Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Hoa

Học vần

BÀI 49

ơm ơp

( tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ.

- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3).

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm. như thỏ (bài 48).

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: vần ơm, ơp.

2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1. Dạy vần ơm

- HS đọc từng chữ ơ - mờ - ơm./ Phân tích vần ơm. / Đánh vần: ơ - mờ – ơm / ơm.

- HS nói: cơm, / Phân tích tiếng cơm./ Đánh vần: cờ - ơm - cơm / cơm. / Đánh vần, đọc trơn: ơ - mờ - ơm / cờ - ơm - cơm / cơm.

2.2. Dạy vần ơp (như vần ơm)

- Đánh vần: ơ - pờ - ơp / ơp. Phân tích tiếng chớp./ chờ - ơp – chơp – sắc - chớp

- Đánh vần: chờ - ơp – chơp- sắc- chớp / tia chớp.

* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơm, ơp, 2 tiếng mới học: cơm, chớp.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ơm? Tiếng nào có vần ơp?)

- HS đọc từng chữ dưới hình: bơm, lớp, bờm ngựa,. GV giải nghĩa: bờm ngựa (đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy ngựa), nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá).

- HS tìm tiếng có vần ơm, vần ơp, làm bài trong VBT. 2 HS nói kết quả.

- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng bơm có vần ơm. Tiếng lớp có vần ơp,.

- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần ơm (đơm, sớm, thơm,.); có vần ơp (chợp, khớp, rợp,.).

3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)

a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: ơm, ơp, cơm, tia chớp.

b) Viết vần ơm, ơp.

- 1 HS đọc, nói cách viết vần ơm.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết ơ trước, m sau; các chữ đều cao 2 li. / Làm tương tự với vần ơp.

- HS viết: ơm, ơp (2 lần).

c) Viết: cơm, tia chớp (như mục b)

- GV hướng dẫn: Chú ý nét nối, khoảng cách, độ cao giữa các chữ; dấu sắc đặt trên ở (chớp). - HS viết: cơm, (tia) chớp

 

docx25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Bài 20
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.
- Chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1:
+ Quan sát tranh minh hoạ và quan sát các thanh chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .
- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho cùng phép tính tương ứng.
Bài 2
- Cá nhân HS tự làm bài 2:
+ Quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xẻng treo trên giá và các phép tính được nêu trên mặt các xô.
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xẻng.
+ Thảo luận với bạn về cách làm. Chia sẻ trước lóp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3
- Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe. Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7.
- GV chốt lại cách làm bài, khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS tự nêu thêm ví dụ như các phép tính trong từng cột rôi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ câu a): Trong hàng rào có 4 con gà. Có 3 con gà đang đi đến. Có tất cả bao nhiêu con gà? Ta có phép cộng: 4 + 3 = 7. Vậy có tất cả 7 con gà.
Vậy phép tính thích hợp là 4 + 3 = 7.
- HS làm tương tự trường hợp còn lại.
- GV khuyến khích HS suy nghĩ, nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
_________________________________________
Thứ Ba , ngày 10 tháng 11 năm 2020
Đạo đức
(GV bộ môn soạn và dạy)
TẬP VIẾT
 (1 tiết – sau bài 46, 47)
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng iêm, yêm, iêp, om, op, diêm, thiếp, đom đóm, họp tổ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đọc: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp, om, đom đóm, op, họp tổ. 
b) Tập viết: iêm, diêm, yêm, yếm, iếp, tấm thiệp. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ yếm, tấm thiếp.
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết: om, đom đóm, op, họp tổ (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS đọc lại 1 số tiếng vừa viết.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
_____________________________________
Học vần
BÀI 48
ôm ôp
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ. 
- Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Lừa và ngựa (bài 47); 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ôm, vần ôp.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ôm 
- HS đọc từng chữ ô - mờ - ôm./ Phân tích vần ôm. / Đánh vần: ô - mờ - ôm/ ôm.
- HS nói: tôm. / Phân tích tiếng tôm. / Đánh vần: tờ - ôm - tôm / tôm. Đánh vần, đọc trơn lại: ô - mờ - ôm / tờ - ôm - tôm / tôm.
2.2. Dạy vần ôp (như vần ôm) 
- Phân tích vần ôp./ Đánh vần: ô - pờ - ôp. Đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp. 
- Đánh vần, đọc trơn: ô - pờ - ôp / hờ - ôp - hôp - nặng - hộp / hộp sữa. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ôm, ốp, 2 tiếng mới học: tôm, hộp. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôm? Tiếng nào có vần ôp?)
- HS nhìn hình, đọc: lốp xe, cốm, đốm lửa,... GV giải nghĩa: cốm (thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, màu xanh, hương vị thơm ngon), đồ gốm (sản phẩm làm từ đất sét, đưa vào lò nung).
- HS tìm tiếng có vần ôm, vần ốp; làm bài trong VBT./ 2 HS nói kết quả. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng lốp (xe) có vần ôp. Tiếng cốm có vần ôm,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS nhìn bảng đọc các vần, tiếng: ôm, ôp, tôm, hộp sữa.
b) Viết vần ôm, ôp: 1 HS nói cách viết vần ôm. 
- GV viết mẫu, hướng dẫn: viết ô trước, m sau; các con chữ ô, m đều cao 2 li; lưu ý viết ô và m không gần hay xa quá. / Làm tương tự với vần ôp.
- HS viết bảng con: ôm, ôp (2 lần). 
c) Viết tiếng: tôm, hộp sữa (như mục b) 
- GV viết tôm: viết t trước (cao 3 li), vần ôm sau. 
- GV viết hộp: viết h cao 5 li, p cao 4 li, dấu nặng đặt dưới chữ ô. 
- HS viết bảng: tôm, hộp (sữa). 
-Nhận xét giờ học
_______________________________________
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC VIẾT BÀI: IÊM, IÊP
I . môc tiªu 
-Giúp HS củng cố và khắc sâu các vần iêm, iêp.
-Đọc đúng , hiểu bài tập đọc : Gà nhí nằm mơ.
-Viết đúng bảng con các chữ, tiếng có vần iêm,iêp
II. Ho¹t ®éng d¹y häc 
Hoạt động 1: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học: 2p
Hoạt động 1:Luyện đọc các vần iêm, yêm,iêp và tiếng chứa vần iêm, iêp
-GV viết lên bảng các vần ,tiếng, từ :
 Iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp, dừa xiêm, múa kiếm, tấm liếp, kim tiêm.
-HS đọc cá nhân( dành cho HS đọc chậm)
-Đọc theo nhóm, cả lớp
-GV nhận xét
Hoạt động 2:Luyện đọc lại bài tập đọc : Gà nhí nằm mơ.( đọc trong sgk)
-GV đọc mẫu
-HS khá đọc bài
-Luyện đọc nối tiếp
-Luyện đọc nhóm 2
-GV nhận xét
Hoạt động 3:Luyện viết bảng con các tiếng chứa vần iêm, iêp
-GV đọc HS viết: dừa xiêm, múa kiếm, diếp cá, kim tiêm
-GV quan sát, nhận xét 
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
_______________________________________
Thứ Tư , ngày 11 tháng 11 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
(GV bộ môn soạn và dạy)
______________________________________
Học vần
BÀI 48
ôm ôp
( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ôm, ôp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôm, ôp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôm, vần ôp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chậm... như thỏ. 
- Viết đúng các vần ôm, ôp và các tiếng tôm, hộp (sữa) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV đưa bài đọc lên bảng lớp, giới thiệu: Bài có tên là Chậm... như thỏ. Có đúng là thỏ rất chậm không? Câu chuyện Thỏ thua rùa các em đã học cho thấy: Thỏ phi nhanh như gió, rùa thì bò rất chậm chạp, vất vả. Nhưng thỏ vẫn thua rùa vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, chứ không phải vì thỏ chậm. Người ta thường nói “chậm như rùa”, không ai nói “chậm như thỏ”. Những bài vè này nói ngược lại với sự thật: Chậm như thỏ / Lẹ như rùa. Cách nói ngược làm bài và trở nên thú vị. 
b) GV đọc bài: giọng vui, chậm rãi; vừa đọc (2 dòng thơ một), vừa chỉ vào hình. ảnh từng con vật, sự vật; kết hợp giải nghĩa từ, giúp HS hiểu cách nói ngược:
- Chó thì mổ mổ / Gà thì liếm la”. Liếm la: là liếm. Sự thực thì gà có liếm la không? (GV chỉ hình trong SGK). Gà không liếm mà mổ mổ thức ăn. Chó mới liếm thức ăn.
“ Dữ như quả na / Nhu mì gã cọp”. Nhu mì là hiền (Hiền như gã cọp). Gã cọp anh cọp. Sự thực thì cọp rất dữ tợn. Còn quả na rất hiền, mềm mại, thơm ngon.
- Cò thì phốp pháp / Bò thì ốm o”. Phốp pháp: to béo. Sự thực thì cò chân dài, gầy, trông ốm o. Lợn, bò mới to béo, phốp pháp.
- Cá thì la to / Im như trẻ nhỏ”. Cá bơi trong nước, không thể la to. Trẻ em mới la to.
- “Chậm như cô thỏ / Lẹ như cụ rùa”. Lẹ: là nhanh. Cụ rùa bò rất chậm chạp. Thỏ phi rất nhanh.
c) Luyện đọc từ ngữ (vài lượt): mổ mổ, liếm la, nhu mì, gã cọp, phốp pháp, ốm o, la to, chậm, lẹ.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 dòng thơ. 
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ 2 dòng thơ một cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (mỗi cá nhân/ mỗi cặp HS đều đọc 2 dòng thơ). 
e) Thi đọc đoạn, bài: Từng cặp HS luyện đọc trước khi thi. 
- Từng cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 dòng /6 dòng). 
- Từng cặp / tổ thi đọc cả bài. 
-1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc. 
Nói ngược (như SGK)
- GV đưa nội dung BT lên bảng lớp; nêu YC: Trong bài vè, 2 dòng thơ tạo thành một cặp, có nội dung trái ngược nhau, trái ngược với thực tế. GV chỉ từng dòng, đọc 2 chữ đầu câu, cả lớp nói tiếp để hoàn thành các câu nói ngược. 
+ GV: Chó thì...	 	- Cả lớp: mổ mổ 	+ GV: Gà thì...	 - Cả lớp: liếm la 
+ GV: Dữ như... 	 	- Cả lớp: quả na 	+ GV: Nhu mì... 	 - Cả lớp: gã cọp + GV: Cò thì... 	- Cả lớp: phốp pháp 	+ GV: Bò thì...	 - Cả lớp: ốm o
+ GV: Cá thì... 	- Cả lớp: la to 	+ GV: Im như... 	 - Cả lớp: trẻ nhỏ + GV: Chậm như...	- Cả lớp: cô thỏa 	+ GV: Lẹ như... 	- Cả lớp: cụ rùa
- (Lặp lại) 1 HS xướng lên 2 chữ đầu câu - cả lớp đồng thanh đọc nhỏ. 
Nói đúng thực tế
- GV đọc 2 dòng thơ đầu, sau đó hỏi: Nói đúng sự thật thì phải thế nào? (GV vẽ mũi tên 2 đầu đảo vị trí từ) 
- GV: (Chó thì mổ mổ 	→ 1 HS làm mẫu: Chó thì liếm la. Gà thì mổ mổ.
» Cả lớp đồng thanh:
Chó thì liếm la. Gà thì mổ mổ.
- Làm tương tự với các dòng thơ tiếp
* Cuối cùng, cả lớp đọc lại bài Tập đọc Chậm... như thỏ (đọc nhỏ). 
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương các bạn tích cực
_______________________________________
Học vần
BÀI 49
ơm ơp
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ. 
- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3). 
- Máy tính, máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chậm... như thỏ (bài 48). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ơm, ơp.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ơm 
- HS đọc từng chữ ơ - mờ - ơm./ Phân tích vần ơm. / Đánh vần: ơ - mờ – ơm / ơm.
- HS nói: cơm, / Phân tích tiếng cơm./ Đánh vần: cờ - ơm - cơm / cơm. / Đánh vần, đọc trơn: ơ - mờ - ơm / cờ - ơm - cơm / cơm.
2.2. Dạy vần ơp (như vần ơm)
- Đánh vần: ơ - pờ - ơp / ơp. Phân tích tiếng chớp./ chờ - ơp – chơp – sắc - chớp 
- Đánh vần: chờ - ơp – chơp- sắc- chớp / tia chớp. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơm, ơp, 2 tiếng mới học: cơm, chớp. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ơm? Tiếng nào có vần ơp?)
- HS đọc từng chữ dưới hình: bơm, lớp, bờm ngựa,... GV giải nghĩa: bờm ngựa (đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy ngựa), nơm (đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá).
- HS tìm tiếng có vần ơm, vần ơp, làm bài trong VBT. 2 HS nói kết quả. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng bơm có vần ơm. Tiếng lớp có vần ơp,..
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần ơm (đơm, sớm, thơm,...); có vần ơp (chợp, khớp, rợp,...).
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: ơm, ơp, cơm, tia chớp. 
b) Viết vần ơm, ơp. 
- 1 HS đọc, nói cách viết vần ơm.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết ơ trước, m sau; các chữ đều cao 2 li. / Làm tương tự với vần ơp.
- HS viết: ơm, ơp (2 lần). 
c) Viết: cơm, tia chớp (như mục b)
- GV hướng dẫn: Chú ý nét nối, khoảng cách, độ cao giữa các chữ; dấu sắc đặt trên ở (chớp). - HS viết: cơm, (tia) chớp
____________________________________
Toán
Bài 19
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O ( tiếp theo- tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
- Quan sát bức tranh trong SGK.
- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:
+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.
+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.
- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.
- Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.
2. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).
3. Hoạt động cả lớp:
GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài.
- HS tự nêu tình huống ưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thể khuyến khích HS tư duy, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết quả.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép cộng. Ngoài việc sử dụng chấm tròn, HS có thể dùng ngón tay, que tính, ... để tìm kết quả. GV có thể nêu thêm một số phép cộng khác để HS rèn kĩ năng tìm kết quả phép tính.
D. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
______________________________________
Thứ Năm , ngày 12 tháng 11 năm 2020
Tự nhiên và xã hội
(GV bộ môn soạn và dạy)
Toán
Bài 19
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O ( tiếp theo- tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
- HS đổi vở, chữa bài, cùng nhau kiểm tra kết quả các phép tính đã thực hiện.
Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau có thê nhâm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, ...), GV không nên yêu cầu HS chỉ điền kết quả mà nên nhấn mạnh vào cách các em tìm kết quả phép tính. GVcó thể đưa thêm các phép tính khác để HS rèn kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm. GV có thể đưa ra một vài ví dụ mẫu khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
D. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
_________________________________________
Học vần
BÀI 49
ơm ơp
( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ơm, ơp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơm, ơp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơm, vần ơp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ví dụ. 
- Viết đúng các vần ơm, ơp, các tiếng cơm, (tia) chớp (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 4 thẻ từ viết nội dung BT đọc hiểu (BT 3). 
- Máy tính, máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV giới thiệu: Bài đọc là mẩu chuyện vui về tính cách của bạn Bi. 
b) GV đọc mẫu. 
c) Luyện đọc từ ngữ: chị Thơm, quả cam, ra lớp, tiếp, Bốp, nhầm. 
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu, HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, chỉ từng cụm từ ngữ cho HS đọc. 
- HS làm bài trên VBT./1 HS đọc đáp án (GV ghép các thẻ từ trên bảng).
- Cả lớp đọc 2 câu đã ghép hoàn chỉnh: a - 2) Chị Thơm chỉ đưa ra ví dụ /b1) Bị cho là chị Thơm nhầm.
- GV: Chị Thơm có nhầm không? (Chị Thơm không nhầm. Chị chỉ nêu ví dụ).
- GV: Câu chuyện có gì vui? (Chị Thơm chỉ đưa ví dụ, nhưng Bi luôn cho là chị Thơm nhầm). GV: Ra đề toán cho Bi, chị Thơm luôn lấy ví dụ. Nhưng Bi không thích các ví dụ đó. Bi luôn đòi hỏi chị Thơm phải ra đề toán đúng thực tế.
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương các bạn tích cực.
_____________________________________
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 48, 49)
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng ôm, ôp, ơm, ơp, tôm, hộp sữa, cơm, tia chớp - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc các vần, tiếng: ôm, tôm, ôp, hộp sữa, ơm, cơm, ơp, tia chớp. 
b) Tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa.
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết, độ cao, nối nét hay để khoảng cách giữa các chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. Chú ý vị trí đặt dấu thanh (hộp sữa). 
- HS tập viết: ôm, tôm, ôp, hộp sữa trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết: ơm, cơm, ơp, tia chớp (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò
- Đọc lại những tiếng vừa viết.
- GV tuyên dương những HS tích cực.
_____________________________________
Thứ Sáu , ngày 13 tháng 11 năm 2020
Kể chuyện
VỊT VÀ SƠN CA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người đều có ưu điểm riêng. Vịt con không biết hát nhưng dũng cảm và tốt bụng, đã cứu gà con thoát khỏi nguy hiểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV chỉ 3 tranh đầu của truyện Ba chú lợn con (bài 44), nêu từng câu hỏi, mời 1 HS trả lời. 
- Làm tương tự với HS 2 và tranh 4, 5, 6,
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, HS quan sát, nói truyện có những con vật nào? (Vịt, sơn ca, bồ câu, gà con). Vịt làm gì ở mỗi tranh? (Vịt lắng nghe sơn ca hát. Vịt học hát. Vịt lao xuống hồ cứu gà con). (Lướt nhanh).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Thấy sơn ca hót hay, vịt nhờ sơn ca dạy hát nhưng vịt không hát được như sơn ca

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_minh_hoa.docx
Giáo án liên quan