩm 14 trừ đi một số 14-8 + HS tự luyện học thuộc . + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1:: Tính HS nêu yêu cầu :Tính 34 74 94 84 - 8 - 9 - 7 - 38 + HS làm việc cá nhân. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV,GV kết luận. *Nhóm 2: Bài 1: HS nêu yêu cầu Đặt tính rồi tính hiệu 44 - 6 24 - 6 64 - 9 74 - 7 + HS thảo luận nêu cách làm, tự làm vào vở. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV.Gv nhận xét. Bài 2 : Tìm x x + 19 = 34 x - 19 = 34 x - 34 = 19 + HS thảo luận nêu cách làm, tự làm vào vở. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV. +GV nhận xét. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt. Có : 32 quả trứng Biếu bà : 16 quả trứng Còn : ..quả trứng ? HS làm bài, báo cáo trước lớp. GV nhận xét- Chốt kiến thức. *Nhóm 3: Luyện tập về giải toán và điền số. (HSNK): Bài 1:: Mẹ có một số gà , mẹ bán 24 con mẹ còn lại 47 con. Tính số gà lúc đầu của mẹ? Bài 2:: Số? ..... + 9 = 20-5 44- ......= 17 + 6 ..... + .....= 40 - 10 + HS thảo luận nêu cách làm, tự làm vào vở. + Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo với GV. + GV nhận xét. C. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, --------------------------------------------------------------- Hoạt động NGLL GIỮ VỆ SINH RĂNG MIỆNG I. Mục tiờu 1. Kiến thức - Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi. - Nêu được khi nào cần phải đánh răng. - Kể ra những thứ có thể dùng đánh răng. 2. Kĩ năng - Đánh răng thường xuyên và đúng cách. 3. Thái độ - Có ý thức giữ răng, miệng sạch sẽ. II. Đồ dùng Bàn chải đánh răng; cốc, kem đánh răng. III.Hoạt động dạy và học : * Hoạt động 1: Răng, lợi - HS quan sát răng bạn xem có bao nhiêu cái răng? Có mấy loại răng, chúng khác nhau như thế nào? Cái gỡ giữ cho răng đứng vững? Em có nhận xét gỡ về hàm răng của bạn? * Kết luận: - Có hai loại răng: Răng hàm, răng cửa. Răng hàm để nhai và nghiền, răng cửa để cắn. Lợi giúp răng đứng vững Hoạt động 2 : Thực hành đánh răng Bước 1: - GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hỡnh hàm răng và đặt câu hỏi : + Hóy chỉ và núi đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hỡnh hàm răng. + Hàng ngày em quen đánh răng như thế nào ? - GV gọi một vài HS lên trả lời các câu hỏi trên và lên làm thử các động tác đánh răng (bằng bàn chải GV mang đến lớp) trên mô hỡnh hàm răng. - GV yêu cầu HS khác nhận xét cách đánh răng của bạn đúng hay sai. Nếu HS làm chưa đúng GV gọi HS khác lên làm lại. Bước 2: - GV làm mẫu lại các động tác đánh răng trên mô hỡnh hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước : 1- Chuẩn bị cốc (li) và nước sạch 2- Lấy kem đánh răng vào bàn chải (mỗi lần khoảng bằng một hạt lạc) 3- Đánh răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. Lần lượt từ phải qua trái; đánh mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. 4- Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần. 5- Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, cắm ngược bàn chải vào giá. Lưu ý: Khi bàn chải bị cũ thỡ phải thay bàn chải mới. Bước 3: - HS thực hành đánh răng bằng bàn chải của mỡnh theo chỉ dẫn trờn. - GV đi đến các nhóm và giúp đỡ. Bước 4: - GV yêu cầu vài HS lên làm mẫu trước lớp, các bạn khác nhận xét. - Tiếp theo, GV cho cả lớp thảo luận : + Sau khi đánh răng em cảm thấy răng và miệng mỡnh thế nào ? (răng trắng đẹp, miệng thơm tho, sạch sẽ) Hoạt động 3 : Giữ vệ sinh răng miệng Bước 1: -GV phát cho mỗi HS một phiếu bài tập và yêu cầu các em hoàn thành phiếu dưới đây (không yêu cầu các em ghi tờn vào phiếu) : Phiếu học tập Giữ vệ sinh răng miệng Hóy khoanh vào chữ cỏi đứng trước ý phự hợp với bạn (cú thể khoanh vào nhiều ý). 1-Bạn đánh răng bằng gỡ ? a-Bàn chải răng b-Tăm tre mềm c-Cau khô d-Ngón tay e-Loại khác (kể tên) g-Không đánh răng 2-Bạn đánh răng vào khi nào ? a-Sáng (ngủ dậy) b-Tối (trước khi đi ngủ) c-Sau bữa ăn d-Sau khi ăn ngọt e-Lúc khác (kể tên) 3-Mức độ đánh răng của bạn thuộc loại nào ? a-Thỉnh thoảng b-Thường xuyên c-Một lần trong một ngày d-Hơn một lần trong một ngày Bước 2: - GV thu phiếu bài tập, xáo đều. Sau đó phát lại cho HS. Yêu cầu mỗi HS đọc to phần trả lời của phiếu bài tập có trong tay. - GV tập hợp số liệu và nhận xột về tỡnh hỡnh thực hiện giữ vệ sinh răng miệng của lớp (tuỳ tỡnh hỡnh thực tế GV cú thể tuyờn dương hoặc nhắc nhở các em giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn). III. Cũng cố - Dặn dũ: Nhận xột chung giờ học Nhắc HS giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. ******************************************** Bài 1: Đặt câu có từ rực rỡ, yờu mến. .......................................................................................... - Cho HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn. - HS làm bài. Bài 2: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng :yêu, thương, quý, mến, kính. Bài 3 : Ghi lại lời an ủi của em với ụng(bà) a) Khi vườn rau bà trồng bị gà phá. . ...............................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
giao_an_lop_2_moi_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc